Hiển thị các bài đăng có nhãn tre so sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tre so sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Ngay sau khi chào đời khoảng 1-2 tháng, mặc dù chưa hiểu những điều người lớn nói, trẻ sơ sinh cũng sớm biết tự tạo âm thanh bằng lưỡi của mình. Để tạo nền tảng tốt cho sự phát triển kỹ năng ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của con, bố mẹ cần nắm được những cách chăm sóc trẻ sơ sinh thật đơn giản để thu hút bé vào các “cuộc nói chuyện” đầu đời.



“Tôi đoán tôi khá “cuồng” con” một bà mẹ của em bé sáu tuần nói một cách ngượng ngùng. “Tôi biết bé không hiểu những gì tôi nói, nhưng tôi không thể ngừng nói chuyện với bé”. Tuy nhiên, điều mà các bạn cần biết là dù bé không thể hiểu bạn đang nói gì, chúng vẫn bị hấp dẫn bởi âm thanh giọng nói của bạn. Vì vậy đừng ngại ngần trò chuyện với bé nhé. Sau đây là 3 cách chơi với trẻ sơ sinh đơn giản để đặt nền móng kỹ năng giao tiếp cho con.


Ba cách tốt để thu hút trẻ sơ sinh


  1. Nói chuyện với con

Nói chuyện với con sẽ “rèn” cho cả hai mẹ con  về giao tiếp. Điều này thể hiện rằng khi nói chuyện với bé, cũng là thời điểm bạn dạy nghe cho bé thì những gì bé thu được nhiều hơn là những từ ngữ đơn thuần, đặc biệt là thông điệp: mẹ yêu con, con là quan trọng đối với mẹ.


Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh nhạy cảm hơn với các giọng nói ở âm vực cao Cũng có thể, bởi vì trẻ em được nghe giọng của mẹ hàng tháng trong quá trình phát triển ở tử cung. Trong bất cứ trường hợp nào, chăm sóc bé sẽ giúp trẻ học cách liên hệ khuôn mặt với giọng nói của bạn. Nó cũng giúp thiết lập nền tảng cho phát triển ngôn ngữ sau này.


Vì vậy hãy cố gắng đi trước một bước. Nói chuyện với con bạn về thời tiết, về cuốn sách bạn đang đọc, về thức ăn  trong bữa trưa, về tên của đồ chơi hoặc bất cứ thứ gì. Đó là bước đầu để bạn đặt nền móng cho phát triển kỹ năng giao tiếp của con. Không bao giờ là quá sớm để làm điều đó.


  1. Nghe và phản hồi

Theo thời gian, khoảng 1-2 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu tự tạo ra âm thanh. Đó chưa phải là các âm thanh “gù gù” hay bập bẹ của các bé nhiều tháng tuổi hơn nhưng cũng không đơn thuần chỉ là tiếng khóc. Em bé có thể nói các âm như “a” hay “e” hoặc là chỉ phát ra âm thanh vô nghĩa bằng lưỡi. Với những tiếng động nguyên thủy đó, trẻ bước những bước đầu tiên trên con đường học sử dụng ngôn ngữ. Người lớn cũng có thể phản hồi bằng cách bắt trước các tiếng động này. Trẻ em thỉnh thoảng cũng nhắc lại những âm thanh và trước khi hiểu rõ điều đó, bạn đã có một “cuộc hội thoại”. Đây là trò chơi cực hấp dẫn đối với bé, có thể giúp khuyến khích bé giao tiếp với bạn.


Chăm sóc trẻ sơ sinh cần lưu ý, khi trẻ quá mệt hoặc quá đói hoặc quá bồn chồn để tiếp tục tham gia vào hoạt động này, chúng thể hiện qua việc “khóc” hoặc từ chối các nỗ lực thu hút của bạn. Nhạy cảm với các tín hiệu đó, bạn sẽ sớm nhận thức được đặc điểm phong cách riêng của con mình.


  1. Lúc nào cũng là thời điểm thích hợp

Nếu bạn cảm thấy cần phải “để dành” việc nói chuyện và chơi với con  trong một “dịp đặc biệt”, có thể bạn sẽ đánh mất cơ hội để giao tiếp với con mình. Khoảng thời gian tốt nhất để “nói chuyện phiếm” với con là khi bé vừa ngủ dậy và tỉnh táo, thời gian tắm bé sơ sinh hoặc thay quần áo cho bé cũng rất phù hợp. Đây không chỉ là việc tìm ra cách nào mà đây còn là dịp tốt nhất để tạo ra “kỹ năng xã hội” đầu tiên cho con.


Khi con nằm và nhìn bạn, hãy nói khẽ, cù khẽ vào bụng con hoặc là tì nhẹ và thì thầm với con. Một số bố mẹ giữ các món đồ chơi nhiều màu bên cạnh để chỉ cho con khi họ thay món nọ bằng món kia hoặc thay quần áo cho chúng.


 

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Tắm trẻ sơ sinh là một trong những kỹ năng cơ bản mà tất cả những người mới ‘lên chức’ cha mẹ cần biết. Làm thế nào để tắm bé sơ sinh đúng cách nhưng không khiến da bé bị tổn thương? Đây là điều băn khoăn của không ít ông bố, bà mẹ. Hãy cùng tìm hiểu quy trình tắm cho bé và chăm sóc bé nhé.



Một số vật dụng cần có trước khi tắm cho trẻ :


– Chậu tắm bằng nhựa


– Khăn mặt và khăn tắm, bạn nên chọn loại 100% là cotton.


– Sữa tắm


– Bông lau mặt


– Tăm bông


– Cồn


– Quần áo sạch, tất, găng tay…


– Một cái chén nhỏ để đựng nước nhúng ướt bông lau mắt cho bé.


– Phấn thơm, nước thơm thoa sau khi tắm.


Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà :


– Bước 1: Đặt một chiếc khăn vào đáy chậu để tránh cho bé bị trượt.


– Bước 2: Đổ nước vào chậu. Cho nước nóng vào trước và thêm nước lạnh vào sau.


– Bước 3: Bắt đầu rửa mặt trước bằng cách lấy một miếng bong sạch lau từ trong ra ngoài. Sau đó dùng tăm bong làm sạch vành tai. Tuyệt đối không cho vào trong tai bé.


– Bước 4: Dùng khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Bắt đầu từ chỗ sạch nhất: Khuôn mặt. Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm vé lên và làm sạch vùng cổ.


– Bước 5: Vệ sinh phần bụng. Khi bé lớn dần lên, chân tay cũng to ra, vì vậy, chú ý làm sạch những nếp gấp. Lau từ đầu xuống chân và lau mông cuối cùng. Lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng.


– Bước 6: Gội đầu cho bé. Bế bé ra khỏi chậu, sau đó, đặt bé vào khăn, quấn lại để giữ ấm cho bé. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa một ít dầu gội lên và rửa sạch ngay. Sau khi rửa sạch, dùng một chiếc lược tròn, mềm để kích thích da đầu.


Bước 7: Nhẹ nhàng thấm khô người bé. Lau khô kẽ ngón tay và chân .


Lưu ý khi tắm trẻ sơ sinh :


Tắm trẻ sơ sinh hàng ngày trong tháng đầu giúp bé đỡ ngứa ngáy , có giấc ngủ ngon hơn ..


* Mực nước trong chậu chỉ 5-8cm


* Không được để bé một mình


* Nước phải đủ ấm nhưng không được quá 30 độ C. Để kiểm tra nhiệt độ nước, bạn có thể dùng cùi trỏ tay vì da cùi trỏ nhạy cảm hơn da bàn tay.


* Để tránh cho bé bị trượt, phải vòng tay giữ cho đến khi bé ngồi vững.


Vệ sinh rốn cho trẻ sau khi tắm :


– Dùng cồn để sát trùng rốn


– Nếu rốn chưa rụng, sát trùng rốn từ chân rốn ra ngoài. 1 que gòn chỉ lau qua 1 vòng, không lau qua lau lại, bỏ que gòn này và dùng thêm các que gòn khác nếu cần


– Dùng que gòn để làm khô rốn


– Để rốn thoáng, không băng rốn. Nếu rốn chưa rụng, nên mặc tả dưới rốn


– Bạn nên để ý rửa tay trước khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Việc chăm sóc em bé , giữ ấm nhất là trẻ sơ sinh vào những ngày mùa đông là việc rất quan trọng. Vì bé đang quen với “môi trường” trong bụng mẹ nên khi gặp sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ bé dễ mắc phải một số bệnh liên quan tới đường hô hấp, do đó việc giữ ấm cho trẻ là rất cần thiết.


Giữ ấm cho bé


Đây là một trong những lời khuyên chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông quan trọng nhất mà các bà mẹ trẻ nên ghi nhớ. Em bé cần được giữ ấm trong mùa đông. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy dễ bị cảm lạnh, ho và sốt. Vào mùa này, cần mặc nhiều áo để giữ ấm cho bé. Chuẩn bị đồ sơ sinh cho trẻ như áo ấm , bao tay và chân để giữ ấm cho trẻ .



Tắm bé sơ sinh


Trước khi tắm cho bé, nếu nhà có quạt sưởi các mẹ có thể hơ qua quần áo của con vào quạt sưởi, sau đó ủ quần áo vào một cái khăn. Như vậy, khi mặc quần áo vẫn có hơi ấm và bé sẽ không bị rung mình.


Thời gian tắm cho các bé không kéo dài quá 2 phút kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc cho bé ra khỏi chậu. Và mùa đông chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần.


Cách tắm cho bé:


Trước khi cho bé xuống nước bạn phải bế bé trên tay chừng 5 – 10 phút để hơi ấm của mẹ truyền sang cho bé. Nếu bé vừa ngủ dậy thì nên kiên nhẫn đợi thêm chút nữa để bé thật tỉnh táo. Việc này rất quan trọng vì nếu cơ thể bé không đủ ấm kèm với việc bạn cởi quần áo bé ra để tắm sẽ làm bé bị mất nhiệt 2 lần liên tiếp. Và nhiều khi chính điều này sẽ làm bé bị cảm lạnh.


Thứ tự thao tác như sau:


– Rửa mặt: Thực hiện đầu tiên (lưu ý lau mắt bằng khăn riêng, lau mắt từ trong ra ngoài


– Gội đầu: Lưu ý lau khô đầu ngay sau khi gội sạch, tránh để nước vào tai bé.


– Tắm thân người: thao tác nhanh để tránh mất nhiệt, đặc biệt chú ý những vùng nếp gấp như cổ, nách, háng phải dùng khăn lau rửa cẩn thận hơn. Nếu đặt trẻ ở tư thế úp sẽ làm trẻ bớt sợ hãi và khóc.


– Sau khi tắm trẻ sơ sinh xong: đặt bé vào khăn quấn kín từ đầu xuống chân rồi bế bé vào lòng. Lúc này mẹ cũng cần ủ ấm cho bé, nếu để ý mẹ sẽ nhận thấy môi bé bị tái đi lúc mới cho ra khỏi chậu và quá trình được mẹ ủ ấm, môi bé sẽ hồng trở lại. Khi thấy môi bé hồng trở lại từ từ mở khăn, mở đến đâu mặc quần áo cho bé đến đấy.


Tắm nắng mùa lạnh


Bé cần vitamin D từ ánh sáng mặt trời để xương mạnh khỏe. Nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, vitamin D từ mặt trời còn giúp bé duy trì hệ miễn dịch mạnh khỏe.


Và mùa đông, không phải ngày nào cũng có nắng ấm. Do đó, tranh thủ những ngày có nắng, bạn nên cho bé tắm nắng. Thời điểm lý tưởng để tắm nắng vẫn là buổi sáng sớm và chiều muộn (không nên coi thường nắng mùa đông vì vào lúc trưa, ánh nắng vẫn đầy những tia cực tím gây hại). Ngoài ra, cũng nên tăng cường các thực phẩm chứa vitamin D cho bé.


Cho bé uống đủ nước


Nhiều cha mẹ chỉ chú ý đến chế độ nước cho bé vào mùa hè mà quên mất, mùa đông, bé cũng rất cần uống đủ nước. Với những bé phải nằm quạt (đèn) sưởi hoặc điều hòa thì khả năng mất nước càng lớn.

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Sự phát triển của trẻ sơ sinh


Một trong những dấu hiệu chứng tỏ bé khỏe mạnh là sự tăng trưởng đều đặn. Chiều cao và cân nặng của bé là những chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe.Vì thế, việc bị ốm vặt liên miên, hoặc ăn uống không được có thể là những dấu hiệu của việc phát triển không tốt.


Chúng ta cần biết rằng theo thời gian, biểu đồ tăng trưởng của bé có xu hướng chậm dần, do đó tăng cân liên tục là điều không nhất thiết tuần nào cũng phải diễn ra. Tuy nhiên, chiều cao và cân nặng của bé vẫn được cập nhật mỗi lần khám sức khỏe hàng tháng tại trung tâm y tế địa phương.



Trung bình, em bé đủ ngày đủ tháng khi sinh ra thường nặng khoảng 3kg rưỡi. Trong đó, có khoảng 95% bé nằm ở mức dao động từ  khoảng 2kg rưỡi đến đến 4kg. Những em bé khác xê xích cân nặng theo hướng nhẹ hay nặng cân hơn mức trung bình này một chút cũng là dấu hiệu bình thường.


Trẻ em thường sụt kí trong những ngày đầu sau khi sinh. Nếu bé sụt khoảng 10% so với số cân ban đầu, bạn đừng lo lắng, vì đây là hiện thượng bình thường ở trẻ sơ sinh. Việc sụt cân này không phải do bé ốm hay yếu, mà là do bé loại bỏ những chất thải, nước tiểu trong ruột của bé ra ngoài.Thông thường, trong khoảng 10 ngày sau khi sinh, bé sẽ tăng cân trở lại, nhưng cũng sẽ có rất nhiều bé kháccần một khoảng thời gian dài hơn để lấy lại số cân nặng cũ.


Một điều khác bạn nên lưu ý là trẻ em thường tăng cân không ổn định. Nhất là đối với những bé bú sữa mẹ. bé có thể tăng 150-200g những tuần đầu. Sau bé 3 tháng tuổi, bé tăng cân chậm đi, và sẽ tiếp tục chậm hơn khi bé được 6 tháng. Tuy nhiên cũng có nhưng khoảng thời gian con bạn sẽ tăng cân nhanh rất nhiều so với bình thường.


Trẻ sơ sinh: những vấn đề về tăng trưởng


Những tuần và tháng đầu chúng ta thường xuyên để ý tới cân nặng của trẻ. Điều đó rất dễ hiểu. Chậm tăng cân là dấu hiệu của việc bé ăn uống hoặc hấp thu không tốt. Nếu bạn nghĩ rằng con bạn phát triển không tốt thì nên:


Kiểm tra lại thực đơn cho bé. Cho trẻ bú cần đúng vị trí, bảo đảm trẻ bú được hiệu quả. Có nghĩa là nếu bạn có nhiều sữa hơn thì bé sẽ bú được nhiều hơn. Trẻ bú bình có thể phát triển tốt hơn nếu chúng được bú ít hơn mỗi lần nhưng nhiều lần hơn mỗi ngày.


Hỏi bác sĩ về những biểu hiện có liên quan đến sự phát triển kỹ năng của con trẻ và có những điều chỉnh phù hợp. Một đứa trẻ ngủ nhiều và không thích ăn thì cần được đánh thức và dỗ cho ăn.


Nhờ đến sự chuẩn đoán của bác sĩ nếu bé không tăng cân ổn định. Xem bé có triệu chứng gì cần lưu ý hay cần một chế độ chăm sóc bé và dinh dưỡng đặc biệt không.


Nên biết chính xác cân nặng của bé theo từng cột mốc thời gian. Tốt nhất hãy cân bé bằng cân điện tử và thường xuyên kiểm tra. Nếu có thể, hãy sắm một chiếc cân điện tử riêng để dùng cho bé


Sự tăng trưởng của bé


Sau khi bé tròn ba tháng, tỉ lệ tăng trưởng sẽ giảm dần. Tương tự, khi bé tròn sáu tháng tuổi và bắt đầu ăn thức ăn đặc, bé sẽ tăng trưởng chậm hơn trước đây.


