Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Chăm sóc em bé không chỉ là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé phát triển cơ thể  mà mẹ còn phải chăm sóc trẻ về những kỹ năng . Khi trẻ 4 tháng tuổi, bé đã dần biết nhận biết về thế giới xung quanh.



 


Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi thế nào cho tốt, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn tinh thần.


Phát triển kỹ năng


- Bé học cách cầm nắm đồ vật


Bây giờ bất cứ thứ gì trong tầm tay của bé cũng đều trở thành trò chơi hấp dẫn cả. Để giúp bé luyện kỹ năng cầm nắm, bạn có thể đưa cho bé vài món đồ bé thích như xúc xắc, một cái vòng nhựa để bé có thể cầm bằng cả 2 tay, một món đồ chơi phát ra âm thanh hoặc gấu bông.


Bé của bạn sẽ có khuynh hướng sử dụng một trong hai tay trong một lát rồi sau đó mới đổi qua tay còn lại nhưng phải đến khi bé được 2, 3 tuổi mới có thể biết được bé thuận tay phải hay trái.


- Bé dần biết giao tiếp và ê a với mọi người


Bé bắt đầu có những nhận định về thế giới xung quanh. Bé nhìn mọi thứ bằng ánh mắt tò mò, kể cả bóng của bé trong gương.


Ở giai đoạn này, bé dần biết nghe ngóng về mọi người và cười đùa thích chí. Hãy chăm sóc bé bằng cách nũng nịu, trò chuyện với bé. Bạn có thể chơi đùa với bé, mô tả cho bé những vật dụng trong nhà cho bé nghe. Nói chuyện nhiều hơn với bé, bạn sẽ thấy bé sớm biết cách “nói chuyện ” với bạn.


Khi này, bé cũng thích xem các em bé khác và các con vật làm trò. Luôn đồng hành bên bé để đảm bảo an toàn cho bé bạn nhé.


- Bé học cách lật


Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ dùng hai tay chống xuống để nhấc đầu và vai lên cao. Tư thế như hít đất này giúp cơ bé khỏe hơn và bé có thể quan sát xung quanh tốt hơn. Bé cũng có thể làm bạn bất ngờ vì giai đoạn này, một số bé có thể bắt đầu lật được.


Bạn có thể khuyến khích bé lật bằng cách lúc lắc một món đồ chơi bên phía bé hay lật để dụ bé lăn qua. Luôn khen và cười để động viên bé. Bé có thể cần bạn trấn an vì đôi khi kỹ năng mới này làm bé sợ.


Một vài nghiên cứu cho rằng bé biết lật trễ do khi ngủ bé được đặt nằm ngửa để tránh chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Vậy lúc bé thức, việc thỉnh thoảng đặt bé nằm sấp trong ngày rất quan trọng, giúp cơ của bé khỏe hơn.


Lần đầu bé lật thường là từ tư thế nằm sấp lật ra nằm ngửa. Bụng bé tròn nên rất dễ lật từ tư thế nằm sấp. Một số bé có thể ngay lập tức lật lại nhưng một số bé đến mấy tuần sau mới có thể lặp lại kỳ tích của mình.


Trò chơi trong nhà


– Chơi cùng bé với những trò chơi trong nhà , quan sát đồ vật , sắp xếp nhà cửa gọn gàng để có không gian cho bé chơi


– Dạy bé học các loại hình khối và màu sắc. Trong quá trình dạy mẹ hãy để bé nhìn thật kĩ và đưa các loại hình khối cho bé cầm để bé quan sát kĩ hơn.


– Cho bé tiếp xúc với âm nhạc cổ điển ngay từ khi mới sinh ra thậm chí là từ khi ở trong bụng mẹ.


– Lắp một tấm gương ở trong nôi của bé. Điều này sẽ giúp bé quan sát được chính những biểu hiện trên khuôn mặt mình, từ đó phát triển khả năng quan sát và tư duy của bé.


– Thường xuyên cho bé đi dạo hoặc đi chơi để bé có thể quan sát mọi thứ mới mẻ xung quanh và phân tích chúng.


– Nên cho bé chơi các loại đồ chơi lắp ghép.


– Cùng bé chơi trò đếm số hoặc đố vui.


Lời khuyên để giúp các mẹ phát triển khả năng ngôn ngữ thông minh cho con:


– Bắt đầu đọc sách hoặc truyện cho bé nghe ngay từ khi bé mới sinh.


– Nói chuyện với bé thật nhiều, luôn luôn đáp lại những tiếng bi bô của bé.


– Chỉ ra và giới thiệu tên gọi của những đồ vật xung quanh bé.


– Phát âm rõ ràng khi nói chuyện với bé, nếu bé phát âm sai hay nói ngọng bạn phải nói lại câu đúng ngay lập tức cho con nghe.


– Hãy để bé quan sát những việc làm thường ngày của bạn và giải thích cho bé bạn đang làm gì hay tại sao bạn lại làm công việc đó.


– Dạy bé hát thật nhiều bài hát.


– Chơi trò chơi ngôn ngữ với bé, chẳng hạn như cách đánh vần các từ hoặc tìm các từ liên quan đến một chủ đề nhất định.


– Xem xét và cân nhắc để dạy con một ngoại ngữ thứ hai ngay từ khi con còn bé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét