Hiển thị các bài đăng có nhãn phat trien ky nang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phat trien ky nang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Ngay sau khi chào đời khoảng 1-2 tháng, mặc dù chưa hiểu những điều người lớn nói, trẻ sơ sinh cũng sớm biết tự tạo âm thanh bằng lưỡi của mình. Để tạo nền tảng tốt cho sự phát triển kỹ năng ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của con, bố mẹ cần nắm được những cách chăm sóc trẻ sơ sinh thật đơn giản để thu hút bé vào các “cuộc nói chuyện” đầu đời.



“Tôi đoán tôi khá “cuồng” con” một bà mẹ của em bé sáu tuần nói một cách ngượng ngùng. “Tôi biết bé không hiểu những gì tôi nói, nhưng tôi không thể ngừng nói chuyện với bé”. Tuy nhiên, điều mà các bạn cần biết là dù bé không thể hiểu bạn đang nói gì, chúng vẫn bị hấp dẫn bởi âm thanh giọng nói của bạn. Vì vậy đừng ngại ngần trò chuyện với bé nhé. Sau đây là 3 cách chơi với trẻ sơ sinh đơn giản để đặt nền móng kỹ năng giao tiếp cho con.


Ba cách tốt để thu hút trẻ sơ sinh


  1. Nói chuyện với con

Nói chuyện với con sẽ “rèn” cho cả hai mẹ con  về giao tiếp. Điều này thể hiện rằng khi nói chuyện với bé, cũng là thời điểm bạn dạy nghe cho bé thì những gì bé thu được nhiều hơn là những từ ngữ đơn thuần, đặc biệt là thông điệp: mẹ yêu con, con là quan trọng đối với mẹ.


Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh nhạy cảm hơn với các giọng nói ở âm vực cao Cũng có thể, bởi vì trẻ em được nghe giọng của mẹ hàng tháng trong quá trình phát triển ở tử cung. Trong bất cứ trường hợp nào, chăm sóc bé sẽ giúp trẻ học cách liên hệ khuôn mặt với giọng nói của bạn. Nó cũng giúp thiết lập nền tảng cho phát triển ngôn ngữ sau này.


Vì vậy hãy cố gắng đi trước một bước. Nói chuyện với con bạn về thời tiết, về cuốn sách bạn đang đọc, về thức ăn  trong bữa trưa, về tên của đồ chơi hoặc bất cứ thứ gì. Đó là bước đầu để bạn đặt nền móng cho phát triển kỹ năng giao tiếp của con. Không bao giờ là quá sớm để làm điều đó.


  1. Nghe và phản hồi

Theo thời gian, khoảng 1-2 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu tự tạo ra âm thanh. Đó chưa phải là các âm thanh “gù gù” hay bập bẹ của các bé nhiều tháng tuổi hơn nhưng cũng không đơn thuần chỉ là tiếng khóc. Em bé có thể nói các âm như “a” hay “e” hoặc là chỉ phát ra âm thanh vô nghĩa bằng lưỡi. Với những tiếng động nguyên thủy đó, trẻ bước những bước đầu tiên trên con đường học sử dụng ngôn ngữ. Người lớn cũng có thể phản hồi bằng cách bắt trước các tiếng động này. Trẻ em thỉnh thoảng cũng nhắc lại những âm thanh và trước khi hiểu rõ điều đó, bạn đã có một “cuộc hội thoại”. Đây là trò chơi cực hấp dẫn đối với bé, có thể giúp khuyến khích bé giao tiếp với bạn.


Chăm sóc trẻ sơ sinh cần lưu ý, khi trẻ quá mệt hoặc quá đói hoặc quá bồn chồn để tiếp tục tham gia vào hoạt động này, chúng thể hiện qua việc “khóc” hoặc từ chối các nỗ lực thu hút của bạn. Nhạy cảm với các tín hiệu đó, bạn sẽ sớm nhận thức được đặc điểm phong cách riêng của con mình.


  1. Lúc nào cũng là thời điểm thích hợp

Nếu bạn cảm thấy cần phải “để dành” việc nói chuyện và chơi với con  trong một “dịp đặc biệt”, có thể bạn sẽ đánh mất cơ hội để giao tiếp với con mình. Khoảng thời gian tốt nhất để “nói chuyện phiếm” với con là khi bé vừa ngủ dậy và tỉnh táo, thời gian tắm bé sơ sinh hoặc thay quần áo cho bé cũng rất phù hợp. Đây không chỉ là việc tìm ra cách nào mà đây còn là dịp tốt nhất để tạo ra “kỹ năng xã hội” đầu tiên cho con.


Khi con nằm và nhìn bạn, hãy nói khẽ, cù khẽ vào bụng con hoặc là tì nhẹ và thì thầm với con. Một số bố mẹ giữ các món đồ chơi nhiều màu bên cạnh để chỉ cho con khi họ thay món nọ bằng món kia hoặc thay quần áo cho chúng.


 

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Hỏi: Tôi có nghe nói một số chất giúp trẻ tăng trưởng chiều cao như: Lysin, ma-giê, kẽm, các vitamin A, D, canxi, Iốt. Tuy nhiên, tôi không hiểu mỗi chất như vậy có ý nghĩa như thế nào? Nó có trong những thực phẩm cụ thể nào?



Đáp: Đúng là những dưỡng chất mà bạn kể trên đã được khoa học chứng minh là có liên quan đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ.


-Lysin: là một acid amin thiết yếu giúp cơ thể hấp thu tốt canxi, tạo sự ngon miệng, là nguyên liệu để cơ thể tổng hợp collagen, giúp chất béo chuyển hóa thành năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch. Các thực phẩm giàu lysine là: thịt, cá, lòng đỏ trứng, các loại đậu, sữa và các chế phẩm của sữa.


-Ma-giê: là khoáng chất cần thiết cho sự tạo xương, răng, cho hoạt động co cơ, dẫn truyền các xung động thần kinh; trong cơ thể người bình thường có khoảng 35g ma-giê, tập trung chủ yếu trong xương và răng. Ma-giê có nhiều trong các loại rau: ngót, dền, mồng tơi, đay, rau lang, khoai lang, đậu phụng; trong cá ngừ, cá nục, tôm đồng, sò. Sữa và các chế phẩm từ sữa không có nhiều ma-giê. Vitamin D giúp hấp thu tốt ma -giê từ thực phẩm.


-Kẽm: là yếu tố xúc tác cho trên 70 enzyme, cần cho sự phân chia tế bào (giúp thúc đẩy sự tăng trưởng); giúp mau lành vết thương. Nguồn thực phẩm giàu kẽm là: thịt, trứng, cá, gan, hàu, sò.


-I ốt: là thành phần của nội tiết tố (hóc môn tuyến giáp). Hóc môn giáp là một trong những hóa môn giữ vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể. I ốt có nhiều trong cá biển, rong biển và muối I ốt.


-Vitamin A: giúp xương tăng trưởng và còn ảnh hưởng đến sự biệt hóa của da và niêm mạc. Dưỡng chất này có trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau: Bơ, phô mai, trứng, sữa, gan, rau xanh, cà rốt, bí đỏ.


-Canxi: là thành phần chính trong cấu trúc xương và răng (99% tổng lượng canxi trong cơ thể). Nó tham gia các tiến trình chuyển hóa: Hoạt động của enzyme, dẫn truyền thần kinh, chức năng của hóc môn, sự co cơ, đông máu, vận chuyển qua màng tế bào. Nguồn thực phẩm giàu canxi là sữa và các chế phẩm từ sữa, vỏ sò, lòng đỏ trứng, cá trích, những loại cá con ăn được cả xương. Một số yếu tố hỗ trợ hấp thu canxi: Vitamin D, Lysin, Lactose, Arginin…


Các sản phẩm như sữa và phô mai là thực phẩm cần tránh khi bị đau bụng. Hơn một nửa dân số thế giới khi sinh ra đã thiếu loại enzyme lactase cần thiết để phân giải đường lactose (một thành phần luôn có trong sữa). Cho dù cơ thể bạn có sẵn lactase thì sự nhiễm khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến loại enzyme này. Điều đó khiến cho khả năng tiêu hóa lactose của cơ thể bạn mất đi tạm thời hoặc vĩnh viễn, gây chứng uống sữa bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.


-Vitamin D: có chức năng điều hòa canxi và phốt pho trong đường ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tăng cường tổng hợp protein chuyên chở canxi và phốt pho trong tế bào ruột. Vitamin D có nhiều trong bơ, sữa, phô mai, trứng, gan gà, tôm, dầu gan cá thu. Da có thể tự tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Nên tắm nắng khoảng 15-20 phút/ngày ở cường độ nắng nhẹ và da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng càng nhiều càng tốt.


Để được tăng trưởng chiều cao liên tục, trẻ cần nhận đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, kèm theo ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên, ít bệnh tật. Một chế độ chăm sóc bé hợp lý sẽ giúp bé phát triển thể chất và phát triển kỹ năng toàn diện!

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Trong quá trình chăm sóc em bé , các bậc cha mẹ thường rất nôn nóng cho quá trình phát triển của con mình, trong đó có việc biết đi của bé, thậm chí bé mới 6, 7 tháng tuổi mà thôi, như thế sẽ gây ra không ít những tổn hại hại cho sự phát triển kỹ năng của bé. Việc biết đi sớm hay muộn của trẻ là tùy thuộc vào bản năng và cách chăm sóc đúng cách của cha mẹ .



Tác hại khi cho con tập đi quá sớm


– Tập đi sớm quá gây cho trẻ mắc chứng chân chữ O (vòng kiềng), chữ X (chữ bát), bàn chân bẹt đi lại khó khăn dễ mệt mỏi.


Trẻ sơ sinh mới lọt lòng không thể đi lại ngay được do não và cơ quan vận động còn chưa phát triển. Theo quá trình phát triển sinh lý bình thường, phải đến 10 tháng tuổi, trẻ mới có thể dần biết đứng lên và lẫm chẫm biết đi.


– Tuy nhiên, do trẻ em phát triển không giống nhau nên nhìn chung trẻ trong khoảng 10 – 18 tháng tuổi bắt đầu tập đi là bình thường.


Do đó, các chuyên gia xương khớp khuyên các bà mẹ chỉ bắt đầu dạy trẻ tập đi khi trẻ có thể và muốn tập đi. Việc phải đi quá sớm khi cột sống chưa sẵn sàng có thể gây tổn thương cho cơ quan này và dẫn đến dị tật ở nhiều xương khác.


– Điều đó làm cho cột sống trẻ còn non nớt phải gánh chịu tải trọng quá lớn của đầu và phần trên cơ thể nên dễ bị đau lưng về sau này.


Tập đi sớm còn làm tăng tải trọng lên khớp háng của trẻ, dẫn đến bệnh xẹp chỏm xương đùi. Ngoài ra, xương cẳng chân trẻ em vốn còn mềm dẻo do chứa nhiều chất hữu cơ và nước, ít canxi nên sẽ dễ bị biến dạng thành hình chữ O (chân vòng kiềng) hay chữ X (chân chữ bát).


Hãy chọn thời điểm thích hợp để dạy trẻ tập đi.


Nếu trẻ chưa muốn tập đi thì không nên ép. Hãy để trẻ vận động theo đúng khả năng của mình. Khi trẻ mới bắt đầu tập đi, người lớn phải đỡ, dìu trẻ. Có thể cho bé làm quên với trò chơi trong nhà như đẩy chiếc ghế nhưng nhớ luôn phải theo dõi bé cẩn thận .


Tuy nhiên, không nên lôi kéo mạnh vào tay và người trẻ vì chúng sẽ dễ bị trật khớp, nhất là các khớp vai và cổ tay. Cần phải lót sàn nhà bằng các tấm lót xốp mềm mại để tránh gây hại khi ngã.


Ngoài ra, để bảo vệ hệ xương cho trẻ, cần tránh bế trẻ bằng một bên tay vì dễ gây vẹo cột sống. Tránh tư thế cúi đầu ra trước hay nằm gối quá cao, dễ gây gù. Khi trẻ đã biết đi, cần dạy đi một cách tự nhiên, giữ đầu thẳng, hai vai cân đối, ngực hơi ưỡn ra phía trước.


Tại Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Nhi Trung ương, phần nhiều bệnh nhi vào điều trị là những trường hợp bị các bệnh thương tích do tai nạn, khuyết tật bẩm sinh hoặc quá trình phát triển của một số bộ phận nào đó trên cơ thể không bình thường.


Bên cạnh đó, dù chiếm tỷ lệ không nhiều song khoa thường xuyên tiếp nhận các trường hợp trẻ bị tổn thương ở chân hoặc có dáng đi bất thường. Những bệnh nhi này bị ảnh hưởng và gánh hậu quả do việc bố, mẹ cho tập đi quá sớm.


Các bác sĩ khuyến cáo, trong khoảng 10-18 tháng tuổi trẻ bắt đầu tập đi là bình thường.  Nên sử dụng xe tập đi bằng gỗ để bé chủ động hơn trong quá trình tập đi và không ảnh hưởng đến tướng đi của bé sau này. Các bậc phụ huynh cần căn cứ vào đó để chọn thời điểm thích hợp dạy trẻ tập đi, hạn chế cho trẻ tập đi quá lâu trước khi trẻ được 12 tháng tuổi. Nếu trẻ chưa muốn tập đi thì không nên ép. Hãy để trẻ vận động theo đúng khả năng của mình.


Ngoài ra, để bảo vệ hệ xương cho trẻ, cần tránh bế trẻ bằng một bên tay vì dễ gây vẹo cột sống. Tránh tư thế cúi đầu ra trước hay nằm gối quá cao, dễ gây gù. Khi trẻ đã biết đi, cần dạy đi một cách tự nhiên, giữ đầu thẳng, hai vai cân đối, ngực hơi ưỡn ra phía trước.

Ngay từ khi mới sinh, trẻ sơ sinh đã học kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp và có thể phản ứng với các âm thanh khác nhau. Rèn luyện ngôn ngữ không chỉ là học cách phát âm bà bà, mẹ mẹ; lắng nghe, hiểu và ghi nhớ tên của những người và đồ vật xung quanh cũng là một phần của phát triển kỹ năng này.



Làm gì để giúp bé học nghe và nói:


– Bắt chước các âm thanh của bé để khuyến khích giao tiếp hai chiều.


Trò chơi trong nhà đơn giản như ú òa, thọc lét (cù).


– Nói chuyện với bé, dùng các câu ngắn gọn và đơn giản.


– Gọi tên và chỉ vào các đồ vật bé có thể nhìn thấy, nghe thấy như quả bóng, ô tô, máy bay.


– Hát hoặc đọc thơ cùng con.


– Mở rộng thêm các từ đơn giản, chẳng hạn bé nói “ô tô”, bạn nói “đẩy ô tô”.


– Khen ngợi khi bé cố gắng nói, ví dụ “Đúng rồi, đây là…”


– Mỉm cười và cho bé biết bạn đang lắng nghe con.


– Cùng bé xem sách và giải thích cho con về các hình minh họa.


– Tạo điều kiện để bé giao tiếp, chẳng hạn cho con lựa chọn giữa hai đồ vật; đưa đồ chơi ra xa tầm với để buộc bé phải tìm cách xin (bằng âm thanh, chỉ tay hay nhìn bạn rồi nhìn đồ chơi, nắm tay bạn). Tương tự như vậy, đợi bé nhờ giúp rồi mới đáp ứng yêu cầu của con.


– Chú ý duy trì giao tiếp bằng mắt từ cả hai phía khi cha mẹ nói chuyện với con.


– Đưa con đi dạo, vào công viên hoặc những khu vui chơi, giải thích cho con về những nơi này để giúp bé nhận biết thế giới mới.


– Hạn chế thời gian bé ngồi trước màn hình (TV, ipad, điện thoại thông minh và trò chơi điện tử) ở mức dưới 2 giờ mỗi ngày. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo hoàn toàn không cho trẻ dưới 2 tuổi ngồi trước màn hình.


– Khuyến khích trẻ chỉ xem các chương trình TV có ích cho việc học tập. Giúp bé trở thành người xem chủ động và hiểu những điều diễn ra trên màn hình bằng cách đặt câu hỏi hoặc đưa ra nhận xét về những gì bé nhìn thấy, ví dụ “gấu con làm gì vậy”, “con cũng nhảy được”…


Những ngăn trở


– Một vấn đề thường gặp nhất của trẻ con ở tuổi này là “chậm biết nói”. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này, và lý do đầu tiên các chuyên gia đề cập đến là có trục trặc với khả năng nghe của bé. Nhiễm trùng tai nếu lặp đi lặp lại có thể ảnh hưởng đến thính giác, từ đó tác động trực tiếp đến khả năng nói. “Nếu thính giác có vấn đề sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.”


– Hoặc trong một vài gia đình, các thành viên không thường xuyên trò chuyện với nhau, đó cũng là một nguyên nhân quan trọng hạn chế khả năng nói của trẻ con. “Hãy luôn trò chuyện với con, bất cứ điều gì, kể lại việc bạn đang làm cũng được, vì bạn biết bé chỉ có thể học nói thông qua việc nghe mà thôi.”


– Trong nhiều trường hợp đặc biệt, có thể xảy ra những vấn đề hiếm gặp hơn. Đó có khả năng là do sự trì hoãn nhận thức, chậm phát triển trí tuệ hoặc thậm chí là bệnh tự kỷ. Đó cũng có thể là vấn đề xảy ra với miệng, như bị tắt lưỡi hay rối loạn trong việc phối hợp các cơ quan phát âm với nhau.

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Trẻ con ngày nay có nhiều kỹ năng kinh khủng – chẳng hạn như lướt web nhoay nhoáy, ngoại ngữ làu làu… Nhưng đồng thời nhiều bé cũng thiếu những kỹ năng cần thiết giúp giao tiếp với những người xung quanh, đáp lại cảm xúc của chính mình hay thương lượng giải quyết xung đột để có thể xây dựng những mối quan hệ lâu dài và đạt được thành công trong học tập.



Ngoài việc chăm sóc bé hàng ngày, khi một đứa trẻ nhỏ vật lộn để tự mặc quần – kể cả khi hai chân vào một ống – hoặc cố xúc thức ăn lên miệng mà không làm rơi vãi (quá nhiều) ra sàn nhà, bạn cảm thấy trong lòng dâng lên niềm tự hào: Con đang học cách tự làm mọi thứ! Và khi bé lớn hơn chút nữa, giải quyết được hết bài tập về nhà trong tình trạng không cuống quít hay không phải vì bị bắt ép, hoặc khi bé bày bạn cách cài thêm phần mềm vào chiếc PDA mới của mình, bạn muốn khóc vì biết ơn.


Như đã nói ở trên, trẻ con ngày nay, nếu muốn, có thể phát triển kỹ năng nhiều kinh khủng. Nhưng thế thôi có khi cũng chưa đủ – chúng cần thành thục nhiều điều hơn là tự chăm sóc bản thân hay dùng thành thạo những thiết bị đời mời để có thể hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Khả năng kiềm chế những cơn xúc động bộc phát, trì hoãn sự hài lòng, xác định và kiểm soát cảm xúc của mình là những kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc. Trí tuệ xã hội là khả năng liên kết với người khác, đáp lại những cảm xúc và tín hiệu của họ, cũng như thương lượng dàn xếp xung đột với họ. Học được và phát triển những kỹ năng này rất quan trọng, không chỉ giúp con có bạn để cùng chia sẻ mà còn giúp con học tốt hơn ở trường.


Không mẹ nào muốn con mình thua cuộc, chẳng giỏi thứ gì, nhưng chắc chắn cũng không muốn con hiếu thắng ganh đua đến mức chả ai chơi cùng, khó hòa nhập với xã hội. Học cách thua theo đúng nghĩa đen, kiểm soát được và sau đó phục hồi trở lại là điều rất quan trọng để đạt được hạnh phúc. Hãy nghĩ mà xem: dạy con cách thua dần dần sẽ giúp bạn tránh được cảnh bé sinh thói muốn gì được nấy, gào khóc hờn dỗi vì món gì đó mà quả thật bạn không thể cho bé.


Với trẻ nhỏ: Bố mẹ hãy là một hình mẫu biết chấp nhận thua cuộc bằng cách cùng con chơi một số trò chơi trong nhà và nói những điều như “Ôi, con thắng đứt mẹ rồi! Vui thật con nhỉ. Mình chơi lại nhé.” Bạn có thể nhường nhịn cho bé con đang tuổi mẫu giáo của mình thắng nhiều lần, nhưng sau đó hãy dần dần giảm bớt đi – đó là lời khuyên của Tiến sĩ Erika Rich, một nhà tâm lý học trẻ em ở Los Angeles, người đang điều hành những nhóm phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ nhỏ. Khi bạn thắng, hãy bảo với con rằng, “Lần này mẹ thắng rồi, nhưng con đã cố gắng hay lắm.” Nếu bé có vẻ khó chịu, hãy giải thích rằng không ai muốn thua cuộc cả, nhưng thắng thua là điều thường tình xảy ra khi chơi, và người duy nhất thật sự thua cuộc là người đã không hề cố gắng.


Theo chuyên gia thì bắt đầu từ khoảng 5 tuổi, bạn không nên “nhường” cho con thắng suốt nữa. Đã đến lúc bạn dạy bé trải nghiệm là người thua, kể cả khi điều đó có nghĩa là một trận làm giặc làm giã đi nữa. Có thể sẽ phải mất không ít thời gian, nhưng nhất định rồi co bạn sẽ hiểu được vấn đề.


Với những bé lớn hơn: Lên 8 tuổi, hầu hết trẻ đã có nhiều tiến bộ trong việc chấp nhận thắng và thua. Tuy vậy một số trẻ vẫn không như vậy do ở tuổi đi học – giống như nhiều người trưởng thành – các bé có thể trở nên tập trung vào kết quả của một quá trình (được ngồi cạnh một người bạn, được là người đầu tiên vào đội tuyển, có điểm cao nhất…) dẫn đến việc chúng không còn cảm thấy niềm vui khi thực hiện công việc hay tham gia trò chơi nữa.


Mẹo ở đây là giúp bé rời mắt khỏi giải thưởng. Nếu đội của con để thua một trận đá bóng chẳng hạn, hãy nói rằng, “Đội của các con không thắng trận này, nhưng con có thích ra chơi với các bạn khác trong đội chứ? Con có thích lúc các bố mẹ cổ vũ cho con không? Con có thích được đá bóng trên sân rộng thế không?…” Mục đích của những câu hỏi này là “giúp trẻ thoát khỏi suy nghĩ rằng nếu chúng không thắng được thì trò chơi chẳng có gì là vui thú cả.”

Có thể nói, giai đoạn bé tập đi là một trong những giai quan trọng nhất trong cuộc đời không chỉ của bé mà còn của gia đình. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng chăm sóc bé tốt với giai đoạn quan trọng này, nhất là những người mới làm bố mẹ lần đầu tiên.



Trẻ đang tập đi thường biếng ăn


Trẻ tập đi là một trong những giai đoạn có xu hướng biếng ăn khá phổ biến, mặc dù một vài trẻ nhỏ vẫn có những món ăn ưa thích riêng ngay cả khi chúng lớn hơn.


Nguyên nhân


– Đầu tiên, tốc độ tăng trưởng của chúng giảm mạnh sau thời kỳ tăng cân nhanh trong những năm tháng đầu đời. Sự trao đổi chất cũng chậm lại, do đó chúng không cần nhiều năng lượng như trước đó nữa.


– Thứ hai, trẻ đang tập đi rất hiếu động và không muốn bị làm phiền khi chúng đang khám phá thế giới xung quanh. Cuối cùng, sau khi trải qua giai đoạn thử nghiệm độc lập, thức ăn đối với chúng sẽ trở thành nơi mà nếu không thích thì chúng sẵn sàng nói không theo cách riêng của chúng.


Quá phụ thuộc vào xe tập đi


Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều xe tập đi, nào là bằng gỗ, nhựa, mô phỏng ô tô… Nhưng, bạn không nên mua một chiếc về nhà và cho bé sử dụng thường xuyên. Bởi, xe tập đi không tốt cho quá trình phát triển kỹ năng tự nhiên của bé.


Xe tập đi luôn có xu hướng lao nhanh về phía trước, khiến bé, dù có thể vịn vào đó để chạy theo nhưng dễ bị vấp ngã, chân và đùi, lưng dễ cong do tất cả trọng lượng cơ thể thường dồn lên vai. Tốt nhất, bạn hãy quên chiếc xe tập đi đi, rồi bằng bàn tay của mình đỡ bé từng bước tới trước, như thế chân bé vừa khỏe, bé vừa không quá phụ thuộc vào bên ngoài.


Quá nôn nóng


Nhiều ông bố bà mẹ, dù chưa thấy con mình có thể đứng vững hoặc đi, nhưng vì thấy con hàng xóm bằng tuổi đã làm được thế, liền cũng kéo con đứng dậy. Hậu quả bé cũng đi được, nhưng dáng đi thì xiêu vẹo còn chân trở nên vòng kiềng.


Bởi xương bé còn quá yếu, chưa thích hợp với vận động mạnh như thế nên xảy ra việc cong vẹo. Thế nên, bố mẹ chỉ nên cho bé tập đi khi bé muốn và thấy rằng, bé đã thực sự sẵn sàng. Mà dấu hiệu sẵn sàng đó không phụ thuộc vào số tháng mà phụ thuộc vào cơ địa và sự phát triển nhanh chậm của trẻ. Ngoài ra, lúc tập cho bé đi cũng phải thực sự kiên nhẫn, không được lôi kéo bé quá mạnh tay. Việc của cha mẹ là sắp xếp nhà cửa gọn gàng để bé có chỗ tập đi trong nhà trước , nhưng hãy để ý bé cẩn thận .


Không mang giày


Một vài bà mẹ cho rằng, vì bé đang tập đi nên không cần có giày. Đó là một quan niệm sai lầm. Một đôi giày tốt, thoải mái, có ma sát tốt và mềm mại sẽ giúp bé tự tin hơn khi đi trên những con đường nhựa hoặc bãi cỏ. Tuy nhiên, chúng ta không nên lúc nào cũng cho bé mang giày. Lúc tập cho bé đi trong nhà, trên thảm chúng ta có thể cho bé đi chân trần để bé có thể cảm nhận rõ ràng mặt đất dưới chân mình, tăng sự mẫn cảm và điều chỉnh dáng đi, sự cân bằng.


Không chú ý tới an toàn


Vì nghĩ bé mới tập đi, không thể leo trèo hoặc di chuyển quá xa, nhiều gia đình đã không dọn dẹp sạch sẽ sàn nhà, đồng thời để dây điện lan tràn khắp nơi khiến nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra. Muốn bé không bị vấp ngã, bị điện giật hoặc vô tình bị thương tích, bạn phải dọn dẹp tất cả những gì vương vãi trên sàn, đặc biệt là dây điện. Bịt hết cách công tắc, ổ điện trong tầm với của bé bằng băng dính; làm mềm các góc của bàn ghế, tủ bếp, bàn học; chắn cửa hoặc lối lên xuống cầu thang. Lưu ý không để bé một mình trên giường hoặc ban công, nhà tắm.


Quá xót con


Muốn bé nhanh chóng đi được, bạn không nên quá xót con. Tập đi vá té ngã là chuyện hết sức bình thường, bạn không nên quan trọng hóa vấn đề, khiến không chỉ bạn mà cả bé cũng cảm thấy sợ hãi chuyện đi đứng. Khi bé mất thăng bằng hoặc vấp chướng ngại vật rồi té, bạn chỉ cần đỡ bé dậy, nói vài lời an ủi rồi hướng dẫn bé đi tiếp, cất chướng ngại vật là xong. Thêm nữa, bạn không nên bế bé quá thường xuyên trong giai đoạn này, điều đó làm bé lười tập đi. Ngay cả khi thay đồ cho bé, bạn cũng nên để bé đứng. Chỉ có bắt bé thường xuyên tập luyện mới giúp bé nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Cuộc sống có quá nhiều gấp gáp, lo lắng, quá nhiều thứ phải làm khiến ta có xu hướng bị căng thẳng khi nghe nhắc đến việc trải qua “khoảng thời gian chất lượng” với con. Sự căng thẳng này thật ra có thể bắt nguồn từ cảm giác có lỗi. Ta có chăm sóc bé, có chơi với bé, nhưng chỉ sau khi hoàn thành xong việc nọ hay việc kia; dành thời gian cho con nhiều khi giống một gạch đầu dòng trong danh sách “những việc cần làm” hàng ngày vậy.



Khi không thể dành nhiều thời gian cho con, bạn có xu hướng cảm thấy có lỗi, muốn bù đắp bằng sự chiều chuộng (thường là) quá đà, hành động như người bằng vai phải lứa hơn là như bố mẹ. Và điều đó thường sẽ gây nên tác dụng ngược, càng khiến con trẻ nhìn nhận mình như “nạn nhân”.


Vậy thời gian chất lượng là thế nào? “Khoảng thời gian chất lượng” có nghĩa rằng sự giao tiếp được thực hiện một cách tích cực và hữu ích. Bố mẹ không phải lúc nào cũng kè kè ở bên nhưng cần có mặt trong cuộc sống của con, giúp con tạo nên những phút giây hạnh phúc, vui vẻ; không chỉ dừng lại ở những việc chăm sóc em bé hàng ngày mà đặc biệt cần hơn nữa là hãy ở cạnh con những lúc khó khăn, tham gia một cách tích cực vào những “vật lộn” hàng ngày của bé.


Giải pháp để có được điều này rất đơn giản: bạn chỉ cần xác định được mức độ quan trọng của gia đình đối với mình; một khi đã xác định được vị trí ưu tiên thì bạn sẽ rất dễ dọn dẹp bớt những việc không quan trọng, thu xếp được thời gian biểu của bản thân cho phù hợp với gia đình thay vì cố nhồi nhét theo hướng ngược lại.