Thức ăn đầu tiên khi trẻ ăn dặm có thể sẽ ít calories hơn sữa mẹ hoặc sữa bột. Cả rốt hay rau củ hầm nhừ tán nhuyễn sẽ hợp với bé. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những loại thức ăndặm và bé sẽ không thể ăn được nhiều bằng bú sữa mẹ hay bú bình.


Vì thế nếu bạn lo cho cân nặng của bé, bạn có thể giảm bớt những thức ănđặc và tăng lượng sữa bằng cách cho bé bú mẹ hoặc bú bình nhiều hơn.


Hãy nói chuyện với chuyên gia sức khỏe để được tư vấn rằng bạn nên làm gì thích hợp cho việc ăn uống của bé.


Sự tăng trưởng của bé từ 1-3 tuổi


Trẻ trong khoảng 1-3 tuổi có thể ăn uống nhiều loại thức ăn đa dạng hơn. Thường bé sẽ tăng trưởng chậm dần ở năm thứ hai và đôi khi có thể bé sẽ hơi gầy hoặc sụt kí. Vậy để làm sao bạn biết khi nào cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ? Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn biết được điều đó.


Đưa bé đến bác sĩ hay trung tâm y tế hàng tháng để kiểm tra chiều cao và cân nặng chính xác của bé, so sánh với thông số của những tháng trước để biết sự tăng trưởng của bé có đều hay thất thường không. Bạn nên ghi lại cân nặng của bé qua các tháng trong một cuốn sổ sức khỏe để tiện theo dõi.


Nếu bác sĩ cho rằng có vấn đề đáng quan tâm, bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu như:


Về vấn đề dinh dưỡng của bé. Bé ăn có tốt không, thức ăn có đầy đủ và phong phú không?


Bé có bị bệnh gần đây không? Sự phát triển của bé sẽ bị giảm trước, trong và sau thời gian bé bị ốm.


Yếu tố di truyền, thường tạng người trong gia đình bạn thế nào thì bé sẽ có xu hướng phát triển giống như vậy.


Nếu có vấn đề gì, bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa và có thể chuyển sang cho bác sĩ nhi khoa để bé có thể được kiểm tra xét nghiệm chi tiết hơn.


Những câu hỏi thường gặp


Hỏi: Tôi đươc nghe nói rằng con tôi nên uống ít sữa hơn để phát triển tốt hơn. Thông thường bé uống 3 bình sữa mỗi ngày.


Trả lời: Sữa là thức ăn bổ dưỡng và cần thiết cho trẻ tuy nhiên nếu uống quá nhiều trẻ sẽ không thể ăn các thức ăn khác. Nên giảm bớt lượng sữa uống mỗi ngày và tăng thêm các thức ăn dặm khác đặc biệt là những món có nhiều calorie như cháo, mì, cơm và khoai tây thì sẽ tốt hơn. Uống quá nhiều sữa cũng có thể khiến con bạn thiếu nhiều chất khác, như sắt hay các khoáng chất khác. Đặc biệt lưu ý, thành phần trong sữa chứa lactose, bé bị dị ứng đường lactose thường uống sữa bị đau bụng, tiêu chảy, vì vậy mẹ cần lưu ý để phòng tránh cho bé. Để biết thêm thông tin xin xem những thức ăn thích hợp cho con bạn mục Cho bé ăn trong trang của chúng tôi. Để biết thêm thông tin ở Sự phát triển của bé và mục chăm sóc em bé.

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng nên bác sĩ khuyên các mẹ hãy cho con bú ngay từ khi lọt lòng. Sữa mẹ chứa 50% calo chất béo, 45% calo chất bột đường và 5% calo chất đạm (protein).



Vì sao nên cho trẻ bú sữa mẹ?


Phần lớn chất bột đường trong sữa mẹ là đường lactose, có tác dụng giúp cho trẻ hấp thụ canxi tốt nhất. Khi cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu trẻ sẽ được tăng cường kháng thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, hen suyễn, béo phì…


Nếu không dung nạp được lactose, bé thường uống sữa bị tiêu chảy, đau bụng, “xì hơi”, khoảng 30 phút đến 2 giờ đồng hồ sau khi bé “ti mẹ” (hoặc dùng sữa công thức, thậm chí là tiêu thụ những sản phẩm từ sữa như sữa chua, phômai – với nhóm bé đã đến tuổi ăn dặm). Bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ không nên cho bé uống sữa bò trước khi bé được khoảng 1 tuổi.


Vì sao nên cho trẻ bú sữa mẹ?


Sữa mẹ còn có vai trò giúp phát triển hệ miễn dịch tự nhiên của bé bằng cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp diệt trừ các vi khuẩn có hại từ đó đẩy lùi nguy cơ nhiễm khuẩn và bệnh tật… Đối với trẻ sinh thiếu tháng, được nuôi bằng sữa mẹ sẽ phát triển hơn những trẻ được nuôi bằng sữa ngoài.


Trẻ nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số thông minh cao hơn. Ngoài ra, việc cho con bú sữa mẹ thì người mẹ cũng được lợi nhiều như giảm cân nặng sau sinh, tử cung co lại nhanh và đúng kích thước, giảm chảy máu sau sinh. Bên cạnh đó còn trì hoãn thời điểm rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và có thể làm giảm nguy cơ loãng xương khi đến thời kỳ mãn kinh.

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Chăm sóc em bé bằng sữa mẹ mang tới cho trẻ sơ sinh đầy đủ dinh dưỡng cần thiết trong 6 tháng đầu đời  cũng như là một hệ miễn dịch thụ động bảo vệ trẻ sơ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ba mẹ cần lên thực đơn cho bé ăn dặm để bổ sung thêm một số khoáng chất để con phát triển một cách hoàn thiện nhất.



