Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Rất nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng do cha mẹ cho con ăn dặm không đúng về lượng và chất. Không ít bậc cha mẹ thắc mắc tại sao con mãi không tăng cân, trong khi họ đã dành rất nhiều thời gian chế biến và liên tục đổi món để làm mới thực đơn của bé.



1 .Sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn quan trọng nhất vì thế không cần cho trẻ ăn dặm


Sữa mẹ vẫn luôn là nguồn thức ăn quan trọng nhất trong những năm tháng đầu đời. Các mẹ nên nhớ rằng việc ăn dặm chỉ đơn thuần là để trẻ làm quen với thức ăn và tập ăn thô. Sữa mẹ vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong một năm đầu đời.


Tuy nhiên ngay từ tháng thứ 6, nguồn dự trữ sắt trong cơ thể trẻ đã cạn kiệt, sữa mẹ thì lại không còn chứa đủ lượng sắt cần thiết cho trẻ. Kẽm cũng là một trong số những vi lượng bị thiếu hụt vào thời điểm này.


2 .Chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn thịt khi trẻ 8 tháng tuổi


Có nhiều bà mẹ thường cho rằng chỉ nên cho trẻ ăn thịt từ tháng thứ 8 . Tuy nhiên theo báo cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, thịt mới là thức ăn lý tưởng cho bé ăn dặm và mẹ hoàn toàn có thể bổ sung thịt vào thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi  . Vì trong thịt là một trong những loại thực phẩm rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trong thịt có chứa rất nhiều sắt và kẽm rất cần thiết khi cho trẻ ăn dặm.


3 .Không cho trẻ ăn dầu mỡ vì hệ tiêu hóa chưa hấp thụ được


Nhiều người thường sợ con bị rối loạn tiêu hóa nên không dám cho con ăn dặm với thịt mỡ, dầu ăn. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu trẻ cần từ 30% lượng calo từ chất béo hàng ngày để đáp ứng bộ não và cơ thể đang phát triển nhanh chóng. Các mẹ nên cho trẻ ăn chất béo từ dầu thực vật, giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu các căn bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn.


4 .Chọn thời điểm cho bé ăn dặm không hợp lý


Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi bố mẹ hãy cho bé tập thực đơn ăn dặm cho bé .


Sai lầm của nhiều phụ huynh là cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn so với thời điểm có thể bắt đầu. Nếu cho bé ăn dặm quá sớm, trước 6 tháng tuổi: do hệ men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, trẻ sẽ khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn, trẻ sẽ bị khó tiêu, gây nên tình trạng ít bú mẹ.


5 .Nghiền nhuyễn mọi thức ăn


Nghiền nhuyễn thức ăn khiến bé không được học nhai, chỉ biết nuốt chửng, từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến nhanh chán. Nhiều trẻ 3 tuổi đi mẫu giáo không ăn được cơm cùng các bạn do ở nhà bố mẹ vẫn cho ăn cháo xay.


6 .Cho trẻ ăn bột với đường


Khi cho trẻ ăn cháo với đường sẽ dẫn đến tình trạng thừa đường và thiếu đạm.Điều này sẽ làm tăng men chua trong dạ dày và ruột, dễ gây rối loạn tiêu hóa, cản trở hấp thu canxi và dẫn đến còi xương. Khi cho trẻ ăn ngọt rất dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn, vì đường là chất mau no. Các bà mẹ nên nhớ bữa ăn của trẻ nên đây đủ: chất đạm, khoáng chất, vitamin, đường…


7 .Các bữa ăn kéo dài quá


Cố bắt con ăn hết bát bột, vừa ăn vừa chơi hay đi rong có khi kéo dài cả 1-2 tiếng… là lỗi phổ biến nhất. Điều này vừa làm bát bột vữa, khó ăn, vừa khiến bé thêm chán. Hơn nữa bữa ăn kéo dài khiến thời gian tới bữa sau quá ngắn, bé còn chưa kịp cảm thấy đói. Vòng luẩn quẩn này khiến bé ngày càng không muốn ăn. Tốt nhất, bữa ăn chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút, dù bé mới ăn được ít cũng nên kết thúc.


8 .Pha sữa với các thực phẩm khác sẽ giàu chất dinh dưỡng hơn


Nếu trọn sữa với các loại thực phẩm khác sẽ làm thay đổi chế độ dinh dường có trong sữa. Trẻ sẽ không thể hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.


Tuyệt đối không nên pha pha sữa bằng nước hoa quả vì điều đó là không cần thiết; vitamin C trong nước quả có thể làm sữa trở nên khó tiêu. Các bà mẹ nên pha sữa theo đúng công thức, nếu pha sai trẻ uống phải sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn.


9 .Quá ưu tiên đạm


Nhiều mẹ nấu bột có thói quen cho thật nhiều thịt, cá, trứng,… và nghĩ như thế mới đủ chất nhưng lượng đạm quá nhiều không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến biếng ăn.


10 .Thức ăn của trẻ càng phong phú càng tốt


Đây là ý nghĩ rất sai lầm. Nhiều người cho rằng, ngay từ khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, thức ăn phải phong phú, đa đạng. Bữa ăn của trẻ phải được chế biến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau để trẻ có thể làm quen và ăn được chúng khi lớn lên.

Categories: ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét