Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Bạn thường nghĩ đồ chơi cho con, biết bao nhiêu là đủ. Những trò chơi trong nhà sẽ rất có ích cho trẻ nhỉ  .Quả là vậy, bạn có thể mua cho con rất nhiều đồ chơi nhưng cuối cùng chưa chắc đã đủ, bởi mỗi món đồ chơi đều đi kèm tính năng khác nhau để hỗ trợ sự phát triển kỹ năng của bé.



 


  1. Gương baby an toàn

Trẻ sơ sinh sẽ tìm thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình trong chiếc gương này một cách rất thú vị. Nếu để ý, bạn có thể thấy bé 4-5 tháng tuổi đã biết mỉm cười với chính mình trong gương, bé sẽ áp sát mặt vào gương, đưa tay sờ mắt, mũi, tóc tai của mình… Đó cũng là những khám phá mới mẻ cho bé.


  1. Đồ chơi có nhạc hoặc âm thanh vui nhộn

Chăm sóc em bé ,để xoa dịu khi bé khóc, khi bé đi ngủ hoặc bất cứ lúc nào bạn cần cho bé 1 sự tập trung.


  1. Đồ treo nôi

Chúng khuyến khích em bé của bạn thích thú hơn với việc cầm nắm, với lắc món đồ chơi này để đón nhận những âm thanh vui tai hay những chuyển động đầy màu sắc.


  1. Đồ chơi bằng vải

Những món đồ chơi này mềm mại, có màu sắc hấp dẫn, hình dáng và chất liệu bằng vải dễ dàng khuyến khích bàn tay bé nhỏ của trẻ sơ sinh khám phá.


  1. Đồ chơi vận động

Chăm sóc bé bằng những đồ chơi có sự tự di chuyển vừa phải (có thể lắc lư hoặc lăn nhẹ), bạn đặt chúng trước mặt con nhằm giúp bé tiếp cận và khuyến khích bé trườn tới với lấy đồ chơi khi bé đã biết lật.


  1. Đồ ngậm nướu

Làm giảm áp lực lên nướu răng đang sưng đau của bé và còn là một món đồ chơi dễ cầm nắm.


Những món đồ bằng vải dễ cho bé cầm nắm và cũng hữu dụng khi


bé cần thỏa mãn cơn ngứa nướu răng.


  1. Đồ chơi để mang đi: đủ nhỏ để để bạn có thể cho vào trong túi đồ và mang theo khi đưa bé đi chơi xa nhà.

  1. Thú nhồi bông: vừa rất dễ thương vừa cho một số em bé cảm giác an toàn.

  1. Sách vải

Những cuốn sách thật đặc biệt vì vừa dạy bé học, vừa có màu sắc hấp dẫn cho sự khám phá của bé và lại rất “bền bỉ” cho dù bị bé nhai, gặm, làm ướt….


  1. Hoạt động trung tâm

Đó có thể là bất cứ gì, từ chiếc thùng giấy, giỏ nhựa, chiếc xe đồ chơi kích thước to… miễn sao có thể để bé vào ngồi, thêm 1 vài thứ đồ chơi nhỏ vào nữa là đủ để tạo cho bé 1 không gian riêng rất hấp dẫn rồi.


  1. Đồ gia dụng

Nghe có vẻ “kỳ” nhưng chỉ cần chiếc ly nhựa, 1 chiếc ô (dù), tô, chén nhựa hoặc các đồ dùng bằng gỗ… cũng có thể trở thành đồ chơi vui thú cho bé rồi.


Những cách chơi khác cũng rất tốt cho sự phát triển của trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng


Đẩy đồ chơi:


Cũng như việc luyện tập với chiếc xe tập đi, việc bé đẩy món đồ chơi đi khắp nhà cũng là một cơ hội để bé đi bộ, tập cho đôi chân vững vàng hơn.


Lựa chọn hình dạng:


Chơi với các món đồ chơi có nhiều hình dạng khác nhau là một thách thức hoàn hảo để giúp bé phát triển nhận thức


Xếp chồng: Trẻ nhận được những kỹ năng thuần thục hơn khi biết xếp chồng đồ chơi lên và gỡ chúng xuống.


Xô và xẻng: Làm đầy lên và đổ đi cũng là một dấu ấn nhận thức với nhóm tuổi này.


Mách nhỏ Dù bé của bạn đang chơi với các con thú nhồi bông hoặc xếp chồng các khối với nhau, nhưng nếu bé có vẻ buồn chán, quấy khóc, mệt mỏi thì bạn nên cho bé dừng lại. Bởi đó là cách bé nói cho bạn biết đã đến lúc bé không muốn chơi nữa.


Để giữ cho bé luôn thấy mới mẻ và thú vị với đồ chơi cũ và để bạn không phải tốn quá nhiều tiền để mua đồ chơi mới, bạn nên “xoay tua” đồ chơi thường xuyên: Chia số đồ chơi mà bé hiện đang có thành 3 phần, giấu đi 2 phần, sau đó cứ 2 tuần 1 lần bạn lại đem phần đồ chơi đã giấu ra rồi cất số đồ bé đang chơi đi. Cứ như thế, bạn giúp bé luôn có cảm giác mới mẻ với tất cả đồ chơi có trong nhà.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét