Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Thực đơn cho bé nói chung và thực đơn ăn dặm cho bé nói riêng luôn luôn cần những thực phẩm tốt và giàu dinh dưỡng. Dưới đây là một số loại thực phẩm tuyệt đối ko nên thiếu trong bữa ăn của trẻ.

Rau xanh

Nhiều mẹ quá chú trọng đến thịt cá mà quên mất rằng rau quả cũng là một nhóm dinh dưỡng thiết yếu đối với trẻ. Rau xanh, củ, quả chứa nguồn vitamin, khoáng chất, chất xơ dồi dào và không thể thay thế được bằng bất cứ thức ăn nào khác. Việc thiếu hụt rau xanh có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển kỹ năng, thể chấ toàn diện của con bạn.

Thức ăn quá mặn

Cơ thể bé chưa phát triển toàn diện, do đó việc hấp thụ quá nhiều Natri trong muối sẽ dễ dẫn đến tổn thương vùng thận, suy thận hay viêm cầu thận. Bên cạnh đó, khi nồng độ Natri trong máu quá cao sẽ dễ gây suy tim, cơ bắp suy yếu và mắc phải bệnh liên quan đến huyết áp khi về già. Vì thế, mẹ nên thận trọng trong chế biến thức ăn sao cho đừng quá mặn, nhưng chắc chắn là cũng đừng nên quá nhạt.

Cho bé ăn quá nhiều

Một số mẹ sợ con đói nên chỉ chăm bẵm cho con ăn liên tục trong ngày. Điều này thật sự không tốt, bởi vì cơ thể bé sẽ khó tiêu hóa và do đó khó hấp thụ lại được chất dinh dưỡng. Nếu cứ giữ nguyên thói quen tai hại này, mẹ sẽ vô tình gây hại đối với sức khỏe bé vì bé rất dễ bị tăng cân, béo phì.

Bữa ăn quá nhiều chất dinh dưỡng

Một khẩu phần ăn càng đơn giản về thành phần càng tốt cho bé. Cơ thể trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện nên chưa thể hấp thụ hết các loại chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất béo, chất đạm, protit,… Một số mẹ quá chú trọng tới đạm mà không biết rằng thức ăn nhiều đạm dễ khiến bé khó tiêu, dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa. Thức ăn cho bé nên đơn giản về thành phần và thích hợp với từng độ tuổi phát triển của bé.

Bữa ăn quá nghèo chất dinh dưỡng

Ngược lại thì một bữa ăn quá nghèo chất dinh dưỡng cũng trở nên phản tác dụng. Nhiều bà mẹ cứ tưởng rằng chỉ nước hầm xương là đã đủ cho bé, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ nên cho trẻ ăn cả xác và nước bởi vì đa số đạm vẫn còn trong xác thịt, và nước hầm chỉ có tác dụng đem lại vị ngọt và mùi thơm mà thôi.

Cho bé ăn thức ăn đã cũ

Mẹ đừng nên vì tiết kiệm tiền bạc và thời gian mà cho bé ăn một nồi cháo quá hai lần trong ngày. Nếu thức ăn trở nên có mùi và hương vị giảm đi nhiều, bé sẽ có cảm giác ngán ngẩm và không muốn ăn. Hơn nữa, thức ăn để quá lâu và hâm lại nhiều lần sẽ gây ra tình trạng mất chất dinh dưỡng.

Ăn vặt phản khoa học

Ngộ độc thức ăn ở trẻ thường xảy ra khi mẹ cho trẻ ăn kết hợp giữa trái cây và sữa hoặc sữa chua. Bộ máy tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên khi ăn những hỗn hợp kể trên sẽ dễ gặp phải hiện tượng hấp thụ ngược, nghiêm trọng hơn là tiêu chảy cấp tính hay viêm đường ruột. Mẹ nên cẩn thận khi lựa chọn sữa cũng như hiểu rõ nguyên lý khi kết hợp các thức ăn với nhau.

Một số mẹ lại cho bé ăn bữa phụ quá gần bữa chính, khiến bé có cảm giác no và không muốn ăn nữa. Tai hại hơn, một số thức ăn vặt chứa những thành phần hóa học, chất phụ gia không tốt lại được mẹ vô tình đưa vào khẩu phần hằng ngày của bé. Mẹ nên hết sức thận trọng trong việc lựa chọn thức ăn cho con, đừng vô tình đẩy những chất độc hại vào cơ thể còn non nớt của bé.

Tạo thói quen xấu khi ăn

Xem tivi, chơi đồ chơi, dụi mắt, ngoáy mũi, khóc… khi ăn là những thói quen xấu mẹ nên giúp bé tránh xa. Hãy tập cho bé thói quen lành mạnh trong giờ ăn để bé thưởng thức bữa ăn tốt nhất, đồng thời giúp mẹ bớt vất vả vì phải dỗ dành bé.

Ngoài ra, mẹ nên khuyến khích, động viên bé ăn để bé cảm thấy thoải mái nhất chứ đừng nên trách mắng hay la rầy bé, bởi vì những tác động tiêu cực tới tâm lý này sẽ làm cho trẻ chán ăn và ảnh hưởng tới tinh thần của bé.

Cách tắm bé sơ sinh để tránh bé khỏi nhiễm lạnh hiệu quả cho các mẹ đây!

Bước 1: Chuẩn bị

Chuẩn bị khăn tắm, khăn sữa, chậu nước tắm, quần áo, bộ dụng cụ chăm sóc rốn, nước muối sinh lý, gạc vô khuẩn, cồn, povidine iod (dung dịch sát trùng rốn trẻ sơ sinh); xà bông tắm-gội đầu, phấn rôm, lotion dưỡng da.

Thời gian tắm: 8g đến 9g, hoặc từ 15g đến 16g.

Địa điểm tắm: nơi khuất gió, tắt quạt, đóng cửa.

Nhiệt độ nước tắm khoảng 35-370C. Bạn có thể nhúng cùi chỏ tay vào chậu nước để thử độ ấm của nước.

Người tắm trẻ cần cắt ngắn móng tay, tháo bỏ trang sức, rửa sạch tay trước khi tắm bé.

Bước 2: Rửa mặt, gội đầu

Cởi bỏ quần áo trẻ (không cởi bỏ băng rốn). Ôm trẻ vào lòng bằng hai tay, trong đó dùng tay thuận đỡ đầu và cổ trẻ.

Làm ướt khăn sữa, vắt khô và lau vùng đầu, mặt, cổ trẻ, chú ý vệ sinh kỹ vùng mắt, mũi, miệng và tai trẻ.

Làm ướt tóc trẻ sơ sinh, cho xà bông hoặc dầu gội đầu vào lòng bàn tay, nhẹ nhàng xoa lên tóc trẻ. Dùng khăn sữa nhúng nước gội sạch xà bông trên tóc trẻ. Dùng khăn tắm lau khô đầu trẻ.

Bước 3: Tắm toàn thân

Bạn thử lại nhiệt độ của nước (như đã hướng dẫn).

Cho xà bông tắm vào chậu nước. Đặt trẻ vào chậu nước tắm (tay thuận nâng đầu và cổ trẻ lên cao khỏi mặt nước). Dùng khăn sữa lau khắp người trẻ.

Nhấc trẻ ra khỏi chậu. Dùng khăn tắm lau khô trẻ.

Bước 4: Vệ sinh vùng sinh dục

Dùng gạc vô trùng thấm nước ấm, nhẹ nhàng rửa vùng sinh dục, chú ý lau các nếp gấp và lỗ tiểu.

Bước 5: Chăm sóc rốn

Dùng cồn sát trùng tay người chăm sóc. Cởi bỏ băng rốn cũ của trẻ. Tẩm dung dịch povidin iod vào đầu tăm bông, sát trùng từ gốc cuống rốn ra ngoài vòng quanh gốc cuống rốn 1-2cm. Sát trùng từ cuống rốn lên thân cuống rốn, sau đó sát trùng mặt cắt của cuống rốn. Băng rốn mới cho trẻ.

Bước 6: Dưỡng da

Thoa lotion lên da trẻ. Thoa phấn rôm lên các nếp gấp da (dưới cánh tay, nếp bẹn…).

Bước 7: Vệ sinh mắt mũi

Dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mắt trẻ, nhẹ nhàng lau khô giọt nước muối theo hướng từ gốc mắt ra đuôi mắt.

Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ, dùng tăm bông lau khô mũi.

Lưu ý: Dùng hai lọ nước muối sinh lý khác nhau để nhỏ mắt và mũi.