Dành thời gian chính là dành sự quan tâm và chú ý của bạn – một cách chân thành – có thể chỉ trong vòng 30 phút mỗi ngày thôi, nhưng bạn hãy cẩn thận, vì trẻ con “tinh” hơn bạn tưởng nhiều đấy. Nói chuyện với con là một trong những việc quan trọng nhất bạn có thể làm để tạo sự gắn kết, giúp con trưởng thành tự tin và phát triển kỹ năng giao tiếp cần thiếu. Không nên bắt đầu câu chuyện bằng những điều nặng nề quá và hãy hỏi những câu cần trả lời nhiều hơn chỉ “có” hoặc “không”. Với con nhỏ, bạn có thể hỏi bé chuyện ở trường, chuyện với các bạn cùng chơi hoặc một câu chuyện nào đó mà bạn và bé đã cùng nhau đọc, hay cùng con chơi một số trò chơi trong nhà vui nhộn. Với những bé lớn hơn, bạn có thể nói về những việc diễn ra bên ngoài nhà, trong khu phố, cùng con thảo luận về một bộ phim hay một đoạn quảng cáo… Bạn cũng có thể nhắc đến những khó khăn mà bản thân bạn gặp phải trong ngày và cách đối phó với chúng – những kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết vấn đề có thể giúp con tránh không trở nên dựa dẫm vào các chất kích thích hay rượu bia khi gặp phải khó khăn sau này. Hoặc cùng con sắp xếp nhà cửa ngăn nắp và không quên kèm theo đó những câu chuyện thú vị của bạn.


“Khoảng thời gian chất lượng” cũng có thể được tạo ra bằng cách bạn tham gia vào việc học của con. Càng về sau các con càng có nhiều bài tập hơn, nhưng sự lo lắng và căng thẳng trước khối lượng công việc đó có thể được giảm đi đáng kể nếu bé biết sẽ không phải đương đầu một mình. Bạn không phải lo rằng: “mình làm gì có kỹ năng sư phạm/ mình có còn nhớ gì đâu chứ?” Giúp con học không có nghĩa bạn phải biết cách giải tất cả các bài tập của con, mà có thể được thực hiện bằng cách tạo không gian học tập không bị phiền nhiễu để con có thể tập trung, hỏi thăm việc học của con, giúp con lên sắp xếp thời gian, lên kế hoạch…


Bên cạnh đó, cũng hãy công nhận nỗ lực của con. Khen con khi đáng khen, chẳng hạn như khi con đã tự dậy đúng giờ, giúp mẹ dọn cơm hay tự giác học bài, khen cả khi con thành công lẫn khi con chưa thành công nhưng đã rất cố gắng. Đừng hứa những điều bạn không thể thực hiện, điều đó có thể làm con bị tổn thương – đặc biệt nếu thời gian gần gũi con của bạn bị hạn chế. Hãy cố gắng cho con hiểu được rằng bạn tôn trọng cảm xúc của con và sẵn sàng hỗ trợ con khi cần thiết… Tất cả những việc làm đó cho thấy sự quan tâm của bạn và giúp con tự tin phát triển kỹ năng rất nhiều đấy.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh


Một trong những dấu hiệu chứng tỏ bé khỏe mạnh là sự tăng trưởng đều đặn. Chiều cao và cân nặng của bé là những chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe.Vì thế, việc bị ốm vặt liên miên, hoặc ăn uống không được có thể là những dấu hiệu của việc phát triển không tốt.


Chúng ta cần biết rằng theo thời gian, biểu đồ tăng trưởng của bé có xu hướng chậm dần, do đó tăng cân liên tục là điều không nhất thiết tuần nào cũng phải diễn ra. Tuy nhiên, chiều cao và cân nặng của bé vẫn được cập nhật mỗi lần khám sức khỏe hàng tháng tại trung tâm y tế địa phương.



Trung bình, em bé đủ ngày đủ tháng khi sinh ra thường nặng khoảng 3kg rưỡi. Trong đó, có khoảng 95% bé nằm ở mức dao động từ  khoảng 2kg rưỡi đến đến 4kg. Những em bé khác xê xích cân nặng theo hướng nhẹ hay nặng cân hơn mức trung bình này một chút cũng là dấu hiệu bình thường.


Trẻ em thường sụt kí trong những ngày đầu sau khi sinh. Nếu bé sụt khoảng 10% so với số cân ban đầu, bạn đừng lo lắng, vì đây là hiện thượng bình thường ở trẻ sơ sinh. Việc sụt cân này không phải do bé ốm hay yếu, mà là do bé loại bỏ những chất thải, nước tiểu trong ruột của bé ra ngoài.Thông thường, trong khoảng 10 ngày sau khi sinh, bé sẽ tăng cân trở lại, nhưng cũng sẽ có rất nhiều bé kháccần một khoảng thời gian dài hơn để lấy lại số cân nặng cũ.


Một điều khác bạn nên lưu ý là trẻ em thường tăng cân không ổn định. Nhất là đối với những bé bú sữa mẹ. bé có thể tăng 150-200g những tuần đầu. Sau bé 3 tháng tuổi, bé tăng cân chậm đi, và sẽ tiếp tục chậm hơn khi bé được 6 tháng. Tuy nhiên cũng có nhưng khoảng thời gian con bạn sẽ tăng cân nhanh rất nhiều so với bình thường.


Trẻ sơ sinh: những vấn đề về tăng trưởng


Những tuần và tháng đầu chúng ta thường xuyên để ý tới cân nặng của trẻ. Điều đó rất dễ hiểu. Chậm tăng cân là dấu hiệu của việc bé ăn uống hoặc hấp thu không tốt. Nếu bạn nghĩ rằng con bạn phát triển không tốt thì nên:


Kiểm tra lại thực đơn cho bé. Cho trẻ bú cần đúng vị trí, bảo đảm trẻ bú được hiệu quả. Có nghĩa là nếu bạn có nhiều sữa hơn thì bé sẽ bú được nhiều hơn. Trẻ bú bình có thể phát triển tốt hơn nếu chúng được bú ít hơn mỗi lần nhưng nhiều lần hơn mỗi ngày.


Hỏi bác sĩ về những biểu hiện có liên quan đến sự phát triển kỹ năng của con trẻ và có những điều chỉnh phù hợp. Một đứa trẻ ngủ nhiều và không thích ăn thì cần được đánh thức và dỗ cho ăn.


Nhờ đến sự chuẩn đoán của bác sĩ nếu bé không tăng cân ổn định. Xem bé có triệu chứng gì cần lưu ý hay cần một chế độ chăm sóc bé và dinh dưỡng đặc biệt không.


Nên biết chính xác cân nặng của bé theo từng cột mốc thời gian. Tốt nhất hãy cân bé bằng cân điện tử và thường xuyên kiểm tra. Nếu có thể, hãy sắm một chiếc cân điện tử riêng để dùng cho bé


Sự tăng trưởng của bé


Sau khi bé tròn ba tháng, tỉ lệ tăng trưởng sẽ giảm dần. Tương tự, khi bé tròn sáu tháng tuổi và bắt đầu ăn thức ăn đặc, bé sẽ tăng trưởng chậm hơn trước đây.


Thức ăn đầu tiên khi trẻ ăn dặm có thể sẽ ít calories hơn sữa mẹ hoặc sữa bột. Cả rốt hay rau củ hầm nhừ tán nhuyễn sẽ hợp với bé. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những loại thức ăndặm và bé sẽ không thể ăn được nhiều bằng bú sữa mẹ hay bú bình.


