Hiển thị các bài đăng có nhãn thuc don cho be. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thuc don cho be. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Muốn con được tăng cân, cha mẹ đã cho con ăn thật nhiều, nhưng bạn đã lựa chọn thực phẩm thật sự cần thiết cho sức khỏe và cân nặng của bé yêu chưa?


Nếu bé nhà bạn thường xuyên trong tình trạng biếng ăn dẫn đến còi cọc hoặc vừa bị sút cân sau một đợt ốm thì những thực phẩm sau đây sẽ giúp mẹ chăm sóc bé tăng cân nhanh chóng.


Quả Ô liu


Quả Ô liu cũng là một thực phẩm có thể cung cấp cho bé của bạn các chất béo cần thiết cho sự phát triển não bộ và tăng trưởng. Với trẻ trên một tuổi, mẹ có thể cắt nhỏ quả oliu vào các món súp hoặc cho con ăn bốc. Trong giai đoạn cho con ăn dặm chưa thể nhai quả thì mẹ đừng quên bổ sung vào mỗi bát cháo, bột của con một thìa dầu oliu hàng ngày nhé. Dầu oliu cũng rất giàu calo và chất béo.


Lưu ý dành cho mẹ: nên cho dầu oliu vào cháo khi vừa tắt bếp, dầu sẽ không bị mất chất dinh dưỡng.


Quả bơ


Quả bơ chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú giúp bé phát triển. Quả bơ chứa hàm lượng chất béo có lợi rất tốt cho sức khỏe tim mạch và tiêu hóa của con trẻ. Theo đó, các mẹ có thể cho bé yêu ăn bơ từ 6 tháng tuổi trở lên.


Lời khuyên: Mẹ nên xay bơ nhuyễn hoặc kết hợp bơ với sữa cho trẻ để làm thực đơn ăn dặm , món ăn vặt hoặc ăn phụ tuyệt vời giúp bé tăng cân lành mạnh.


Bơ đậu phộng ( 1 tuổi +)


Vì lý do dễ gây dị ứng, không nên cho vào thực đơn ăn dặm cho trẻ .


Bơ đậu phộng chứa hàm lượng protein và chất béo cực kì cao. Nó là một thực phẩm giàu năng lượng tuyệt vời và sẽ giúp bé của mẹ tăng cân vèo vèo. Mẹ có thể trộn bơ đậu phộng với trái cây, phết ăn cùng bánh mì hoặc crepe cho con ăn sáng.


Trứng


Trứng rất giàu protein và ít carbohydrate. Một quả trứng trung bình chứa khoảng 26 gram protein. Trứng là thực phẩm rất tốt cho trẻ để giúp trẻ tăng cân. Tuy nhiên, lòng trắng trứng rất dễ gây dị ứng ở trẻ dưới 1 tuổi, do đó, mẹ chỉ nên cho con ăn lòng đỏ trứng luộc nghiền nhuyễn). Trẻ trên 1 tuổi có thể ăn một quả trứng luộc cả lòng đỏ và trắng mỗi ngày để cung cấp năng lượng bổ sung.



Tinh bột


Tinh bột là một phần quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp bé tăng cân. Những thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, gạo và các loại ngũ cốc và các loại hạt. Theo tính toán, cứ mỗi khẩu phần gạo trắng đã được nấu chín cung cấp 200 calo năng lượng thì có chứa 47g tinh bột.


Thịt, cá


Thịt, cá là hai thực phẩm giàu calo không thể thiếu trong thực đơn để giúp bé tăng cân. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều thịt có thể gây hại cho sức khỏe, vì vậy cha mẹ nên cân đối lượng thịt trong khẩu phần ăn của con.

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Nhiễm trùng đường ruột, khó khăn trong nhai nuốt, rối loạn tiêu hóa, chế độ dinh dưỡng cho bé thiếu vi chất là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh biếng ăn ở trẻ. Xây dựng một số món ngon cho bé biếng ăn được xem là cách làm hiệu quả nhất để đẩy lùi căn bệnh này, đồng thời giúp kích thích quá trình ăn uống ở trẻ được diễn ra một cách ổn định và khoa học hơn.



1.Cháo nấm tôm ngọt thơm


Chăm sóc bé bị ốm bằng cháo nóng hổi với vị ngọt từ tôm, dẻo thơm của gạo nếp và gạo tẻ, quyện với mùi thơm của nấm, rau mùi và hành lá thì trẻ con vô cùng thích thú .


2.Cháo cá lóc với bí đỏ


Cá biển là thực phẩm tuyệt vời do chứa đạm, có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tế bào thần kinh, phát triển thị giác và phòng chống bệnh tim mạch. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D. Do đó, ăn cá ít nhất ba lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ.


Bí đỏ có vị ngọt, mát kết hợp với tính nhuận trường, phòng chống táo bón. Cá lóc với bí đỏ cũng giàu hàm lượng selen. Mẹ nên bổ sung vào thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi lúc trẻ bắt đầu ăn dặm


3.Súp yến mạch


Cho con ăn dặm , đây cũng là món ngon cho trẻ ăn dễ làm và ngon miệng dành cho trẻ. Các mẹ có thể làm theo cách đơn giản như sau:


-Nguyên liệu: Yến mạch, bơ hoặc dầu ăn, hành tây băm nhỏ, các loại rau, lá rau mùi, nước dùng, muối, tiêu, bột bắp.


-Cách chế biến: Dùng chảo phi thơm hành, cho rau vào xào chừng 1 phút, cho yến mạch xào tiếp 1-2 phút, đổ nước nấu 3 phút. Hòa bột bắp với sữa, đổ vào chảo súp, quấy đều tay đến khi sánh lại, thêm chút sữa là được.


  1. Nui xào bò

Nui xào bò là món ăn ngon thường nấu cho bữa sáng. Cách làm nui xào bò không khó với những bà nội trợ, nhưng làm sao để nấu được ngon, thịt bò không bị dai là điều không phải ai cũng làm được. Chúng ta cùng học cách chế biến món ăn ngon này nhé.


Nguyên liệu:


– 300 g nui ống; 300 g thịt bò, cắt miếng mỏng; 1/2 hộp cà chua paste; 2 tép tỏi, bằm nhuyễn; 1 củ hành tây, cắt miếng mỏng; 5 nhánh hành lá, cắt khúc; 2 trái cà chua, cắt miếng mỏng; 1 nhánh xà lách, rửa sạch.


– Gia vị: 3 muỗng cà phê hạt nêm từ; ½ muỗng cà phê tiêu xay; 4 muỗng canh dầu ăn.


Cách làm:


– Ướp thịt bò với 1 muỗng cà phê hạt nêm và 2 thìa dầu ăn, ¼ muỗng cà phê tiêu xay, 2 tép tỏi bằm. Để cho thấm.


– Đun sôi nước lạnh cho dầu ăn và nui vào luộc chín. Vớt nui ra khỏi nồi, làm nguội bằng nước lạnh.


– Xào nui với 2/3 hộp tương cà chua.


– Cho nui vào đảo đều với thịt bò hành tây, nêm với 2 muỗng cà phê hạt nêm cho vừa ăn.


  1. Cháo cá basa cà chua nấm hương:

Cá basa là loài có giá trị dinh dưỡng  cao vì chứa nhiều chất đạm, ít béo, nhiều EPA và DHA, ít cholesterol. Riêng về hàm lượng chất béo trong cá basa ít hơn so với thịt nhưng chất lượng mỡ cá lại tốt hơn. Các acid béo chưa no hoạt tính cao chiếm từ 50% đến 70% trong tổng số lipid bao gồm oleic, linolenic, arachidonic, klupanodonic…


Các acid béo này là những chất quan trọng hỗ trợ cho nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và đặc biệt là hệ tiêu hóa. Cà chua và nấm hương là những thực phẩm dễ ăn, giàu vitamin. Mẹ có thể kết hợp loài cá này với cà chua và nấm hương để tạo ra món cháo cho bé được ngon hơn.

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Khi trẻ đủ 6 tháng tuổi nhu cầu năng lượng hơn để hoạt động nhiều hơn. Tuy nhiên, mỗi cữ bú, bao tử của bé chỉ chứa được một lượng sữa nhất định mà thôi. Vì vậy, bạn nên thay thế dần bằng chế độ ăn đặc chứa nhiều tinh bột, chất béo và đạm để bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể. Vậy tập cho bé ăn dặm như thế nào ? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về cách cho con ăn dặm đúng cách.


4 nguyên tắc cho con ăn dặm lần đầu:


– Không vội vàng, đừng học theo kinh nghiệm của người quen, có nghi ngờ thì nên dừng lại và chờ đợi.


– Đừng ham chạy theo số lượng.


– Không được ép bé ăn.


– Không cần sự đa dạng.



Lưu ý khi chăm sóc trẻ tuổi ăn dặm


+ Bắt đầu cho trẻ làm quen với thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi. Trước 4 tháng tuyệt đối không ăn dặm. Cũng có bác sĩ khuyến cáo bắt đầu cho ăn dặm khi 4-6 tháng tuổi nhưng cho bé ăn dặm tại thời điểm này là nhu cầu của cha mẹ, để được thấy bé giống người lớn, chứ không phải nhu cầu thực của bé.


+ Thực đơn ăn dặm phải đẩm bảo thực phẩm mới khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Không thử nghiệm khi bé mọc răng, bị cảm, mệt. Cần bé khỏe và người mẹ cho con ăn dặm cũng phải thấy khỏe khoắn. Trường hợp sức khỏe bé không đảm bảo (sau tiêm chủng, người nhà hắt hơi sổ mũi, với nguy cơ ngày hôm sau bé cũng sẽ bị sổ mũi), gia đình có dự định cho những thay đổi sinh hoạt trong thời gian gần (đi du lịch, tổ chức tiệc đông người tại nhà…), tốt nhất là nên đợi thêm một tuần cho tới khi mọi sinh hoạt trở lại bình thường mới bắt đầu cho bé ăn dặm.


+ Cho bé dùng đồ ăn dặm trước khi dùng thức ăn chính: Cho bé ăn cháo sữa ngũ cốc, sau đó mới cho bú mẹ hoặc bú bình.


+ Nếu bé từ chối món ăn dặm nào đó thì không nên cố ép. Đôi khi để bé thích được mùi vị mới cha mẹ phải thử tới 10-15 lần. Ví dụ nếu bé có từ chối thịt hoặc rau thì cũng không có gì đáng sợ. Hãy thử lại sau 10-12 ngày và thử làm vài lần. Nhưng sau mỗi lần bé phun thức ăn dặm mới ra thì phải dừng trong 2 tuần.


+ Chỉ cho bé thử một loại thức ăn mỗi lần. Nếu định cho bé ăn hoa quả nghiền, không cần cho ngay cả táo, lê và mận. Chỉ được dùng một loại thực phẩm mới. Nếu nấu cháo sữa thì không nên dùng loại bột ngũ cốc 7 thành phần mà chỉ dùng loại một thành phần. Khi nào mọi chuyện ổn thỏa mới thử sang thành phần mới.


+ Chỉ bắt đầu cho bé ăn dặm 2 bữa khi đã thay thế hoàn toàn bữa thứ nhất. Chúng ta đã chọn được một món, chẳng hạn cháo sữa ngũ cốc và quyết định thay thế bữa cuối ngày. Đây là lựa chọn tốt vì cháo làm bé no lâu và sau bữa cháo tối trẻ thường ngủ ngon hơn. Nếu chưa thay thế hoàn toàn được bữa tối thì không thử nghiệm bữa sáng hay bữa trưa.


+ Khoảng cách giữa hai lần thử món ăn không dưới 5 ngày. Ví dụ ngày đầu bạn thay sữa mẹ bằng 20 g cháo sữa rồi cho bé bú thêm. Những ngày tiếp theo dùng 40, 60, 80, 100 g cháo, tăng dần trong vòng 5-7 ngày thì thay thế hoàn toàn bữa sữa mẹ.


Cho trẻ ăn dặm chia thành 3 giai đoạn sau


  1. Giai đoạn ăn bột:

Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ đã có thể cho bé nhấm nháp một chút bột được rồi.  Trong giai đoạn này, có thể mua bột dinh dưỡng đóng hộp của các hãng có uy tín, vì loại bột này có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Nếu bạn tự chế biến cho trẻ ăn cần đảm bảo hợp vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng, tuy nhiên bạn nên lưu ý những thức ăn có thể làm cho trẻ bị dị ứng.


2 Giai đoạn ăn cháo:


Khi bé được 9 – 10 tháng (có bé sớm hơn) và đã ăn được kha khá, bạn có thể nấu cháo cho bé ăn. Không nên chỉ hầm xương lấy nước, vì nước ngọt của xương hoàn toàn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mà bé cần ăn cả xác thịt, cá, rau củ. Nên hầm riêng một nồi cháo nhừ. Mỗi bữa ăn của bé, bạn múc cháo ra và cho thịt, cá, rau củ vào nấu chín từng bữa, thêm dầu ăn cho bé ăn.


3 Giai đoạn ăn cơm:


Khi có đủ răng (20 cái), bé mới có thể nhai cơm thật kỹ. Bạn nên nấu cơm mềm và dằm nát cho trẻ ăn. Tập cho trẻ ăn các loại rau, củ bằng cách nấu canh rau đay, canh mồng tơi, canh bí đỏ, canh súp (nấu với cà-rốt, khoai tây, súp-lơ, su hào). Nên cắt ngắn rau cho bé dễ nhai để bé không bị hóc cọng rau.

Rất nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng do cha mẹ cho con ăn dặm không đúng về lượng và chất. Không ít bậc cha mẹ thắc mắc tại sao con mãi không tăng cân, trong khi họ đã dành rất nhiều thời gian chế biến và liên tục đổi món để làm mới thực đơn của bé.



1 .Sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn quan trọng nhất vì thế không cần cho trẻ ăn dặm


Sữa mẹ vẫn luôn là nguồn thức ăn quan trọng nhất trong những năm tháng đầu đời. Các mẹ nên nhớ rằng việc ăn dặm chỉ đơn thuần là để trẻ làm quen với thức ăn và tập ăn thô. Sữa mẹ vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong một năm đầu đời.


Tuy nhiên ngay từ tháng thứ 6, nguồn dự trữ sắt trong cơ thể trẻ đã cạn kiệt, sữa mẹ thì lại không còn chứa đủ lượng sắt cần thiết cho trẻ. Kẽm cũng là một trong số những vi lượng bị thiếu hụt vào thời điểm này.


2 .Chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn thịt khi trẻ 8 tháng tuổi


Có nhiều bà mẹ thường cho rằng chỉ nên cho trẻ ăn thịt từ tháng thứ 8 . Tuy nhiên theo báo cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, thịt mới là thức ăn lý tưởng cho bé ăn dặm và mẹ hoàn toàn có thể bổ sung thịt vào thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi  . Vì trong thịt là một trong những loại thực phẩm rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trong thịt có chứa rất nhiều sắt và kẽm rất cần thiết khi cho trẻ ăn dặm.


3 .Không cho trẻ ăn dầu mỡ vì hệ tiêu hóa chưa hấp thụ được


Nhiều người thường sợ con bị rối loạn tiêu hóa nên không dám cho con ăn dặm với thịt mỡ, dầu ăn. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu trẻ cần từ 30% lượng calo từ chất béo hàng ngày để đáp ứng bộ não và cơ thể đang phát triển nhanh chóng. Các mẹ nên cho trẻ ăn chất béo từ dầu thực vật, giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu các căn bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn.


4 .Chọn thời điểm cho bé ăn dặm không hợp lý


Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi bố mẹ hãy cho bé tập thực đơn ăn dặm cho bé .


Sai lầm của nhiều phụ huynh là cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn so với thời điểm có thể bắt đầu. Nếu cho bé ăn dặm quá sớm, trước 6 tháng tuổi: do hệ men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, trẻ sẽ khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn, trẻ sẽ bị khó tiêu, gây nên tình trạng ít bú mẹ.


5 .Nghiền nhuyễn mọi thức ăn


Nghiền nhuyễn thức ăn khiến bé không được học nhai, chỉ biết nuốt chửng, từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến nhanh chán. Nhiều trẻ 3 tuổi đi mẫu giáo không ăn được cơm cùng các bạn do ở nhà bố mẹ vẫn cho ăn cháo xay.


6 .Cho trẻ ăn bột với đường


Khi cho trẻ ăn cháo với đường sẽ dẫn đến tình trạng thừa đường và thiếu đạm.Điều này sẽ làm tăng men chua trong dạ dày và ruột, dễ gây rối loạn tiêu hóa, cản trở hấp thu canxi và dẫn đến còi xương. Khi cho trẻ ăn ngọt rất dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn, vì đường là chất mau no. Các bà mẹ nên nhớ bữa ăn của trẻ nên đây đủ: chất đạm, khoáng chất, vitamin, đường…


7 .Các bữa ăn kéo dài quá


Cố bắt con ăn hết bát bột, vừa ăn vừa chơi hay đi rong có khi kéo dài cả 1-2 tiếng… là lỗi phổ biến nhất. Điều này vừa làm bát bột vữa, khó ăn, vừa khiến bé thêm chán. Hơn nữa bữa ăn kéo dài khiến thời gian tới bữa sau quá ngắn, bé còn chưa kịp cảm thấy đói. Vòng luẩn quẩn này khiến bé ngày càng không muốn ăn. Tốt nhất, bữa ăn chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút, dù bé mới ăn được ít cũng nên kết thúc.


8 .Pha sữa với các thực phẩm khác sẽ giàu chất dinh dưỡng hơn


Nếu trọn sữa với các loại thực phẩm khác sẽ làm thay đổi chế độ dinh dường có trong sữa. Trẻ sẽ không thể hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.


Tuyệt đối không nên pha pha sữa bằng nước hoa quả vì điều đó là không cần thiết; vitamin C trong nước quả có thể làm sữa trở nên khó tiêu. Các bà mẹ nên pha sữa theo đúng công thức, nếu pha sai trẻ uống phải sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn.


9 .Quá ưu tiên đạm


Nhiều mẹ nấu bột có thói quen cho thật nhiều thịt, cá, trứng,… và nghĩ như thế mới đủ chất nhưng lượng đạm quá nhiều không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến biếng ăn.


10 .Thức ăn của trẻ càng phong phú càng tốt


Đây là ý nghĩ rất sai lầm. Nhiều người cho rằng, ngay từ khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, thức ăn phải phong phú, đa đạng. Bữa ăn của trẻ phải được chế biến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau để trẻ có thể làm quen và ăn được chúng khi lớn lên.

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Không phải bé nhà bạn ăn được nhiều là bạn đã yên tâm về cách chăm sóc bé của mình  .Ăn gì, ăn như thế nào để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé đồng thời tránh được những hiểm họa từ thực phẩm tác động không tốt tới con quả là điều không dễ dàng nhất vào thời điểm mẹ tập cho con ăn dặm thì càng phải chú ý hơn .



Dưới đây là 20 thực phẩm không nên cho bé nhà bạn ăn quá nhiều , cùng tìm hiểu nhé .


1 .Bánh có trứng sống


Bạn nên chú ý đến nguyên liệu làm bánh, đặc biệt là trứng sống. Nếu trong nguyên liệu làm bánh của bạn có trứng thì phải được nướng chín hoàn toàn và thử bánh khi chắc chắn nó đã chín. Vì trong trứng sống có thể chức 20.000 vi khuẩn salmonella.


Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ qua một số món bánh tráng miệng như mousse, tiramisu thường được làm từ nguyên liệu kem trứng – trứng đánh bông mà không qua nướng chín. Thay vào đó bạn có thể học cách làm bánh flan trứng cho trẻ nhỏ .


2 .Kẹo cao su


Trong thành phần của phần lớn các loại kẹo cao su đều có chứa chất hóa dẻo, phenol, hương vị, chất tạo màu, ăn nhiều không có lợi cho sức khỏe trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, theo quán tính, các bé nhai kẹo xong thường nuốt luôn vào bụng mà không nhả bã hoặc nhả bã không đúng nơi quy định.


3 .Pate


Không nên cho paste vào thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi vì pate có thể được làm từ các loại thịt dễ bị hỏng vì vậy nó có thể chứa listeria. Giữ pate trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn này nhưng sẽ không thể ngăn chặn nó hoàn toàn. Bởi vì phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị nhiễm listeria do đó nên tránh các loại thịt đông lạnh.


4 . Rau mầm


Phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm ví dụ như giá đỗ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và các vi trùng này gần như không thể rửa sạch.


5 .Cá có chứa thủy ngân


Cá kiếm, cá kình, cá thu… có chứa hàm lượng metyl thủ ngân. Kim loại này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai nên chọn cá có ít thủy ngân, như cá tra, cá hồi, cá ngừ trắng đóng hộp. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang thai.


Thịt nguội và xúc xích


6 .Thịt nguội và xúc xích


Không giống như nhiều mầm bệnh do thực phẩm khác, listeria có thể phát triển ở nhiệt độ trong tủ lạnh. Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên tránh những loại thịt dễ bị hỏng và phải lưu trữ trong tủ lạnh như thịt nguội và xúc xích. Bạn có thể làm cho chúng an toàn hơn bằng cách nấu chín hấp hoặc nướng trước khi dùng.