Bước 8: Mặc tã và quần áo cho trẻ

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Hội chứng đầu phẳng hay hiện tượng đầu bằng là do trẻ sơ sinh thường nằm nhiều ở một bên dẫn đến vết lõm giống như đầu bị dẹt. Nguyên nhân là vì xương của trẻ sơ sinh còn khá mềm. Trẻ sinh thiếu tháng sẽ dễ mắc phải hội chứng này hơn bởi xương mềm dẻo hơn nhiều so với trẻ sinh đủ tháng.

Ngoài ra còn có hiện tượng bé bị móp đầu ở bên phải hoặc bên trái.

Nguyên nhân chính gây ra hội chứng này là do cha mẹ đặt bé nằm không đúng tư thế, không cho bé xoay đầu đều cả hai bên.

Ngoài tư thế nằm thì những yếu tố từ trong bụng mẹ hoặc yếu tố dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hội chứng đầu phẳng. Bé bị mắc hội chứng đầu phẳng từ trong bụng mẹ là do thiếu nước ối. Trường hợp sinh đôi hoặc sinh ba dễ có nguy cơ mắc hội chứng này hơn. Mặt khác, chế độ dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến thiếu canxi cũng có thể gây ra hội chứng này.

Cho bé nằm sấp mỗi ngày

Mẹ nên kết hợp cả nằm sấp và nằm ngửa cho bé. Một em bé nên dành ít nhất 30 – 60 phút mỗi ngày để nằm sấp, có thể áp dụng cho bé ngay sau khi sinh. Điều này sẽ giúp bé phát triển cổ, vai và các cơ bắp.

Cho bé nằm trở đều các bên

Nhiều bé có thói quen chỉ nằm nghiêng 1 bên, dẫn đến đầu bé bị móp, ngoài ra còn ảnh hưởng đến trí não bé. Để tránh trường hợp này mẹ nên chó bé nằm trở đều các bên: Nghiêng trái, phải, ngửa, sấp, không để bé nằm 1 tư thế quá lâu nhé.

Thay đổi hướng nằm thường xuyên

Mẹ đừng nên để bé nằm 1 đầu nôi hoặc một đầu giường duy nhất nhé! Hãy thay đổi các hướng nằm để tránh bé bị nhàm chán, có thể quan sát và học hỏi xung quanh, điều này cũng giúp bé trở đều đầu và không bị bẹp, móp đầu nữa đấy. Với bé sơ sinh thì khoảng 2-3 giờ mẹ trở đầu cho bé 1 lần nhé!

Cho bé nằm gối mềm vừa phải

Gối mềm quá dễ khiến bé tích tụ mồ hôi, da đầu ẩm, không tốt cho bé. Gối cứng quá thì bé sẽ khó chịu, đầu không tròn. Mẹ nên cho bé nằm gối mềm vừa phải, gối hình tròn.

Bế bé trên tay

Đừng cho bé nằm nhiều quá mẹ nhé. Những lúc bé bú hoặc chơi đùa, trò chuyện cùng con nên tăng cường bế bé trên tay, bàn tay đỡ lấy đầu bé, điều này rất hiệu quả trong việc tránh cho con bị móp, dẹp đầu.

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Bánh kẹo ngọt

Bánh kẹo ngọt bao gồm bánh quy, bánh nướng, các loại kẹo là những món ăn yêu thích không thể thiếu của trẻ nhỏ, tuy nhiên trong những thực phẩm này lại chứa một hàm lượng lớn chất bột, đường, chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản mà lại rất ít, thậm chí không có chất xơ.

Chính vì vậy, khi trẻ ăn nhiều bánh kẹo ngọt sẽ gây ra hiện tượng táo bón kéo dài, không những thế những thực phẩm này còn là thủ phạm khiến trẻ chán ăn, mắc các bệnh về răng miệng và béo phì nữa đấy. Do đó, tốt nhất bạn nên hạn chế cho trẻ ăn các loại bánh kẹo ngọt càng ít càng tốt, thay vào đó hãy tự tay chế biến cho trẻ những món ăn vặt vừa thơm ngon hấp dẫn vừa dinh dưỡng hoặc cho trẻ ăn nhiều trái cây tươi để thay thế nhé.

Các loại thịt giàu đạm

Thịt là nguồn cung cấp protein quan trọng cho sự phát triển kỹ năng của trẻ, tuy nhiên, bạn nên cho trẻ ăn thịt với một hàm lượng vừa phải, phù hợp với độ tuổi và tiến trình phát triển của trẻ thôi nhé, đặc biệt đối với các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt trâu) nếu không trẻ sẽ rất dễ bị táo bón và thừa cân, béo phì do cơ thể hấp thu quá nhiều protein mà lại thiếu chất xơ nghiêm trọng. Những món cháo, món súp có sự kết hợp hài hòa, phù hợp giữa thịt và các loại rau củ vẫn là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ đấy nhé.

Thực phẩm béo và các loại dầu

Các loại thực phẩm quá nhiều chất béo, dầu mỡ như gan cá, gan gà, cá ngâm dầu, phô mai, kem béo… tuy bổ dưỡng cho bé nhưng nếu mẹ không có thực đơn thích hợp, ăn quá nhiều sẽ dẩn đến việc con bị táo bón đấy!

Thức ăn nhanh

Bánh chiên, gà chiên, tôm tẩm bột chiên, mực chiên giòn,… các loại thức ăn nahnh này rất được các bé ưa thích nhưng lại là thực phẩm hàng đầu gây ra chứng táo bón ở trẻ. Tất nhiên không nên cấm tiệt trẻ ăn các loại thức ăn này nhưng cũng chỉ thỉnh thoảng cho ăn, kết hợp với các loại rau và thực đơn hợp lý để tránh táo bón cho con.

Socola

Trong socola có hàm lượng cafein, trẻ hấp thu vào sẽ khiến cơ thể tiết nước nhiều hơn kết hợp với chất tạo ngọt, lượng đường tổng hợp có nhiều trong những thực phẩm này sẽ khiến trẻ rất dễ bị táo bón. Đặc biệt thực phẩm chứa cafein còn khiến trẻ dễ bị hồi hộp, khó thở, căng thẳng, rất nguy hiểm, do đó tốt nhất bạn nên hạn chế đến mức thấp nhất việc cho trẻ sử dụng những thực phẩm này nhé.

Nước uống có gas

Các loại nước ngọt có gas trẻ rất yêu thích cũng chưa cafein, đường và một số hóa chất không tốt cho sức khỏe, ngoài ra còn khiến trẻ dễ bị táo bón khi uống thường xuyên.

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Theo một nghiên cứu của nước ngoài cho thấy, việc uống quá nhiều sữa làm giảm hàm lượng sắt trong máu của trẻ. Vì vậy, căn cứ vào từng giai đoạn phát triển của bé, mẹ có thể cho bé uống lượng sữa phù hợp.

Trẻ sơ sinh:

Lúc mới sinh, kích thước dạ dày của bé rất nhỏ, mỗi lần chỉ nên cho con uống khoảng 30ml, sau đó tăng dần lên 60ml. Nếu sau khi uống xong, trẻ vẫn quấy khóc, mẹ nên cho bé bú thêm.

Từ 1- 2 tháng tuổi

Thông thường vào giai đoạn này, mỗi lần mẹ có thể cho bé uống từ 90 – 120ml. Một ngày, mẹ chia khẩu phần thành khoảng 4,5 lần cho bé ăn.

Từ 2- 6 tháng tuổi

Thời kỳ này, mẹ nên cho con ăn 5 lần một ngày, một lần cách nhau 4 tiếng, lượng sữa mỗi bữa ăn khoảng từ 120 – 180 ml.

Từ 6 đến 12 tháng

Ở giai đoạn này, bạn cho bé uống sữa công thức với lượng 180-240ml/bữa và uống khoảng 3-4 lần/ngày tùy theo mức độ uống của trẻ.

Từ 1- 3 tuổi

Trẻ ở độ tuổi từ 1-3, trẻ mới biết đi nên uống không quá 680 g sữa mỗi ngày. Lượng sữa được khuyến nghị cho trẻ mới biết đi là từ 450 đến 510 g sữa mỗi ngày, một cốc sữa cho mỗi bữa ăn. Nếu trẻ uống nhiều hơn 680 g sữa mỗi ngày thì trẻ đã tiêu thụ quá nhiều calo ở dạng lỏng. Khi đó, bụng trẻ đầy ắp sữa, và có thể không hấp thụ được sắt và thức ăn giàu đạm mà trẻ cũng cần.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra tính toán chuẩn, với 2 ly sữa một ngày sẽ giúp trẻ cân bằng hàm lượng vitamin D và sắt cần thiết cho cơ thể.