Vì thế nếu bạn lo cho cân nặng của bé, bạn có thể giảm bớt những thức ănđặc và tăng lượng sữa bằng cách cho bé bú mẹ hoặc bú bình nhiều hơn.


Hãy nói chuyện với chuyên gia sức khỏe để được tư vấn rằng bạn nên làm gì thích hợp cho việc ăn uống của bé.


Sự tăng trưởng của bé từ 1-3 tuổi


Trẻ trong khoảng 1-3 tuổi có thể ăn uống nhiều loại thức ăn đa dạng hơn. Thường bé sẽ tăng trưởng chậm dần ở năm thứ hai và đôi khi có thể bé sẽ hơi gầy hoặc sụt kí. Vậy để làm sao bạn biết khi nào cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ? Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn biết được điều đó.


Đưa bé đến bác sĩ hay trung tâm y tế hàng tháng để kiểm tra chiều cao và cân nặng chính xác của bé, so sánh với thông số của những tháng trước để biết sự tăng trưởng của bé có đều hay thất thường không. Bạn nên ghi lại cân nặng của bé qua các tháng trong một cuốn sổ sức khỏe để tiện theo dõi.


Nếu bác sĩ cho rằng có vấn đề đáng quan tâm, bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu như:


Về vấn đề dinh dưỡng của bé. Bé ăn có tốt không, thức ăn có đầy đủ và phong phú không?


Bé có bị bệnh gần đây không? Sự phát triển của bé sẽ bị giảm trước, trong và sau thời gian bé bị ốm.


Yếu tố di truyền, thường tạng người trong gia đình bạn thế nào thì bé sẽ có xu hướng phát triển giống như vậy.


Nếu có vấn đề gì, bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa và có thể chuyển sang cho bác sĩ nhi khoa để bé có thể được kiểm tra xét nghiệm chi tiết hơn.


Những câu hỏi thường gặp


Hỏi: Tôi đươc nghe nói rằng con tôi nên uống ít sữa hơn để phát triển tốt hơn. Thông thường bé uống 3 bình sữa mỗi ngày.


Trả lời: Sữa là thức ăn bổ dưỡng và cần thiết cho trẻ tuy nhiên nếu uống quá nhiều trẻ sẽ không thể ăn các thức ăn khác. Nên giảm bớt lượng sữa uống mỗi ngày và tăng thêm các thức ăn dặm khác đặc biệt là những món có nhiều calorie như cháo, mì, cơm và khoai tây thì sẽ tốt hơn. Uống quá nhiều sữa cũng có thể khiến con bạn thiếu nhiều chất khác, như sắt hay các khoáng chất khác. Đặc biệt lưu ý, thành phần trong sữa chứa lactose, bé bị dị ứng đường lactose thường uống sữa bị đau bụng, tiêu chảy, vì vậy mẹ cần lưu ý để phòng tránh cho bé. Để biết thêm thông tin xin xem những thức ăn thích hợp cho con bạn mục Cho bé ăn trong trang của chúng tôi. Để biết thêm thông tin ở Sự phát triển của bé và mục chăm sóc em bé.

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Ngay từ lúc thơ bé, qua các trò chơi vui nhộn, bạn có thể cho trẻ làm quen với việc nhà để tập cho bé tính gọn gàng, ngăn nắp khi lớn lên. Vai trò của những trò chơi trong nhà thật sự rất có ích đối với trẻ , dần dần phát triển kỹ năng thị giác , cảm xúc , thính giác của trẻ . Vì vậy cha mẹ hãy chăm sóc em bé bằng cách tổ chức những trò chơi trong nhà cho con , cha mẹ có thể chơi cùng bé .



1 .Cùng trẻ “xây nhà”


“Xây nhà” là một trò chơi rất thú vị giúp bạn rèn cho trẻ tính kiên nhẫn và sự sáng tạo. Hãy để bé chơi ở bất cứ góc nào trong phòng khách hay phòng ngủ có khoảng không gian đủ rộng. Với một vài thùng các-tông, đệm, gối tựa hay bất cứ món đồ nào trong nhà là bạn đã tạo ra được những giây phút vui vẻ bên con rồi đấy. Ban đầu bạn có thể giúp trẻ làm quen với trò chơi nhưng sau đấy hãy để bé tự xây dựng những pháo đài, những ngôi nhà của riêng mình nhé.


2 .Đoán công dụng của đồ vật


Lúc trẻ sơ sinh đang tập nói, hãy dạy bé cách phân biệt các công dụng của các đồ vật trong nhà. Chổi thì để quét nhà, móc để treo áo quần, khăn để lau, chén bát dùng để ăn cơm… Rồi sau đó, khi bé đã tương đối thành thục, bố mẹ có thể cùng bé chơi trò chơi: nghe công dụng đoán vật. Ví dụ: con có thể lấy cho mẹ cái dùng để hốt rác không? Bé sẽ nhanh nhẹn lấy cái ky tới cho bạn. Đây không còn là hành động sai vặt mà là một thách thức lý thú đối với trẻ.


3 .Sắp xếp nhà cửa


Để khi lớn con cái không tìm cách trốn khỏi nhà vào cuối tuần mỗi khi nghe ba mẹ nói tới chuyện “tổng vệ sinh”, bạn phải rèn cho bé ngay từ nhỏ. Một bản nhạc vui nhộn, một không khí vui tươi, bạn sẽ tha hồ nhờ vả bé bất cứ việc gì trong khả năng. Có thể là lấy giùm mẹ cái chổi, dọn dép lên kệ, nhặt bút viết rơi rớt xuống sàn nhà… Ấn tượng mình là người có ích từ bé, sẽ khiến bé không cảm thấy công việc dọn dẹp là cực hình hay phiền phức lúc lớn lên.


4 .Làm đồ thủ công


Một hoạt động vui vẻ khác mà trẻ có thể chơi ở nhà là làm đồ thủ công. Trò chơi này giúp kích thích sự sáng tạo và khuyến khích trẻ quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật. Có rất nhiều sản phẩm thủ công phù hợp với độ tuổi của các bé. Đối với các bé nhỏ bạn có thể hướng dẫn bé vẽ tranh, tô màu, cắt dán giấy… Với các bé lớn hơn, bé có thể may vá, lắp ráp mô hình hay chế tạo đồ vật từ phế liệu.


5 .Mở nhà hàng


Chuẩn bị tạp dề, xoong chảo, thìa dĩa và một số thực phẩm đồ chơi để giúp bé mở một nhà hàng của riêng mình. Sau đó hãy trở thành thực khách để bé phục vụ và nấu ăn cho bạn. Bạn cũng có thể để bé rủ thêm một vài người bạn hàng xóm sang chơi cùng để cửa hàng được “đông khách” nhé.


6 .Chơi đất nặn


Những thỏi đất nặn đầy màu sắc và dễ dàng tạo hình luôn có sức hút đặc biệt với các bé. Vậy thì tại sao bạn không cùng bé nhào nặn chúng thành những hình khối, những con vật thật đáng yêu nhỉ. Tuy vậy, nhớ nhắc bé rửa tay sau khi nặn đất để giữ vệ sinh thật sạch nhé.


7 .Tổ chức dã ngoại trong nhà


Chỉ cần trải một mảnh vải hoặc khăn trải bàn trên sàn nhà, bày đồ ăn thật đẹp và ngồi xuống thưởng thức là bạn đã có một chuyến picnic trong nhà đáng nhớ cho bé. Bạn cũng có thể nhờ bé cùng chuẩn bị đồ ăn để vừa dạy cho bé những kỹ năng cần thiết vừa gắn bó sâu sắc hơn tình cảm gia đình.


8 .Bowling


Bowling là một hoạt động gây hứng thú không chỉ cho người lớn mà với cả trẻ em. Giữ lại lõi giấy toilet hoặc những vỏ chai, vỏ lon để làm “nguyên liệu” cho trò chơi này. Sau đó, hãy cùng bé lăn bóng và thi xem ai làm đổ nhiều chai hơn nhé.

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Bạn thường nghĩ đồ chơi cho con, biết bao nhiêu là đủ. Những trò chơi trong nhà sẽ rất có ích cho trẻ nhỉ  .Quả là vậy, bạn có thể mua cho con rất nhiều đồ chơi nhưng cuối cùng chưa chắc đã đủ, bởi mỗi món đồ chơi đều đi kèm tính năng khác nhau để hỗ trợ sự phát triển kỹ năng của bé.



 


  1. Gương baby an toàn

Trẻ sơ sinh sẽ tìm thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình trong chiếc gương này một cách rất thú vị. Nếu để ý, bạn có thể thấy bé 4-5 tháng tuổi đã biết mỉm cười với chính mình trong gương, bé sẽ áp sát mặt vào gương, đưa tay sờ mắt, mũi, tóc tai của mình… Đó cũng là những khám phá mới mẻ cho bé.


  1. Đồ chơi có nhạc hoặc âm thanh vui nhộn

Chăm sóc em bé ,để xoa dịu khi bé khóc, khi bé đi ngủ hoặc bất cứ lúc nào bạn cần cho bé 1 sự tập trung.


  1. Đồ treo nôi

Chúng khuyến khích em bé của bạn thích thú hơn với việc cầm nắm, với lắc món đồ chơi này để đón nhận những âm thanh vui tai hay những chuyển động đầy màu sắc.


  1. Đồ chơi bằng vải

Những món đồ chơi này mềm mại, có màu sắc hấp dẫn, hình dáng và chất liệu bằng vải dễ dàng khuyến khích bàn tay bé nhỏ của trẻ sơ sinh khám phá.


  1. Đồ chơi vận động

Chăm sóc bé bằng những đồ chơi có sự tự di chuyển vừa phải (có thể lắc lư hoặc lăn nhẹ), bạn đặt chúng trước mặt con nhằm giúp bé tiếp cận và khuyến khích bé trườn tới với lấy đồ chơi khi bé đã biết lật.


  1. Đồ ngậm nướu

Làm giảm áp lực lên nướu răng đang sưng đau của bé và còn là một món đồ chơi dễ cầm nắm.


Những món đồ bằng vải dễ cho bé cầm nắm và cũng hữu dụng khi


bé cần thỏa mãn cơn ngứa nướu răng.


  1. Đồ chơi để mang đi: đủ nhỏ để để bạn có thể cho vào trong túi đồ và mang theo khi đưa bé đi chơi xa nhà.

  1. Thú nhồi bông: vừa rất dễ thương vừa cho một số em bé cảm giác an toàn.

  1. Sách vải

Những cuốn sách thật đặc biệt vì vừa dạy bé học, vừa có màu sắc hấp dẫn cho sự khám phá của bé và lại rất “bền bỉ” cho dù bị bé nhai, gặm, làm ướt….


  1. Hoạt động trung tâm

Đó có thể là bất cứ gì, từ chiếc thùng giấy, giỏ nhựa, chiếc xe đồ chơi kích thước to… miễn sao có thể để bé vào ngồi, thêm 1 vài thứ đồ chơi nhỏ vào nữa là đủ để tạo cho bé 1 không gian riêng rất hấp dẫn rồi.


  1. Đồ gia dụng

Nghe có vẻ “kỳ” nhưng chỉ cần chiếc ly nhựa, 1 chiếc ô (dù), tô, chén nhựa hoặc các đồ dùng bằng gỗ… cũng có thể trở thành đồ chơi vui thú cho bé rồi.


Những cách chơi khác cũng rất tốt cho sự phát triển của trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng


Đẩy đồ chơi:


Cũng như việc luyện tập với chiếc xe tập đi, việc bé đẩy món đồ chơi đi khắp nhà cũng là một cơ hội để bé đi bộ, tập cho đôi chân vững vàng hơn.


Lựa chọn hình dạng:


Chơi với các món đồ chơi có nhiều hình dạng khác nhau là một thách thức hoàn hảo để giúp bé phát triển nhận thức


Xếp chồng: Trẻ nhận được những kỹ năng thuần thục hơn khi biết xếp chồng đồ chơi lên và gỡ chúng xuống.


Xô và xẻng: Làm đầy lên và đổ đi cũng là một dấu ấn nhận thức với nhóm tuổi này.


Mách nhỏ Dù bé của bạn đang chơi với các con thú nhồi bông hoặc xếp chồng các khối với nhau, nhưng nếu bé có vẻ buồn chán, quấy khóc, mệt mỏi thì bạn nên cho bé dừng lại. Bởi đó là cách bé nói cho bạn biết đã đến lúc bé không muốn chơi nữa.


Để giữ cho bé luôn thấy mới mẻ và thú vị với đồ chơi cũ và để bạn không phải tốn quá nhiều tiền để mua đồ chơi mới, bạn nên “xoay tua” đồ chơi thường xuyên: Chia số đồ chơi mà bé hiện đang có thành 3 phần, giấu đi 2 phần, sau đó cứ 2 tuần 1 lần bạn lại đem phần đồ chơi đã giấu ra rồi cất số đồ bé đang chơi đi. Cứ như thế, bạn giúp bé luôn có cảm giác mới mẻ với tất cả đồ chơi có trong nhà.

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Từ 4 – 6 tháng tuổi là lúc thích hợp để mẹ tập cho con ăn dặm . Cùng với đó đây là thời kỳ trẻ có nhiều sự phát triển kỹ năng vượt trội về thể chất và nhận thức. Vì vậy mà thời điểm này, cẩm nang chăm sóc bé sơ sinh 4 – 6 tháng tuổi thực sự rất có ích cho mẹ. Hi vọng bài viết có thể giúp mẹ điều gì đó.



Chuẩn bị thực đơn cho bé ăn dặm


Các loại thực phẩm ăn dặm cho bé phải đảm bảo nhỏ, mịn, có mùi vị dễ chịu và dễ tiêu hóa để kích thích bé muốn thử và muốn ăn. Ba mẹ nhớ theo dõi phản ứng của bé với những loại thực phẩm này, phòng khi bé bị dị ứng hoặc chưa sẵn sàng ăn dặm.


Chế độ ăn hợp lý cho bé 4-6 tháng tuổi


Nếu bạn có ý định cho bé ăn thêm bột bằng thìa, thì bạn nên chọn loại thìa phù hợp cho bé. Nếu bạn cho bé ăn bột bằng loại thìa phù hợp, bé biết cách lấy lưỡi đưa thức ăn vào trong khoang miệng và nuốt thức ăn qua cổ họng. Giai đoạn này, xương khớp cổ của bé đã cứng cáp hơn. Bé có thể ngồi vững trong lòng cha mẹ mỗi lần bạn cho bé ăn.


Tập cho bé ăn dặm như thế nào ?


– Mỗi ngày, bạn nên đảm bảo các bữa bột của bé (khoảng 2-3 bữa) đủ các nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, rau xanh,đạm, chất béo, vitamin… Bạn nhớ nêm thêm dầu ăn vào bát bột cho bé để đảm bảo chất béo cần thiết, giúp bé tăng cân. Bạn có thể chọn loại dầu oliu, dầu vừng (dành cho bé) để thay đổi khẩu vị, kích thích bé ngon miệng.


– Bạn có thể ép lấy nước và cho bé uống.


– Bạn không nên nêm đường vào bát bột của bé. Việc thừa đường có thể làm tăng men chua trong dạ dày, khiến bé dễ mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Khi ấy, bột có thể cản trở sự hấp thu canxi, dẫn tới hiện tượng còi xương. Điều này giải thích vì sao nhiều bé trông bụ bẫm nhưng vẫn bị bác sĩ chẩn đoán là mắc chứng còi xương.


– Bạn không nên cho bé ăn quá thừa dưỡng chất: Giai đoạn này, bé cần đủ dinh dưỡng để phát triển nhưng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé dễ bị rối loạn. Nhiều người mẹ mắc sai lầm với suy nghĩ cho bé ăn nhiều thịt, cá để bé tăng trưởng tốt. Điều này hoàn toàn phản tác dụng; bởi vì, việc dư thừa chất đạm có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Kết quả, bé có thể bị thừa cân hoặc nhẹ cân. Tỷ lệ chất đạm của bé là khoảng 4g/1kg thể trọng.


Chọn đồ chơi cho bé 6 tháng tuổi


Bé 6 tháng tuổi biết sử dụng tay để cầm, nắm và đưa đồ vật vào miệng nên rất dễ bị hóc hoặc nghẹn vật thể lạ. Vì vậy, sắp xếp nhà cửa gòn gành cho bé có không gian chơi một số loại đồ chơi an toàn cho bé như bóng mềm, kể cả bóng phát ra tiếng nhạc vui tai, những đồ chơi hình con vật phát ra âm thanh, những đồ chơi mà bé có thể cầm được để luyện tập khả năng cầm nắm cho bé, những đồ chơi phát ra âm thanh, như lục lạc, trống tay….


Một số triệu chứng chậm phát triển


Khi bé yêu của bạn xuất hiện các triệu chứng này, mẹ hãy đưa trẻ tới gặp chuyên gia để được tư vấn: Khi ngồi tựa vào vật mà đầu bé vẫn ngã ra sau, trẻ vẫn chưa biết lật cả hai bên như lật sang trái hoặc sang phải, trẻ không thể tự phát ra tiếng cười, trẻ rất khó đưa đồ vật vào miệng, khi tỉnh giấc lúc nửa đêm, bé rất khó ngủ lại.


Ngoài ra, ba mẹ và người thân lưu ý không được lắc lư bé, để tránh gây chấn động não, không can dự quá nhiều vào tư thế ngủ của bé (ngoại trừ nằm sấp) tránh gây nguy hiểm cho trẻ.

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Chăm sóc em bé không chỉ là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé phát triển cơ thể  mà mẹ còn phải chăm sóc trẻ về những kỹ năng . Khi trẻ 4 tháng tuổi, bé đã dần biết nhận biết về thế giới xung quanh.



 


Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi thế nào cho tốt, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn tinh thần.


Phát triển kỹ năng


- Bé học cách cầm nắm đồ vật


Bây giờ bất cứ thứ gì trong tầm tay của bé cũng đều trở thành trò chơi hấp dẫn cả. Để giúp bé luyện kỹ năng cầm nắm, bạn có thể đưa cho bé vài món đồ bé thích như xúc xắc, một cái vòng nhựa để bé có thể cầm bằng cả 2 tay, một món đồ chơi phát ra âm thanh hoặc gấu bông.


Bé của bạn sẽ có khuynh hướng sử dụng một trong hai tay trong một lát rồi sau đó mới đổi qua tay còn lại nhưng phải đến khi bé được 2, 3 tuổi mới có thể biết được bé thuận tay phải hay trái.


- Bé dần biết giao tiếp và ê a với mọi người


Bé bắt đầu có những nhận định về thế giới xung quanh. Bé nhìn mọi thứ bằng ánh mắt tò mò, kể cả bóng của bé trong gương.


Ở giai đoạn này, bé dần biết nghe ngóng về mọi người và cười đùa thích chí. Hãy chăm sóc bé bằng cách nũng nịu, trò chuyện với bé. Bạn có thể chơi đùa với bé, mô tả cho bé những vật dụng trong nhà cho bé nghe. Nói chuyện nhiều hơn với bé, bạn sẽ thấy bé sớm biết cách “nói chuyện ” với bạn.


Khi này, bé cũng thích xem các em bé khác và các con vật làm trò. Luôn đồng hành bên bé để đảm bảo an toàn cho bé bạn nhé.


- Bé học cách lật


Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ dùng hai tay chống xuống để nhấc đầu và vai lên cao. Tư thế như hít đất này giúp cơ bé khỏe hơn và bé có thể quan sát xung quanh tốt hơn. Bé cũng có thể làm bạn bất ngờ vì giai đoạn này, một số bé có thể bắt đầu lật được.


Bạn có thể khuyến khích bé lật bằng cách lúc lắc một món đồ chơi bên phía bé hay lật để dụ bé lăn qua. Luôn khen và cười để động viên bé. Bé có thể cần bạn trấn an vì đôi khi kỹ năng mới này làm bé sợ.


Một vài nghiên cứu cho rằng bé biết lật trễ do khi ngủ bé được đặt nằm ngửa để tránh chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Vậy lúc bé thức, việc thỉnh thoảng đặt bé nằm sấp trong ngày rất quan trọng, giúp cơ của bé khỏe hơn.


Lần đầu bé lật thường là từ tư thế nằm sấp lật ra nằm ngửa. Bụng bé tròn nên rất dễ lật từ tư thế nằm sấp. Một số bé có thể ngay lập tức lật lại nhưng một số bé đến mấy tuần sau mới có thể lặp lại kỳ tích của mình.


Trò chơi trong nhà


– Chơi cùng bé với những trò chơi trong nhà , quan sát đồ vật , sắp xếp nhà cửa gọn gàng để có không gian cho bé chơi


– Dạy bé học các loại hình khối và màu sắc. Trong quá trình dạy mẹ hãy để bé nhìn thật kĩ và đưa các loại hình khối cho bé cầm để bé quan sát kĩ hơn.


– Cho bé tiếp xúc với âm nhạc cổ điển ngay từ khi mới sinh ra thậm chí là từ khi ở trong bụng mẹ.


– Lắp một tấm gương ở trong nôi của bé. Điều này sẽ giúp bé quan sát được chính những biểu hiện trên khuôn mặt mình, từ đó phát triển khả năng quan sát và tư duy của bé.


– Thường xuyên cho bé đi dạo hoặc đi chơi để bé có thể quan sát mọi thứ mới mẻ xung quanh và phân tích chúng.


– Nên cho bé chơi các loại đồ chơi lắp ghép.


– Cùng bé chơi trò đếm số hoặc đố vui.


Lời khuyên để giúp các mẹ phát triển khả năng ngôn ngữ thông minh cho con:


– Bắt đầu đọc sách hoặc truyện cho bé nghe ngay từ khi bé mới sinh.


– Nói chuyện với bé thật nhiều, luôn luôn đáp lại những tiếng bi bô của bé.


– Chỉ ra và giới thiệu tên gọi của những đồ vật xung quanh bé.


– Phát âm rõ ràng khi nói chuyện với bé, nếu bé phát âm sai hay nói ngọng bạn phải nói lại câu đúng ngay lập tức cho con nghe.


– Hãy để bé quan sát những việc làm thường ngày của bạn và giải thích cho bé bạn đang làm gì hay tại sao bạn lại làm công việc đó.


– Dạy bé hát thật nhiều bài hát.


– Chơi trò chơi ngôn ngữ với bé, chẳng hạn như cách đánh vần các từ hoặc tìm các từ liên quan đến một chủ đề nhất định.


– Xem xét và cân nhắc để dạy con một ngoại ngữ thứ hai ngay từ khi con còn bé.