 


Sau đây là một số dưỡng chất cần thiết trong thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi mà mẹ cần lưu ý.


Chăm sóc trẻ từ 0-6 tháng tuổi


Trẻ sơ sinh vốn rất mong manh và nhạy cảm, dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, bé chưa ăn được nhiều, nên các cữ bú của bé cần được chia nhỏ ra trong ngày. Mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cho bé theo “thời gian biểu” như sau (tùy cơ địa và khả năng ăn uống của từng trẻ):


– Từ một ngày tuổi đến 2 ngày tuổi: Bé ăn khoảng 30ml-90ml sữa mỗi bữa, 8-12 bữa mỗi ngày.


– Từ 3 ngày tuổi đến 6 ngày tuổi: Bé ăn khoảng 60ml-90ml sữa mỗi bữa, 8-12 bữa mỗi ngày.


– Từ 7 ngày tuổi đến một tháng tuổi: Lượng ăn của bé tăng lên khoảng 90ml-150ml sữa mỗi bữa, 8-12 bữa mỗi ngày.


– Từ một tháng tuổi đến 2 tháng tuổi: Bé duy trì lượng sữa 90ml-150ml mỗi bữa, 6-8 bữa mỗi ngày.


– Từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi: Bé ăn được khoảng 120ml – 210ml sữa mỗi bữa; 5-6 bữa mỗi ngày.


Trẻ từ 6 -12 tháng tuổi


Dấu hiệu sẵn sàng với thực đơn ăn dặm và ăn bốc


  • Bé thích dùng tay bốc thức ăn.

  • Bé có thể chuyển các đồ vật từ tay này sang tay khác.

  • Bé muốn bỏ mọi thứ vào miệng.

  • Chuyển động hàm khi nhai.

Thức ăn cho bé


  • Sữa mẹ hoặc sữa bột.

  • Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (tuy nhiên, không nên dùng sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi).

  • Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp).

  • Trái cây và rau quả (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang).

  • Bánh faln , mẹ học cách làm bánh flan để bổ sung vào thực đơn cho trẻ ăn dặm

  • Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn (bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O).

  • Một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen).

Dinh dưỡng cần thiết


  •  Vitamin D giúp cơ thể tổng hợp canxi và photpho và đảm bảo nồng độ các khoáng chất này trong máu, hỗ trợ xương chắc khỏe và tăng cường hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Trẻ có thể được bổ sung vitamin D thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên mẹ cần đảm bảo đủ hàm lượng vitamin D mới có thể chuyển cho con thông qua sữa được.


  • Vitamin B12 là một phần không thể thiếu trong quá trình hình thành tế bào máu và một hệ thống thần kinh khỏe mạnh. B12 giúp cơ thể sử dụng được các acid béo và một số amino acid, cũng như là một phần quan trọng của rất nhiều cơ quan trong cơ thể.

  • Probiotics – vi sinh vật có lợi

Em bé được sinh ra với môi trường vô trùng trong nước ối. Khi được đẻ thường, vi khuẩn có lợi của mẹ sẽ xâm chiếm màng nhầy và hệ tiêu hóa của trẻ. Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp đẻ mổ, sự di chuyển của các vi khuẩn này không diễn ra dễ dàng và thuận lợi như bình thường.


Điều này có thể dẫn tới một số trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng tai-mũi-họng cũng như hệ thống miễn dịch của trẻ kém hơn. Trong trường hợp này, bố mẹ cần bổ sung cho trẻ một hàm lượng vi sinh vật có lợi phù hợp với cơ thể sơ sinh của trẻ. Ba mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia trong các trường hợp này.


  • Sắt là thành phần thiết yếu của hemoglobin và các protein giúp vận chuyển oxy trong máu, cần thiết trong quá trình hình thành các tế bào hồng cầu và giúp chúng thực hiện chức năng của mình. Bên cạnh đó, sắt rất quan trọng với sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp con trẻ có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là những phụ nữ có con đầu lòng thường hay gặp bối rối. Tại sao bé khóc, làm sao cho bé ngủ, làm sao dỗ được bé, làm sao cho bé bú mẹ… luôn khiến các bà mẹ lo lắng. Để giúp mẹ có cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất , dưới đây là một số chia sẻ về cách chăm sóc em bé.



1 .Tắm trẻ sơ sinh


Chuẩn bị:


– Nơi tắm: Phòng ấm, đóng cửa tránh gió lùa, bật đèn sáng. Mùa lạnh có thể dùng điều hòa ấm hoặc lò sưởi nhưng phải có chỗ thông hơi, nhiệt độ phòng khoảng 29 – 30 độ C.


– Đồ dùng để tắm:


+ Hai chậu nước đã đun sôi để nguội xuống 36 – 37 độ C, hoặc thử bằng khuỷu tay thấy nước ấm là được.


+ Khăn tắm, khăn lau khô, tã, quần áo, tất, bao tay, mũ và một ít bông khô, cồn 70 độ.


+ Xà phòng tắm, dầu gội đầu dành cho trẻ sơ sinh, không chứa nhiều kiềm.


+ Thoa dầu cho bé, loại dành cho trẻ (thoa lên lưng, ngực và bụng, giúp bé chống lạnh trong khi tắm)


Cách tắm bé sơ sinh


Tư thế người tắm bé: Tốt nhất, bạn ngồi trên một chiếc ghế thấp một cách thoải mái. Bế trẻ trên cánh tay trái, đầu nằm gọn trong lòng bàn tay và lưng nằm trên cánh tay trái. Mông trẻ đặt trên đùi trái của bạn.