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Cập nhật thời tiết nơi định đến

Bạn có thể thích thời tiết lành lạnh hoặc có mưa phùn để diện những bộ đồ đông điệu đà, nhưng trẻ con thì khác nhé! Đặc biệt là những ngày cuối năm, thời tiết thường diễn biến bất thường, và điều này sẽ gây bất lợi cho trẻ em. Vì vậy, bạn cần cập nhật liên tục thời tiết nơi định đến để chủ động chuẩn bị cho trẻ những vật dụng cần thiết.

Để ý các dấu hiệu sức khỏe

Bạn phải chắc chắn rằng bé yêu nhà mình hoàn toàn khỏe mạnh trước khi khởi hành chặng đường dài nhé bạn. Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nào về sức khỏe, kể cả ho, sổ mũi… thì bạn cũng nên cân nhắc có nên dời chuyến đi vào dịp khác hay không, vì di chuyển một chặng đường xa có thể khiến bé càng mệt mỏi và dễ bị bệnh hơn.

Chọn phương tiện thích hợp

Trẻ con thường sẽ rất mệt nếu đi quãng đường dài, đặc biệt là những bé không được ba mẹ cho ra ngoài nhiều. Vì vậy, phương tiện di chuyển là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong suốt hành trình. Nếu bé quá nhỏ, bạn không thể đi xe máy trên chặng đường dài. Nếu đi ô tô thì bạn cần để ý đến máy điều hòa vì nó có thể làm các bé nhỏ khó chịu. Nếu đi máy bay ba mẹ nên chọn chỗ ngồi đằng trước và nhớ mang theo giấy khai sinh cho bé để làm thủ tục tại sân bay. Nếu đi bằng tàu hỏa hay ôtô ba mẹ cũng nên chọn vị trí có không gian thoáng và có chỗ nằm đầy đủ. Như vậy, sẽ khiến bé và ba mẹ không hề bị mệt trong cả hành trình, mà còn tạo nên trải nghiệm mới lạ cho bé nữa.

Đừng quên đem theo đồ chơi

Bạn cũng đừng quên mang theo cho bé những món đồ chơi mà bé thích, nếu giữa đường bé có mè nheo, "ăn vạ" có đồ chơi thân thuộc bên cạnh sẽ giúp bé vui vẻ và "dễ tính" hơn trong chuyến đi.Ngoài ra, ba, mẹ cũng nhớ mang theo xe đẩy có thể gấp gọn, đây sẽ là một vật dụng vô cùng hữu ích. Xe đẩy có thể trở thành chiếc giường tạm khi bé mệt, cần nghỉ ngơi, hay dùng để chở đồ đạc nếu ba, mẹ quá mỏi khi phải tay xách nách mang.

Chú ý văn hóa ẩm thực

Nếu bạn về quê thăm ông bà thì sinh hoạt, ăn uống của trẻ sẽ dễ dàng hơn. Trường hợp bạn đi du lịch ở một tỉnh xa hoặc đi nước ngoài thì đừng quên xem một số thông tin về văn hóa, ẩm thực ở nơi đó nhé. Dù ở bất cứ đâu trẻ nhỏ cũng cần có không gian thật thoải mái. Những nơi quá đông người sẽ khiến trẻ bức bối, khó chịu và có thể quấy khóc. Cha mẹ chỉ nên đưa trẻ tới những nơi thoáng đãng, có không gian thoải mái và yên tĩnh. Các lễ hội Tết thường rất đông người, không gian chật hẹp. Nếu bắt buộc phải tới nơi quá đông người (Đền thờ, hội chợ…) thì không nên đưa trẻ theo để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Lựa chọn thức ăn mang đi

Có một số thứ bạn cần mang theo cho trẻ như: Sữa bột, bột dinh dưỡng, nước ấm (chứa trong bình giữ nhiệt nhỏ), nước lọc… Ngoài ra, có thể cho trẻ ăn thêm 1 ít trái cây, bánh ngọt và một ít sữa chua để tăng khả năng tiêu hóa.

Lưu ý, chỉ cho trẻ ăn những loại trái cây tươi, sạch, không bị dập nát và giàu vitamin C nhằm bổ sung năng lượng cho trẻ trong suốt chuyến đi. Trẻ nhỏ không giống người lớn, cơ thể còn rất yếu nên không thể cho ăn uống qua loa, tùy tiện được. Dù đi xa nhưng cha mẹ nên cố gắng đảm bảo cho trẻ ăn uống đúng giờ, đầy đủ và vệ sinh tránh các bệnh về đường tiêu hóa.

Đề phòng trẻ lạc

Nếu con bạn đã biết chạy nhảy thì phải tìm cách đề phòng việc trẻ đi lạc ngay từ đầu nhé.