7 .Bỏng ngô


Lượng chì có trong thành phần bỏng ngô tương đối cao, khi đi vào cơ thể có thể làm hại hệ thống thần kinh, tiêu hóa và ảnh hưởng chức năng tạo máu.


8 .Cola


Đồ uống chế biến từ hạt cola gây nguy hiểm cho sức khỏe và các cơ quan khí quan của trẻ nhỏ.


9 .Mỡ động vật


Không chỉ gây ra bệnh béo phì, ăn nhiều mỡ động vật còn gây ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể trẻ nhỏ.


10 . Động vật có vỏ sống


Sò, ốc, hàu sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các bệnh do thủy sản gây ra. “Thủ phạm” bao gồm các ký sinh trùng và vi khuẩn thường không được tìm thấy trong hải sản nấu chín. Khi mang thai vẫn có thể ăn các loại động vật có vỏ nhưng phải nấu kỹ. Hàu, trai và hến phải nấu chín cho đến khi vỏ mở, nếu không mở thì bạn không nên dùng.


11 .Sữa chưa được tuyệt trùng


Nếu bạn đang mang thai, tốt nhất không nên uống sữa chưa được tiệt trùng vì nó có thể chưa vi khuẩn listeria. Chỉ mua sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn.


12 .Salad


Một số loại salad có nước xốt từ trứng sống như trong món salad caesar, xốt Besarnaise, mayonnaise cũng không được khuyến khích… Phụ nữ mang thai nên lựa chọn các loại nước xốt đóng chai được làm từ trứng tiệt trùng.


13 .Chocolate


Trẻ nhỏ ăn quá nhiều chocolate sẽ làm cho hệ thống thần kinh trung ương luôn ở trong trạng thái bị kích thích, có thể dẫn đến co giật cơ, tim đập nhanh và tâm trạng lo lắng, ngoài ra còn ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn.


14  .Muối


Lúc nhỏ ăn quá mặn hoặc quá nhiều muối sẽ khiến bé dễ bị bệnh mạch vành, ung thư dạ dày, tăng huyết áp và một số bệnh khác khi đến tuổi trưởng thành.


15 .Các loại đậu


Trong các hạt đậu có chứa chất gây bướu cổ và bài tiết hormone tuyến giáp ra bên ngoài cơ thể. Vì thế, ăn nhiều đậu có thể gây thiếu hormone tuyến giáp.


16 .Trà đặc


Trong trà, đặc biệt là trà pha đặc có chứa một lượng lớn axit tannic. Khi loại axit này kết hợp với chất sắt bên trong cơ thể sẽ tạo thành hợp chất rất khó hấp thu, khiến cơ thể có nguy cơ bị thiếu sắt.


  1. Thạch (jelly)

Thạch được làm từ chất làm đông đặc, hương vị, chất ngọt và chất tạo màu. Ăn quá nhiều thạch jelly có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe tâm thần của trẻ nhỏ. Ngoài ra, nếu không cẩn thận thì khi ăn thạch, bé có thể bị hóc, nghẹn gây hô hấp khó khăn.


18 .Nhân sâm


Trẻ nhỏ ăn nhiều nhân sâm có thể làm cơ thể dậy thì sớm.


19 .Thực phẩm đóng hộp


Các chất phụ gia trong thực phẩm đóng hộp ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ nhỏ và có khả năng gây ngộ độc mãn tính.


20 .Sushi


Nếu là fan của sushi thì bạn sẽ phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ y tế Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Sữa là thực phẩm hàm chứa nhiều nguồn dinh dưỡng, tuy nhiên dùng không đúng sẽ giảm thấp rất nhiều nguồn dinh dưỡng đó. Hãy lưu ý 10 chú ý dưới đây.



  1. Sữa càng đặc càng tốt?

Có người cho rằng, sữa càng đặc, cơ thể sẽ càng có nhiều dinh dưỡng, điều này không khoa học. Cái gọi là sữa quá đặc là chỉ trong sữa thêm nhiều bột nhưng ít nước, làm cho nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn tỉ lệ bình thường. Cũng có người lo sợ sữa tươi quá nhạt nên thêm sữa bột vào trong sữa.


Nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa bị đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn, còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính. Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.


  1. Sữa thêm nhiều đường càng tốt?

Sữa không cho đường không dễ tiêu hóa, đây là “kiến thức chung” ai cũng biết. Thêm đường là để tăng thêm nhiệt lượng carbohydrates cung cấp, nhưng phải chú ý định lượng, thông thường mỗi 100ml sữa thêm 5-8g đường.


Trong sữa nên cho loại đường nào? Tốt nhất là đường mía, đường mía sau khi vào đường tiêu hóa bị tiêu hóa phân giải, biến thành glucose được cơ thể hấp thụ. Độ ngọt của glucose thấp, nhưng dùng nhiều sẽ dễ vượt quá phạm vi quy định.


Còn vấn đề nên cho đường vào lúc nào? Nếu cùng làm nóng đường và sữa, sẽ làm cho lysine trong sữa gây ra phản ứng với đường ở độ nhiệt cao (80℃-100℃), hình thành chất glycosyl lysine gây hại. Chất này không những không được cơ thể hấp thụ mà còn gây nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, nên đun sôi sữa xong để nguội đến nhiệt độ ấm (40℃-50℃) sau đó mới cho đường vào trong sữa hòa tan.


  1. Sữa có thêm Chocolate?

Có người cho rằng, mặc dù sữa thuộc loại thực phẩm có protein cao, chocolate lại là thực phẩm năng lượng, hai loại kết hợp lại nhất định có ích lớn cho sức khỏe. Thực tế lại không như vậy.


Sữa trong dịch thể thêm chocolate sẽ làm cho can-xi trong sữa và acid oxalic trong chocolate sản sinh ra phản ứng hóa học, hình thành “can-xi oxalic acid”. Thế là, chất can-xi vốn dĩ có giá trị dinh dưỡng lại biến thành một chất gây hại cho cơ thể, từ đó gây ra thiếu can-xi, uống sữa bị sôi bụng, trẻ em sinh trưởng chậm, tóc lông xơ cứng, dễ gãy xương và tăng tỉ lệ phát bệnh sỏi đường tiết niệu…


  1. Uống thuốc cùng với sữa, lợi 2 trong 1?

Có người cho rằng, đồ uống có dinh dưỡng uống cùng với thuốc chữa bệnh nhất định sẽ có ích, thực tế đây là sai lầm hoàn toàn. Sữa có đủ ảnh hưởng rõ rệt đối với tốc độ hấp thụ thuốc trong cơ thể, làm cho độ đậm đặc của thuốc trong huyết dịch thấp hơn so với người uống thuốc không uống sữa trong thời gian nhất định.


Uống thuốc cùng với sữa còn dễ làm cho thuốc hình thành màng bao phủ trên bề mặt, làm cho can-xi trong sữa và ion khoáng chất như kẽm… gây phản ứng hóa học với thuốc, hình thành chất hòa tan không phải nước, điều này không chỉ làm giảm thấp hiệu quả thuốc, còn có thể gây nguy hại cho cơ thể, vì vậy trong 1-2 tiếng trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.


  1. Dùng sữa chua cho trẻ em uống?

Sữa chua là một loại đồ uống mạnh khỏe có lợi cho tiêu hóa, có phụ huynh thường dùng sữa chua chăm sóc bé uống. Tuy nhiên, vi khuẩn acid lactic trong sữa chua hình thành nên kháng sinh, mặc dù có thể khống chế rất nhiều vi khuẩn nguồn bệnh sinh trưởng, nhưng đồng thời cũng phá vỡ điều kiện sinh trưởng nhóm vi khuẩn bình thường có ích đối với cơ thể, còn ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thông thường, đặc biệt là trẻ em mắc chứng viêm dạ dày đường ruột và trẻ em sinh non. Nếu cho những trẻ đó uống sữa chua có thể sẽ gây ra nôn mửa và viêm ruột dạng hoại tử.


  1. Thêm nước cam hoặc nước chanh vào trong sữa để tăng hương vị?

Thêm nước cam hoặc nước chanh vào trong sữa xem ra là một biện pháp tốt, nhưng trên thực tế, nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein.


  1. Thêm sữa vào trong cháo?

Có người cho rằng, làm như thế có thể làm cho dinh dưỡng hỗ trợ lẫn nhau. Thực tế cách làm này rất không khoa học. Trong sữa hàm chứa vitamin A, còn cháo chủ yếu tinh bột là chính, trong đó hàm chứa Lipoxygenase sẽ phá hỏng vitamin A. Trẻ em nếu dung nạp không đủ vitamin A sẽ làm cho trẻ em phát triển kỹ năng chậm chạp, cơ thể yếu nhiều bệnh, vì vậy dù là để bổ sung dinh dưỡng thì cũng cần phân khai sử dụng hai loại này.


  1. Sữa cần phải nấu sôi?

Thông thường, nhiệt độ khử độc của sữa yêu cầu không cao, ở 70℃ sử dụng 3 phút, 60℃ sử dụng 6 phút là được. Nếu nấu sôi, nhiệt độ đạt đến 100℃, chất lactose trong sữa sẽ xuất hiện hiện tượng cháy, đường cháy có thể dẫn đến ung thư. Ngoài ra, can-xi trong sữa sau khi nấu sôi sẽ xuất hiện hiện tượng kết tủa phốt phát, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của sữa.


  1. Sữa đựng trong bình để dưới ánh nắng có thể tăng thêm vitamin D?

Có người xem quảng cáo biết rằng: bổ sung can-xi còn cần bổ sung vitamin D. Ánh mặt trời lại là nguồn vitamin D thiên nhiên dễ hấp thụ nhất, thế là tìm cách rót sữa vào trong bình để phơi dưới ánh nắng mặt trời. Thực tế làm như vậy vừa được vừa mất. Sữa có thể dành được một số vitamin D, nhưng lại mất đi vitamin B1, B2 và vitamin C. Bởi vì 3 loại dinh dưỡng này sẽ bị phân giải ở dưới ánh nắng mặt trời, dẫn đến một phần mất đi hoặc mất đi toàn bộ. Ngoài ra dưới ánh nắng đường lactose sẽ lên men làm cho sữa biến chất.


  1. Lấy sữa đặc thay thế sữa bò?

Sữa đặc là một loại chế phẩm từ sữa bò, là sữa tươi nấu lên đến dung lượng 2/5, sau đó thêm 40% đường mía đóng hộp là được. Có người bị ảnh hưởng của lý thuyết ” sản phẩm cô đặc đều là tinh hoa”, bèn lấy sữa đặc thay thế sữa. Làm như vậy hiển nhiên là không đúng. Sữa đặc quá ngọt, bắt buộc phải thêm 5-8 lần nước để hòa loãng. Nhưng khi độ ngọt vừa miệng thì nồng độ chất béo và protein cũng giảm thấp đi một nửa so với sữa tươi. Nếu thêm nước vào trong sữa đặc, sẽ làm cho nồng độ protein và chất béo gần với sữa tươi, như vậy thì hàm lượng đường sẽ hơi cao.


 

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Ở tuổi cho con ăn dặm biếng ăn là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ , ban đầu có thể do thực đơn không phù hợp với trẻ xong khi mẹ đã đổi món thì triệu chứng vẫn kéo dài . Bé ăn ít lại thậm trí trẻ có thể chống đối lại cha mẹ khi phải ăn loại thức ăn nào đó . Vậy làm thế nào để chăm sóc bé biếng ăn cùng tìm hiểu dưới đây nhé .


Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ:



Bình thường một bữa ăn của trẻ kéo dài khoảng 15 – 20 phút tối đa là 30 phút, trẻ được coi là biếng ăn khi thời gian kéo dài trên 30 phút.


Tập cho bé ăn dặm như thế nào ? Số bữa ăn và lượng ăn phụ thuộc vào tuổi của trẻ, ví dụ  trẻ 1 tuổi cần ăn 3 – 4 bữa cháo (bột)/ngày + 500ml sữa nếu trẻ chỉ ăn được 2 bữa hoặc và ít hơn 250ml sữa/ngày  thì được coi là biếng ăn.


Biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân như: trẻ bị bệnh, trẻ mọc răng, cách nấu không hợp lý hoặc do yếu tố tâm lý (bị ép ăn, doạ nạt khi ăn,…) Tuy biếng ăn có nhiều nguyên nhân nhưng chế độ dinh dưỡng hợp lý, món ăn đa dạng và hấp dẫn sẽ giúp bé phát triển toàn diện và dần dần yêu thích bữa ăn hơn.


Khi trẻ ăn ngon miệng; trạng thái tinh thần của trẻ vui vẻ, hào hứng; khi ăn hợp tác tốt với người cho ăn, còn trẻ biếng ăn thì thường gào khóc, không há miệng, quay mặt đi.


Thực đơn ăn dặm cho bé biếng ăn


Cách làm bánh flan


Công thức:


– 30g đường phèn bột. Nếu không thì thay thế bằng đường xay hoặc đường cát đều được. Nếu sợ ngọt có thể giảm xuống còn 25g.


– 4 lòng đỏ trứng gà


– 250ml sữa công thức pha với nước nóng (hơi bị mất chất nhưng đằng nào cũng vậy)


– 10g bột năng


– chút vani để khỏi tanh mùi trứng. Dùng tinh chất vani (vanilla extract chứ đừng dùng vanilla bột bán ngoài chợ nhé – toàn hóa chất)


Cách làm:


– Đánh tan lòng đỏ với đường, bột năng. Pha sữa nóng rồi từ từ đổ vào hỗn hợp lòng đỏ, vừa đổ vừa khuấy để trứng và bột tan đều, thêm chút vanilla.


– Chia nhỏ vào các lọ nhỏ/hộp nhỏ/khuôn. Bé ăn mỗi lần ít nên chia nhỏ ra hoặc nếu không làm vào hộp bánh flan bình thường, con ăn không hết thì mẹ ăn cũng dc


– Nướng cách thủy ở 160 độ C chừng 40~45p là bánh chín. Nếu không có lò nướng thì hấp cũng được.


– Bánh để nguội, để ngăn mát tủ lạnh, trước khi cho bé ăn để nguội.


Cháo trứng đậu đỏ


Trứng ngon bổ, đậu đỏ giàu vitamin B và một lượng lớn thành phần tinh chất kiềm thạch nên đậu đỏ còn có khả năng giải độc cao. Vỏ đậu đỏ còn giúp nhu động ruột hoạt động tốt nhờ đó loại bỏ các chất cặn bã bám ở thành ruột. Các tinh chất kiềm thạch kích thích nhuận tràng bài trừ chất độc, vì vậy khi bé có dấu hiệu biếng ăn mẹ hãy cho bé dùng cháo trứng đậu đỏ để quá trình tiêu hóa được diễn ra hiệu quả.


Nguyên liệu


–         Gạo lứt giã nát: 2 muỗng canh


–         Đậu đỏ mhâm mềm:1 muỗng.


–         Lòng đỏ trứng:1 cái


–         Nước: Hơn 2 chén


–         Nước mắn, đường


Cách thực hiện:


–         Gạo vo sạch, ngâm với nước sôi 1 giờ, chờ gạo hơi mềm vớt ra để ráo.


–         Đậu đỏ xay nhuyễn, tán đều với 1/2 chén nước, lược lấy nước.


–         Lòng đỏ trứng hấp chín, tán nhuyễn.


–         Bắc gạo + 2 chén nước lên bếp, nấu tới lúc cháo nhừ, cho nước đậu + trứng vào, khuấy đều. Đun tiếp khoảng 5 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn, nhấc xuống.


Bột lươn,  khoai tây, mồng tơi


Nguyên liệu:


Bột gạo: 50g, Thịt lươn: 25g, Khoai tây: 1/2 củ, Rau mồng tơi: 30g.


Dầu ăn, gia vị vừa đủ.


Cách làm:


– Bột gạo cho ít nước vào ngâm khoảng 15 phút cho bột nở và lắng xuống nồi, chắt hết nước ngâm ra, cho nước hầm xương vào, bắc lên bếp khuấy đều.


– Rau mồng tơi rửa sạch, cho vào cối xay mịn với lươn, khoai tây và ít nước hầm xương.


– Cho hỗn hợp đã xay mịn vào nồi bột khuấy đều cho các hỗn hợp chín và hoà lẫn với nhau là được.


Bột thịt cóc


Bột thịt cóc là món ăn bổ dưỡng thích hợp cho trẻ nhỏ biếng ăn. Bạn hãy chuẩn bị 10g thịtc cóc, lòng đỏ trứng gà 2 cái, chuối ngự 12g, chuối sấy khô nhưng còn dẻo, giã nhuyễn thêm trứng gà đánh tan, sấy khô tán bột. Ba thứ trộn lại giã nhuyễn sấy khô đóng thành viên hoặc cho vào lọ ăn dần. Trẻ em dưới 1 tuổi uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê, trẻ em trên 3 tuổi mỗi lần 3 thìa cà phê.


Ngoài việc sử dụng các món ăn – bài thuốc trên, chúng ta cần phải: Cho trẻ ăn uống đúng giờ, ăn có mức độ, ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, ấm và nấu nhừ. Không cho trẻ ăn quá no, không cho trẻ ăn những thức ăn sống lạnh, những món xào nấu quá béo. Khi trẻ bắt đầu hồi phục cần tăng lượng thức ăn từ ít đến nhiều. Chia làm nhiều bữa nhỏ để trẻ có thể ăn hết suất giúp hấp thụ được hết chất dinh dưỡng của món ăn nhằm, tăng sức đề kháng với bệnh tật.


Bột cà chua thịt bò


Nguyên liệu:


Bột gạo: 50g, Thịt bò: 25g, Cà chua: 1/2 quả, Cải ngọt: 30g, Dầu ăn, gia vị vừa đủ.


Cách làm:


– Bột gạo cho ít nước vào ngâm khoảng 15 phút cho bột nở và lắng xuống nồi, chắt hết nước ngâm ra, cho nước hầm xương vào, bắc lên bếp khuấy đều.


– Cải ngọt rửa sạch cho vào cối xay mịn với thịt bò, cà chua và ít nước hầm xương.


– Cho hỗn hợp đã xay mịn vào nồi bột, khuấy đều cho các hỗn hợp chín và hoà lẫn với nhau là được


Xem thêm công thức làm nui xào bò cho bé.

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Nhu cầu dinh dưỡng của bé luôn thay đổi theo từng chu kì phát triển. Lúc mới sinh ra, việc chăm sóc bé chỉ bằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Nhưng chỉ vài tháng sau đó sẽ đến giai đoạn sữa mẹ không đủ thỏa mãn bé. Giai đoạn này thường đến khi bé từ khoảng 4 đến 6 tháng tuổi. Đây chính là thời điểm đa số các bé sẵn sàng cho việc làm quen với thực đơn ăn dặm. Vậy tập cho bé ăn dặm như thế nào mẹ đã biết chưa ?



Nguyên tắc khi cho con ăn dặm


Ăn dặm – bữa ăn đầu đời của trẻ, quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của trẻ mà còn vì chúng là “sứ giả” giới thiệu thế giới muôn ngàn mùi vị của thức ăn. Những bữa ăn đầu đời định hướng cảm nhận ẩm thực, thói quen ăn uống cho trẻ.


Tùy thể trạng từng bé, bạn có thể tập cho con nhỏ ăn đặc (ăn dặm) từ từ, bắt đầu từ thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi . Gọi là ăn dặm vì đây là những bữa ăn tập dần cho trẻ làm quen với thức ăn đặc. Không thể thay thế được sữa mẹ hoặc sữa bột ngay tức thời mà phải xen kẽ. Thoạt đầu thì chỉ cần vài muỗng bột để làm quen. Nhưng khi bé đã khoái khẩu rồi và hệ tiêu hóa bé cũng đã làm quen với thức ăn thì bạn tăng dần thành bữa chính.


Những dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm.


+  Sau khi bú cạn “hai bình sữa”, bé vẫn còn khóc và đòi bú thêm.


+  Bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.


+ Trước đây bé ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú.


+  Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi vừa chợp mắt.


+  Bé trông rất hứng khởi khi thấy bạn ăn và đưa tay như muốn với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.


Cho ăn dặm những gì?


Trong mỗi chén phải có đủ 4 nhóm thức ăn:


Bột đường (gạo, mì, bắp, khoai…) cung cấp phần lớn nhu cầu năng lượng, hơn phân nửa nhu cầu về đạm và vitamin.


Đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu…): trong mỗi chén cháo, bột cần 1 muỗng canh thức ăn giàu đạm.


Dầu mỡ: rất cần cho sự phát triển của não bộ, cung cấp nhiều năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo đồng thời làm cho chén bột mềm, dễ nuốt. Mỗi chén cho 1 muỗng canh dầu.


Rau: cung cấp vitamin, sắt và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể, đồng thời cung cấp chất xơ giúp tránh táo bón. Mỗi chén cần 2 – 3 muỗng canh rau. Trong thời kỳ ăn dặm, tiếp tục cho trẻ bú mẹ.


Đặc biệt mẹ có thể học cách làm bánh flan làm  món thay đổi thực đơn cho bé ăn dặm .


Nên cho bé ăn dặm như thế nào?


Khởi đầu chỉ nên cho bé ăn 1 loại thức ăn mới trong ngày, ăn trong 2 – 3 ngày với lượng ít (vài ba thìa thức ăn) để theo dõi khả năng dung nạp của bé. Khi đã chắc bé dung nạp được với loại thức ăn đó thì chuyển qua tập một loại thức ăn mới khác. Giai đoạn đầu tập ăn không cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc 4 nhóm thực phẩm, chỉ  cần bé quen với mùi vị mới là được.


Nên cho bé ăn bột gạo pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức bé đang uống, hoặc chọn loại bột ngọt (bột có vị ngọt như bột gạo sữa, bột trái cây, bột rau củ…) có vị gần giống sữa, bé dễ chấp nhận trong thời gian đầu bé ăn dặm. Khi bé quen rồi thì chuyển qua bột mặn (bột thịt, bột cá, tôm, gà…).


Ngoài các  bữa bột, mẹ có thể cho bé uống thêm nước trái cây (cam, quýt, táo…) hoặc có thể nạo, dầm cho bé ăn những loại trái cây mềm (như chuối, xoài, đu đủ…).


Khi việc tập ăn dặm của bé đã dần hoàn thiện, miệng và lưỡi đã có thể đẩy và nuốt thức ăn một cách dễ dàng, không gặp các vấn đề về tiêu hoá thì các mẹ nên cho bé làm quen dần với nhiều loại thực phẩm và thức ăn cũng phải đặc dần lên, lâu dần có thể chuyển từ bột sang cháo (khi bé được từ 8  đến 10 tháng) để đảm bảo chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Bởi lẽ, bé càng lớn thì sự tiêu hao năng lượng cho việc vận động của bé càng nhiều hơn, đồng thời lượng và chất lượng sữa mẹ cũng giảm dần không còn là nguồn dinh dưỡng chính  hàng ngày của bé nữa.

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Khi mới tập cho con ăn dặm, phụ huynh cần lựa chọn những món ăn đơn giản, không có khả năng làm bé bị dị ứng hay bị rối loạn tiêu hóa. Những thực phẩm này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé trong thời kỳ ăn dặm. cha mẹ hãy lựa chọn kĩ lưỡng thực phẩm cho thực đơn cho bé ăn dặm nhé .



Thực phẩm không nên


  1. Muối

Thận của bé dưới 1 tuổi còn rất non yếu cho nên nếu mẹ thêm quá nhiều muối vào thức ăn dặm có thể sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về thận cho bé. Ngoài ra, ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm còn có thể sẽ gây tổn thương não bộ.


Nêm muối/mắm khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch trong tương lai .


  1. Mật ong

Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi thì không nên có mật ong . Mặc dù mật ong là một thực phẩm tự nhiên thơm ngon, nhưng nó không phải là thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ra nguy cơ ngộ độc trầm trọng.


Những độc tố Botulinum được tìm thấy trong mật ong là thủ phạm chính khiến trẻ em dưới một tuổi phải cảnh giác cao độ và nói không với chúng . Trẻ sơ sinh bị ngộ độc botulinum có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm. Do đó, cha mẹ trẻ nên nhận ra những dấu hiệu của ngộ độc này vì chúng thường bắt đầu với triệu chứng táo bón.


  1. Trứng

Trứng gà là một trong những thực phẩm mẹ nên cẩn trọng khi con đang ở độ tuổi ăn dặm. Bởi dị ứng trứng gà là một hiện tượng khá phổ biến đối với các bé mới bắt đầu ăn dặm.


Bé bị dị ứng trứng thường do phản ứng của hệ miễn dịch với các loại protein có trong trứng gà (nhất là lòng đỏ). Tình trạng dị ứng có thể xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ đồng hồ sau khi bé ăn trứng. Một số ít trường hợp, dấu hiệu dị ứng xuất hiện vài ngày sau đó.


  1. Phomai

Phomai cũng là một trong những thực phẩm dễ làm bé dị ứng khi ăn dặm. Do đó, mẹ nên đợi một ít thời gian rồi mới cho bé ăn. Tránh cho bé ăn phômai mềm, phômai chưa tiệt trùng hoặc có màu xanh trong năm đầu tiên do nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria.


  1. Hải sản

Có hai vấn đề mà các bậc cha mẹ cần quan tâm khi cho bé ăn hải sản, đó là bé có khả năng bị dị ứng và ảnh hưởng của thuỷ ngân có trong hải sản. Hải sản là một nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt cho cơ thể; cá rất giàu các axit béo, omega-3 cũng như protein và vitamin D tốt cho sức khoẻ, nhưng nó có thể chứa hàm lượng thuỷ ngân cao và các chất công nghiệp gây ô nhiễm khác ảnh hưởng đến hệ thần kinh đang phát triển của bé.


Thực phẩm an toàn cho bé


1 .Bánh flan


Bánh flan là món ăn dùng cho bữa ăn phụ, phù hợp với mọi lứa tuổi. Bánh flan khá hấp dẫn không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng. Học cách làm bánh flan cho bé tuổi ăn dặm .


  1. Rau củ

Một số loại rau củ như carrot, khoai lang, bí ngô và một số loại rau rất “lành” cho bé tập ăn dặm. Những loại củ như carrot, khoai lang thì khiến bé dễ chấp nhận hơn vì nó có vị ngọt dịu, sánh mịn khi xay nhuyễn.


Rau củ cho bé mới ăn dặm cần được nấu thật chín đến khi mềm nhừ, đủ để bé tiêu hóa tốt. Có thể pha loãng với sữa mẹ, sữa bột hay nước sôi để nguội, nước từ nồi hấp rau củ để chế biến món ăn cho bé.


3 .Bột ngũ cốc, bột gạo ăn dặm


Bột ăn dặm là thực phẩm hoàn hảo cho giai đoạn tập ăn chất rắn. Các loại bột khi mới ăn dặm (còn gọi là bột ngọt) thường nhạt nhẽo, không gây dị ứng nên dễ để trộn cùng sữa mẹ hay sữa công thức, khiến bột lỏng, ngọt và sánh mịn – kết cấu tuyệt vời cho bé vốn đã quen với sữa.


4 .Hoa quả


Những loại quả an toàn, dinh dưỡng cho bé tập ăn dặm bao gồm chuối, đu đủ, bơ, xoài, táo và lê. Ngoài quả bơ, chuối thì với táo, lê, xoài, bạn nên hấp chín rồi mới nghiền nhuyễn cho bé thưởng thức. Như thế hoa quả sẽ mềm, nhuyễn, tốt cho bé nuốt và tiêu hóa.

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Từ khoảng tháng thứ 5 hoặc thứ 6 trở đi, sữa mẹ hoặc sữa bột không đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất cho sự phát triển vượt bậc của trẻ . Trẻ sẽ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm.


Vậy làm thế nào để chăm sóc em bé tốt nhất trong thời gian cho con ăn dặm , dinh dưỡng trong thực dăm ăn dặm cho bé thế nào mẹ đã biết chưa ?



Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi cần có :


Tinh bột: gạo, khoai, nui, bánh mì…


Chất đạm: cá, thịt, trứng, tôm, cua, đậu hũ…


Rau, trái cây: ngoài việc cho bé ăn rau, củ, nên cho bé ăn trái cây tươi: nho, cam, quít, chuối, đu đủ…


Dầu thực vật: tốt nhất nên dùng dầu mè, dầu ô-liu, dầu hướng dương (trộn vào chén bột, cháo).


Bạn nên hiểu là ăn dặm không thể hoàn toàn thay thế sữa. Khi bé không bú mẹ nữa thì bạn nên thay thế sữa mẹ bằng sữa bột. Có thể cho bé bú bình hoặc uống bằng ly. Sữa là nguồn dinh dưỡng tốt, giàu can-xi nên cực kỳ quan trọng với trẻ. Bạn cần tập cho trẻ thói quen uống sữa mỗi ngày cho đến lúc trưởng thành.


Thực đơn ăn dặm cho bé


Bánh flan cho bé


Chăm sóc bé yêu bằng cách làm bánh flan .  Bánh flan  bổ sung vào thực đơn cho bé ăn dặm rất hiệu quả và trẻ em rất thích ngọt, vì thế bánh flan sẽ là lựa chọn khá tốt để giúp các mẹ tạo thực đơn ăn dặm hiệu quả cho trẻ, bên cạnh đó bánh flan có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.


Chuẩn bị


– 30g đường phèn bột.


– 4 lòng đỏ trứng gà


– 250ml sữa công thức pha với nước nóng10g bột năng


– Chút vani để khỏi tanh mùi trứng.


Cách làm


– Đánh tan lòng đỏ với đường, bột năng. Pha sữa nóng rồi từ từ đổ vào hỗn hợp lòng đỏ, vừa đổ vừa khuấy để trứng và bột tan đều, thêm chút vanilla. Rây lại nếu cần vì hỗn hợp không có lòng trắng, không sợ bị lợn cợn đâu.


– Chia nhỏ vào các lọ nhỏ/hộp nhỏ/khuôn. Bé ăn mỗi lần ít nên chia nhỏ ra hoặc nếu không làm vào hộp bánh flan bình thường, con ăn không hết thì mẹ ăn cũng dược.


– Nướng cách thủy ở 160 độ C chừng 40 đến 45 phút là bánh chín. Nếu không có lò nướng thì hấp cũng được.


– Bánh để nguội, để ngăn mát tủ lạnh, trước khi cho bé ăn để nguội.


Chuối nghiền


Đây cũng là món ăn dành cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên. Chuối là loại quả quen thuộc vừa ngon lại vừa giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ.


Chất xơ trong chuối có tác dụng làm cho ruột bé hoạt động đều hạn chế biếng ăn ở trẻ, giúp phòng chống táo bón, đặc biệt là rất có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ. Theo một số nghiên cứu mới đây, chuối chứa nhiều tyrosin, một tiền chất để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hoà hoạt động của tim mạch (nhất là đối với trẻ nhỏ). Trong chuối có đủ 8 loại axít amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tạo ra được, có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin.


– Nguyên liệu: ½ quả chuối tiêu chín và 1 muỗng canh nước lọc hoặc sữa mẹ hoặc sữa công thức.


– Cách chế biến: Nghiền chuối qua rây hoặc dùng máy xay, xay đến khi chuối mịn. Chuối khi được xay sẽ chuyển màu tím hay nâu nhạt là bình thường, bạn đừng nên lo lắng. Thêm nước nếu thấy cần để đạt được hỗn hợp lỏng đặc như mong muốn. Tốt nhất, bạn nên cho thêm sữa mẹ, sữa công thức mà bé đang uống thay vì nước lọc.


Bí đỏ nghiền


Đây là món ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Bí đỏ không những có màu sắc đẹp hấp dẫn với trẻ nhỏ mà bí đỏ còn có hàm lượng nước ít, lượng đường, tinh bột, vitamin A, vitamin C cao … rất tốt cho sự phát triển của bé yêu. Và hầu hết các bé đều thích bí đỏ bởi độ ngọt tự nhiên, mềm mượt của loại quả này.


– Nguyên liệu: 1 quả bí đỏ nhỏ (khoảng 450g) 15ml nước hoặc sữa


– Cách chế biến: Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, hấp chín mềm nhừ. Nếu trộn sữa với bí đỏ thì đun sữa với bí đỏ ở lửa nhỏ tới khi chín mềm. Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.


Bí xanh, khoai tây, hoa lơ xanh


Nguyên liệu:


– Bí xanh, khoai tây, hoa lơ xanh mỗi thứ 50g


– Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.


Cách làm:


Gọt vỏ khoai tây, thái nhỏ, cho vào nồi đun chín nhừ. Sau đó cho bí xanh, hoa lơ xanh vào đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để nguội rồi xay nhuyễn, lọc qua rây. Thêm sữa hoặc chút đường, muối tinh rồi bón cho bé.


Một số thực phẩm nên tránh trong thời kì ăn dặm của trẻ


Đậu phộng


Vấn đề sử dụng các loại hạt trong các món ăn dễ gây ra nguy cơ ngẹt thở đối với con. Do đó bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn những món ăn còn nguyên hạt như đậu phộng. Riêng bơ đậu phộng thì có thể dùng lúc bé được 10 tháng tuổi. Nếu ai đó trong gia đình bạn có tiền sử về các bệnh liên quan tới dị ứng với các loại hạt thì nên cho em bé đi xét nghiệm dị ứng trước khi dùng.


Động vật có vỏ


Cố gắng chờ đợi để đến khi con tròn 1 tuổi mới cho con ăn những món ăn được chế biến từ động vật có vỏ như ngao, ốc, trai… Việc này phải cẩn thận như là khi bạn tránh sử dụng những thực phẩm này ở thời kỳ đầu mang thai vậy. Sau giai đoạn 1 tuổi, bạn có thể cho con ăn từng loại khác nhau để xem con thích loại nào cũng như kiểm tra khả năng bị dị ứng của con với những loại thực phẩm đó.


Một số loại cá


Không nên dùng cá quá nhiều, những loại cá thịt trắng thì hoàn toàn tốt nhưng không nên ăn nhiều cá kiếm vì hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dầu cá như dầu cá hồi, cá ngừ (phiên bản không đóng hộp) giúp phát triển não bộ, bảo vệ chống lại các bệnh lâu ngày không khỏi. Nhưng cùng không nên sử dụng nhiều, 2 phần dầu cá trên 1 tuần là phù hợp, vì chúng có thể chứa nhiều thủy ngân.


Thực phẩm có nhiều đường


Không phải vì bé chưa mọc răng mà bạn để con ăn vô tội vạ đồ ngọt, như thế dễ khiến lượng đường trong máu tăng, dẫn tới bệnh béo phì. Thêm vào đó vấn đề sức khỏe răng miệng bạn cũng cần chú ý không chỉ đối với răng của trẻ mà còn cần chăm sóc tốt cả nướu nữa.