Cách tắm:


– Rửa mặt cho bé: Tay phải dùng khăn thấm nước ấm, vắt khô, lau mặt, lau tai, lau cổ cho bé.


– Gội đầu cho bé: Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa của bàn tay trái bịt hai lỗ tai bé. Tay phải dội nước rồi dùng dầu gội đầu xoa lên đầu bé. Sau đó, gội sạch đầu bằng nước ấm của chậu nước thứ nhất rồi lau khô tóc.


– Tắm toàn thân bé: Cởi áo và tã lót cho bé, xoa xà phòng hoặc dầu tắm lên người bé.


+ Nếu rốn chưa rụng: Vớt nước lên phần trên rốn: ngực, nách, tay, lưng… sau đó chuyển bé sang cánh tay phải, đầu bé quay vào phía nách người tắm. Đặt mông bé vào chậu nước. Tay trái vớt nước tắm phần dưới rốn: bẹn, mông, bộ phận sinh dục, hậu môn và hai chân. Sau đó dùng chậu nước thứ hai để rửa sạch lại. Chú ý không làm ướt rốn bé.


+ Nếu rốn đã rụng, chân rốn đã lành: Sau khi đã gội đầu và lau khô, bạn có thể xoa xà phòng lên người bé rồi đặt bé vào chậu nước. Tay phải đỡ đầu và cổ bé, tay trái kỳ cọ nhẹ nhàng những phần còn lại, sau đó chuyển bé sang chậu nước sạch khác để rửa lại rồi lau khô toàn thân cho bé.


Thay băng rốn, chăm sóc da và mặc quần áo, tã lót cho bé: Khi đã tắm xong, đặt bé vào khăn sạch, mềm, lau khô toàn thân (chú ý lau khô các nếp gấp da), rồi mặc áo cho bé. Sau đó, bạn sát trùng tay bằng cồn 70 độ rồi thay băng rốn cho bé, bôi kem chống hăm lên cổ, nách, ngực, lưng, khuỷu tay, khuỷu chân.


Bôi kem dưỡng da cho bé vào hậu môn, bẹn, quanh bộ phận sinh dục để giữ cho da khô, đề phòng hăm loét. Quấn tã, lót và đi tất chân, bao tay cho bé… Làm ẩm bông bằng nước chín ấm để lau vành tai, mũi rồi đội mũ và quấn chăn cho bé nếu trời lạnh.


2 .Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ


Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để bé có thể nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy sữa về chậm thì trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú mỗi 2 – 4 tiếng và khoảng 8 – 12 lần trong ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết.


3 .Chăm sóc rốn cho trẻ


Sau 7 – 10 ngày chào đời, dây rốn của em bé sẽ dần dần khô, trở thành màu đen và tự rụng ra. Và cho đến khi cuống rốn rụng, mẹ cần tránh cho cuống rốn bị ướt. Nếu cuống rốn bị bẩn, mẹ có thể dùng cồn để vệ sinh. Khi cuống rốn rụng, có thể sẽ có ít máu, mẹ hãy vệ sinh vùng này bằng nước ấm sạch. Nếu mẹ thấy vùng da quanh rốn của con tấy đỏ, mẹ nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn.


4 .Chăm sóc cân nặng của trẻ


Giảm cân là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh. Vì đây là giai đoạn những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống ra ngoài. Bé giảm số cân không quá 10% trọng lượng sơ sinh của mình. Nhưng mẹ yên tâm là bé sẽ lấy lại được cân nặng khi sinh của mình sau 1 – 2 tuần.


5 .Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh


Ngay sau khi sinh vài giờ, việc tiêm phòng 1 – 2 mũi cho bé là vô cùng quan trọng. Bé cần được tiêm bổ sung vitamin K và chủng ngừa viêm gan B. Vitamin K có tác dụng ngăn rối loạn chảy máu (bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh), và chủng ngừa viêm gan B – một chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé.


Các vấn đề khác cần theo dõi


Bên cạnh việc chăm sóc, các ông bố bà mẹ nên lưu ý kỹ các biểu hiện sau của trẻ để xử lý nhanh nhất :


– Màu da : mới lọt lòng da màu đỏ ửng, sau dần chuyển sang hồng hào, từ 3-5 ngày sau đó da trẻ sẽ có màu vàng nhẹ ( đây là vàng da sinh lý không có gì đáng ngại). Nếu thấy hiện tượng vàng da đến sớm hơn ( trước 3 ngày) và tăng nhanh, cần báo cho bác sĩ. Nếu da bé chuyển sang tím tái thì cần cấp cứu ngay vì có thể bé khó thở.


– Nhịp thở : bình thường của trẻ là 40-60 lần/phút. Nếu nhanh hơn 60 hoặc dưới 40 thì đều là triệu chứng bất thường.


– Thân nhiệt hàng ngày : 36,8 0 C đến 37 0 C là bình thường.


– Tiêu hóa : trẻ bú mẹ đi phân xu vàng khoảng 3-4 lần/ngày là tốt

Những năm tháng đầu đời (sơ sinh đến 06 tháng tuổi) là một trong những giai đoạn quan trọng đối với việc chăm sóc em bé. Là thời điểm từ trẻ sơ sinh đến lúc cho bé làm quen với thực đơn ăn dặm .Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng.