Bạn có thể nhét một mẫu giấy có ghi họ tên, số điện thoại của bạn trong túi của bé. Về phần bạn, đừng bao giờ rời khỏi tay bé hoặc chen chúc vào những chỗ quá đông người nhé!

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Mẹ cần lưu ý bổ sung canxi đúng cách khi chăm sóc em bé

Thông thường trẻ càng lớn thì nhu cầu về canxi càng tăng. Việc thiếu canxi có thể khiến bé bị còi xương, chậm lớn. Ở Việt Nam, có 29,3% trẻ em dưới 5 tuổi bị mắc bệnh còi xương do thiếu canxi. Dấu hiệu phổ biến nhất của việc thiếu canxi là bé ngủ không sâu, quấy khóc ban đêm, đổ mồ hôi, rụng tóc hình vành khăn, thóp rộng, chậm biết lẫy, biết bò. Nhưng thừa canxi cũng lại gây những hậu quả cho trẻ như trẻ bị sỏi thận, vôi hóa,….Vậy nên vấn đề đặt ra là bổ sung canxi cho trẻ như thế nào để trẻ không bị thiếu mà cũng không bị thừa canxi .

Chắc hẳn bố mẹ đều biết, canxi giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vậy nên việc bổ sung canxi một cách thường xuyên và hợp lý để phòng chống tối đa việc thiếu hay thừa canxi ở trẻ là hết sức cần thiết.

Một số nguồn bổ sung canxi

Đối với trẻ nhỏ sữa mẹ chính là nguồn cung cấp canxi đầy đủ và dễ hấp thụ nhất. Đặc biệt là đối với các trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, chỉ cần cho bé uống sữa mẹ là đã cung cấp đủ cho bé các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Khi bé lớn hơn một chút, mẹ có thể bổ sung canxi cho cơ thể bé thông qua bữa ăn hằng ngày. Các loại rau xanh như bắp cải,cần tây… hay hải sản đều có lượng canxi cao, rất tốt cho cơ thể bé. Mẹ cũng có thể cho bé ăn phô mai, sữa chua hoặc uống các loại sữa công thức để bổ sung thêm canxi cho bé.

Các mẹ cũng cần lưu ý bổ sung vitamin D cho bé. Vì vitamin D là chất dẫn truyền canxi, giúp cơ thể hấp thu canxi một cách hiệu quả nhất. Cho bé phơi nắng buổi sáng hoặc cho bé ăn lòng đỏ trứng, sữa chua, cá hồi… có thể là cách giúp bé bổ sung vitamin D.

Mẹ nên cho bé ăn sữa chua trước khi đi ngủ. Theo nghiên cứu, sau 12 giờ đêm, hàm lượng canxi trong cơ thể sẽ xuống thấp. Đây là lúc thích hợp để hấp thu dưỡng chất. Trong sữa chua, ngoài vitamin D giúp cơ thể chuyển hóa canxi còn có các lợi khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa, kích thích đường ruột, giúp cơ thể bé hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Bổ sung canxi như thế nào để bé hấp thụ tốt nhất

Đối với một số trẻ cần phải bổ sung canxi từ các nguồn bên ngoài thì mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau để việc hấp thụ canxi diễn ra một cách hiệu quả nhất.

– Uống canxi trong buổi sáng, không uống sau 14h chiều. Nên kết hợp vận động ngoài trời để có sự chuyển hóa tốt nhất.

– Uống canxi trong bữa ăn hoặc sau ăn, tuyệt đối không nên uống khi đói. Nếu trẻ dùng kháng sinh nên uống cách ra sau 2 tiếng.

– Không uống canxi kèm với sữa, sẽ dẫn đến "tranh chấp" trong quá trình hấp thu canxi.

– Mùa đông rất thích hợp để bổ sung canxi cho trẻ, bởi mùa đông ít nắng, trẻ thường bị thiếu hụt canxi.

– Các mẹ cũng đừng quên cho con tắm nắng tầm 15-30 phút mỗi ngày để cơ thể bé tạo ra vitamin D, hỗ trợ quá trình hấp thu canxi.

– Chọn loại canxi có kích thước nhỏ, chẳng hạn như canxi dạng nano để cơ thể dễ hấp thu canxi nhất.

– Canxi được bào chế dưới dạng nano sẽ thích hợp với trẻ em hơn các loại canxi dạng viên

Theo dinhduongchobe