Chăm soc trẻ sơ sinh


Tắm trẻ sơ sinh


Quy trình tắm cho bé sơ sinh theo hướng dẫn của Bệnh viện Nhi đồng 2


+ Pha nước ấm vào thau, thử sức nóng của nước bằng cùi chỏ, lưu ý nước vừa đủ ấm 36 – 38°C. Nếu thời tiết lạnh mẹ không cảm nhận chính xác nhiệt độ nước có thể dùng sản phẩm “Đo nhiệt độ tắm”


+ Dùng khăn bông to quấn quanh người bé, ôm chặt bé, ngửa đầu.


+ Dùng khăn bông nhỏ nhúng nước lau mặt bé theo trình tự: 2 mắt, mũi, mặt, 2 tai. Mẹ có thể lau mắt theo trình tự từ trong khóe mắt kéo khăn ra ngoài hai bên tai, đổi mặt khăn lau mắt còn lại.


+ Làm ướt tóc, gội đầu bé bằng xà phòng, xả lại với nước ấm sạch, tốt nhất mẹ nên chọn loại xà bông không làm cay mắt bé.


+ Lau khô tóc ngay sau khi xả sạch nước.


+ Bỏ khăn bông đang quấn quanh người bé.


+ Cho người bé vào thau nước, một tay luôn đỡ đầu bé, tay còn lại tắm từ cổ xuống chân.


+ Xong nhẹ nhàng nhấc bé ra khỏi thau nước. Đặt trẻ vào khăn bông to đã trải sẵn, lau khô người bé.


+ Mặc quần áo sạch vào cho bé.


Một số lưu ý khi tắm bé sơ sinh:


+ Khi pha nước nên cho nước lạnh vào trước rồi từ từ đổ nước nóng vào sau.


+ Chú ý bế bé cẩn thận vì trẻ rất trơn, dễ bị vuột khỏi tay bạn.


+ Tắm bé nơi kín gió.


+ Khi gội đầu cần cẩn thận tránh để xà phòng rơi vào mắt bé.


+ Chú ý vệ sinh kỹ bộ phận sinh dục.


+ Nếu có thể, các bà mẹ nên có 2 thau nước: 1 thau nước tắm với xà phòng, 1 thau nước sạch.


+ Vệ sinh thau sau khi tắm bé xong.


Bé sơ sinh thích được quấn trong chăn


Trẻ sơ sinh vốn quen với sự bao bọc của tử cung và chưa kiểm soát được hoạt động của tay chân. Quấn chăn giúp bé bình tĩnh và kéo dài giấc ngủ của cả hai mẹ con. Thậm chí nhiều bé đến 6 tháng tuổi vẫn còn được quấn tã bông.


Dinh dưỡng


Dinh dưỡng cho bé 1 tháng tuổi cần cho bú mẹ hoàn toàn, không cần cho bé uống thêm nước hay bất kỳ thực phẩm nào ngoài sữa mẹ.


Mẹ có thể tắm cho bé 1 tháng tuổi 1 lần/ngày, nếu mùa đông thì có thể 1 tuần tắm 3 lần. Việc tắm nắng để da bé tổng hợp vitamin D cũng rất cần thiết, thời gian tắm nắng tốt nhất từ là từ 6 – 9h sáng và sau 4h – 5h chiều.


Chăm sóc trẻ 4-5 tháng tuổi


Trẻ ở lứa tuổi này đã bắt đầu hiếu động, nên cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra độ an toàn những đồ chơi của trẻ.


Có một số trẻ đã bắt đầu mọc răng ở giai đoạn này, mẹ có thể chuẩn bị có trẻ những dụng cụ chuyên dùng để cho bé cắn cho đỡ ngứa, nhưng lưu ý phải giữ vệ sinh thường xuyên dụng cụ, tránh lây bệnh cho bé.


Trẻ 4, 5 tháng tuổi đã có thể trườn được một đoạn ngắn, nên cha mẹ cần hạ thấp giường để tránh cho bé bị ngã, dùng băng dính dán các ổ điện lại, các loại quạt để bàn cũng cần đảm bảo an toàn, không cho trẻ đút tay vào gây thương tích.


Chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi


Nhiều bé 6 tháng tuổi đã có thể bò rất nhanh, vì vậy nếu nhà bạn có cầu thang hãy làm hàng rào và cửa chắn để bé không bị ngã. Các loại thuốc, chất tẩy rửa cũng cần được cất cẩn thận, tốt nhất là để lên cao hoặc cho vào tủ có khóa để bé không mở được, đã có nhiều vụ ngộ độc thương tâm từ sự bất cẩn của người lớn.


Ở lứa tuổi này, mẹ đã có thể tập cho con ăn dặm, các loại bột ngọt như bột gạo sữa, bột gạo khoai lang, bột gạo bí đỏ…rất thích hợp cho bé tập ăn dặm. Thực đơn cho bé ăn dặm không chỉ có những món mặn cá , thịt , tôm mà mẹ nên học cách làm bánh flan cho bé .


Ngoài các vấn đề vệ sinh, an toàn, dinh dưỡng, mẹ cần đưa bé đi tiêm chủng đẩy đủ, theo định kỳ để phóng tránh bệnh cho bé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh là việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ và cẩn thận của người mẹ. Vậy làm thế nào để có cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất trong những tuần đầu tiên, khi mẹ còn vụng về, lóng ngóng . Đây là lúc mẹ cần nhiều lời khuyên nhất về những kỹ năng cơ bản như cho bé bú , tắm trẻ sơ sinh .. để chăm sóc em bé yêu nhà bạn .



Cho bé bú mẹ đúng cách


Nhiều bà mẹ khi mới sinh bé, thấy vú chưa tiết sữa đã vội cho bé bú bình. Điều này sẽ dẫn đến bé không được bú phần sữa non rất quý giá cho sức khỏe của bé. Hơn nữa việc cho bé bú bình sớm sẽ khiến bé không chịu bú mẹ, dẫn đến mẹ dễ bị mất sữa sớm. Bé không được bú mẹ dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém.


Vì vậy, bà mẹ cần cho bé bú sớm ngay trong những giờ đầu sau sinh, cho dù chưa có hiện tượng tiết sữa. Cần cho bé bú đều hai bên vú, mỗi bên ít nhất 10 phút. Bú như thế bé sẽ nhận được vừa sữa đầu (có vẻ trong), vừa sữa cuối (màu trắng đục). Sữa đầu là sữa có hàm lượng đường nhiều hơn, giúp bé thỏa mãn cơn khát, nhưng sữa cuối mới chứa hàm lượng chất béo nhiều, giúp bé tăng trưởng tốt. Nếu bé không được cung cấp sữa cuối thì dù cho bú nhiều bé vẫn không lên cân.


Sữa non : là dòng sữa đầu tiên, rất giàu năng lượng, phù hợp với nhu cầu của trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sơ sinh non tháng. Sữa non giàu đường lactose – Lactose là một dạng đường có trong sữa bò và những sản phẩm từ sữa (kể cả sữa mẹ) và ít protein (đạm) hơn sữa bò, giàu các chất diệt khuẩn giúp trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng, giàu vitamin A gấp 10 lần so với sữa vĩnh viễn. Nếu vì lý do gì trẻ không bú được sữa non thì có thể vắt ra cho trẻ uống. Nếu không dung nạp được đường lactose, bé thường bị tiêu chảy, đau bụng, “xì hơi”, khoảng 30 phút đến 2 giờ đồng hồ sau khi bé “ti mẹ” (hoặc dùng sữa công thức, thậm chí là tiêu thụ những sản phẩm có chưa lactose từ sữa như sữa chua, phômai – với nhóm bé đã đến tuổi ăn dặm).


Chăm sóc vệ sinh cho bé


Tắm bé sơ sinh là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Tắm cho bé đúng cách có thể giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon.


Với những bé chưa rụng rốn có thể tắm bằng khăn, dùng khăn nhúng nước sạch và lau toàn thân bé. Đối với bé đã rụng rốn rồi có thể tắm bằng chậu. Không nhất thiết mỗi ngày phải gội đầu cho bé, ngoại trừ khi thời tiết nóng. Khi trời lạnh chỉ nên gội đầu bé 2-3 lần một tuần.


Vệ sinh mũi và tai: Không nên ngoáy bên trong mũi và tai em bé, chỉ cần làm sạch tai bằng cách sử dụng bông gòn thấm nước ngoài tai vì ráy tai là dịch tiết tự nhiên ở ống tai ngoài, có tính khử trùng và bảo vệ màng nhĩ khỏi cát bụi.


Vệ sinh móng tay, chân: Không nên để móng tay, chân bé quá dài, bé sẽ tự cào xước da mình. Thời gian cắt móng tay cho bé là sau khi tắm, lúc này móng tay bé mềm.


Tại sao bé khóc


Điều khiến các bà mẹ và các ông bố đau đầu nhất và lo lắng nhất là tiếng khóc của bé. Khi vừa sinh ra, ngôn ngữ giao tiếp đầu tiên của bé với thế giới xung quanh chính là tiếng khóc. Bé có thể khóc vì đói, khát, tã ướt, hay vì bé buồn, ốm, buồn ngủ, khó chịu trong người… Vì vậy khi nghe bé khóc, mẹ cần xem bé có bị đói, ướt hay không để đáp ứng kịp thời nhu cầu của bé.


Thông thường tiếng khóc của trẻ sơ sinh chia làm 2 loại: Tiếng khóc sinh lý và tiếng khóc bệnh lý với các biểu hiện và âm điệu khác nhau. Phân biệt sự khác nhau trong tiếng khóc của bé còn giúp mẹ phát hiện ra những tình huống nguy hiểm cho sức khỏe của bé, từ đó có những can thiệp kịp thời.


Làm sao cho bé ngủ


Để đảm bảo bé được phát triển tốt, giấc ngủ rất quan trọng. Mẹ cần cho bé bú no, vệ sinh sạch sẽ, mát xa, hát ru, đọc truyện cho bé trước khi đi ngủ. Các hoạt động đó sẽ được lặp đi lặp lại mỗi tối và trở thành thói quen, để khi mẹ đặt bé lên giường vỗ về là bé sẽ ngủ ngay.


Tránh đặt xung quanh cũi bé quá nhiều gối chăn, thú nhồi bông vì có thể gây ngạt thở cho bé. Nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ và tạo không gian yên tĩnh cho bé có một giấc ngủ ngon. Tránh để cho bé thức quá khuya.


Chăm sóc cân nặng của trẻ


Giảm cân là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh. Vì đây là giai đoạn những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống ra ngoài. Bé giảm số cân không quá 10% trọng lượng sơ sinh của mình. Nhưng mẹ yên tâm là bé sẽ lấy lại được cân nặng khi sinh của mình sau 1 – 2 tuần.


Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ


Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để bé có thể nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy sữa về chậm thì trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú mỗi 2 – 4 tiếng và khoảng 8 – 12 lần trong ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết.