Hiển thị các bài đăng có nhãn cham soc be. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cham soc be. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Ngay sau khi chào đời khoảng 1-2 tháng, mặc dù chưa hiểu những điều người lớn nói, trẻ sơ sinh cũng sớm biết tự tạo âm thanh bằng lưỡi của mình. Để tạo nền tảng tốt cho sự phát triển kỹ năng ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của con, bố mẹ cần nắm được những cách chăm sóc trẻ sơ sinh thật đơn giản để thu hút bé vào các “cuộc nói chuyện” đầu đời.



“Tôi đoán tôi khá “cuồng” con” một bà mẹ của em bé sáu tuần nói một cách ngượng ngùng. “Tôi biết bé không hiểu những gì tôi nói, nhưng tôi không thể ngừng nói chuyện với bé”. Tuy nhiên, điều mà các bạn cần biết là dù bé không thể hiểu bạn đang nói gì, chúng vẫn bị hấp dẫn bởi âm thanh giọng nói của bạn. Vì vậy đừng ngại ngần trò chuyện với bé nhé. Sau đây là 3 cách chơi với trẻ sơ sinh đơn giản để đặt nền móng kỹ năng giao tiếp cho con.


Ba cách tốt để thu hút trẻ sơ sinh


  1. Nói chuyện với con

Nói chuyện với con sẽ “rèn” cho cả hai mẹ con  về giao tiếp. Điều này thể hiện rằng khi nói chuyện với bé, cũng là thời điểm bạn dạy nghe cho bé thì những gì bé thu được nhiều hơn là những từ ngữ đơn thuần, đặc biệt là thông điệp: mẹ yêu con, con là quan trọng đối với mẹ.


Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh nhạy cảm hơn với các giọng nói ở âm vực cao Cũng có thể, bởi vì trẻ em được nghe giọng của mẹ hàng tháng trong quá trình phát triển ở tử cung. Trong bất cứ trường hợp nào, chăm sóc bé sẽ giúp trẻ học cách liên hệ khuôn mặt với giọng nói của bạn. Nó cũng giúp thiết lập nền tảng cho phát triển ngôn ngữ sau này.


Vì vậy hãy cố gắng đi trước một bước. Nói chuyện với con bạn về thời tiết, về cuốn sách bạn đang đọc, về thức ăn  trong bữa trưa, về tên của đồ chơi hoặc bất cứ thứ gì. Đó là bước đầu để bạn đặt nền móng cho phát triển kỹ năng giao tiếp của con. Không bao giờ là quá sớm để làm điều đó.


  1. Nghe và phản hồi

Theo thời gian, khoảng 1-2 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu tự tạo ra âm thanh. Đó chưa phải là các âm thanh “gù gù” hay bập bẹ của các bé nhiều tháng tuổi hơn nhưng cũng không đơn thuần chỉ là tiếng khóc. Em bé có thể nói các âm như “a” hay “e” hoặc là chỉ phát ra âm thanh vô nghĩa bằng lưỡi. Với những tiếng động nguyên thủy đó, trẻ bước những bước đầu tiên trên con đường học sử dụng ngôn ngữ. Người lớn cũng có thể phản hồi bằng cách bắt trước các tiếng động này. Trẻ em thỉnh thoảng cũng nhắc lại những âm thanh và trước khi hiểu rõ điều đó, bạn đã có một “cuộc hội thoại”. Đây là trò chơi cực hấp dẫn đối với bé, có thể giúp khuyến khích bé giao tiếp với bạn.


Chăm sóc trẻ sơ sinh cần lưu ý, khi trẻ quá mệt hoặc quá đói hoặc quá bồn chồn để tiếp tục tham gia vào hoạt động này, chúng thể hiện qua việc “khóc” hoặc từ chối các nỗ lực thu hút của bạn. Nhạy cảm với các tín hiệu đó, bạn sẽ sớm nhận thức được đặc điểm phong cách riêng của con mình.


  1. Lúc nào cũng là thời điểm thích hợp

Nếu bạn cảm thấy cần phải “để dành” việc nói chuyện và chơi với con  trong một “dịp đặc biệt”, có thể bạn sẽ đánh mất cơ hội để giao tiếp với con mình. Khoảng thời gian tốt nhất để “nói chuyện phiếm” với con là khi bé vừa ngủ dậy và tỉnh táo, thời gian tắm bé sơ sinh hoặc thay quần áo cho bé cũng rất phù hợp. Đây không chỉ là việc tìm ra cách nào mà đây còn là dịp tốt nhất để tạo ra “kỹ năng xã hội” đầu tiên cho con.


Khi con nằm và nhìn bạn, hãy nói khẽ, cù khẽ vào bụng con hoặc là tì nhẹ và thì thầm với con. Một số bố mẹ giữ các món đồ chơi nhiều màu bên cạnh để chỉ cho con khi họ thay món nọ bằng món kia hoặc thay quần áo cho chúng.


 

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Muốn con được tăng cân, cha mẹ đã cho con ăn thật nhiều, nhưng bạn đã lựa chọn thực phẩm thật sự cần thiết cho sức khỏe và cân nặng của bé yêu chưa?


Nếu bé nhà bạn thường xuyên trong tình trạng biếng ăn dẫn đến còi cọc hoặc vừa bị sút cân sau một đợt ốm thì những thực phẩm sau đây sẽ giúp mẹ chăm sóc bé tăng cân nhanh chóng.


Quả Ô liu


Quả Ô liu cũng là một thực phẩm có thể cung cấp cho bé của bạn các chất béo cần thiết cho sự phát triển não bộ và tăng trưởng. Với trẻ trên một tuổi, mẹ có thể cắt nhỏ quả oliu vào các món súp hoặc cho con ăn bốc. Trong giai đoạn cho con ăn dặm chưa thể nhai quả thì mẹ đừng quên bổ sung vào mỗi bát cháo, bột của con một thìa dầu oliu hàng ngày nhé. Dầu oliu cũng rất giàu calo và chất béo.


Lưu ý dành cho mẹ: nên cho dầu oliu vào cháo khi vừa tắt bếp, dầu sẽ không bị mất chất dinh dưỡng.


Quả bơ


Quả bơ chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú giúp bé phát triển. Quả bơ chứa hàm lượng chất béo có lợi rất tốt cho sức khỏe tim mạch và tiêu hóa của con trẻ. Theo đó, các mẹ có thể cho bé yêu ăn bơ từ 6 tháng tuổi trở lên.


Lời khuyên: Mẹ nên xay bơ nhuyễn hoặc kết hợp bơ với sữa cho trẻ để làm thực đơn ăn dặm , món ăn vặt hoặc ăn phụ tuyệt vời giúp bé tăng cân lành mạnh.


Bơ đậu phộng ( 1 tuổi +)


Vì lý do dễ gây dị ứng, không nên cho vào thực đơn ăn dặm cho trẻ .


Bơ đậu phộng chứa hàm lượng protein và chất béo cực kì cao. Nó là một thực phẩm giàu năng lượng tuyệt vời và sẽ giúp bé của mẹ tăng cân vèo vèo. Mẹ có thể trộn bơ đậu phộng với trái cây, phết ăn cùng bánh mì hoặc crepe cho con ăn sáng.


Trứng


Trứng rất giàu protein và ít carbohydrate. Một quả trứng trung bình chứa khoảng 26 gram protein. Trứng là thực phẩm rất tốt cho trẻ để giúp trẻ tăng cân. Tuy nhiên, lòng trắng trứng rất dễ gây dị ứng ở trẻ dưới 1 tuổi, do đó, mẹ chỉ nên cho con ăn lòng đỏ trứng luộc nghiền nhuyễn). Trẻ trên 1 tuổi có thể ăn một quả trứng luộc cả lòng đỏ và trắng mỗi ngày để cung cấp năng lượng bổ sung.



Tinh bột


Tinh bột là một phần quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp bé tăng cân. Những thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, gạo và các loại ngũ cốc và các loại hạt. Theo tính toán, cứ mỗi khẩu phần gạo trắng đã được nấu chín cung cấp 200 calo năng lượng thì có chứa 47g tinh bột.


Thịt, cá


Thịt, cá là hai thực phẩm giàu calo không thể thiếu trong thực đơn để giúp bé tăng cân. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều thịt có thể gây hại cho sức khỏe, vì vậy cha mẹ nên cân đối lượng thịt trong khẩu phần ăn của con.

Hỏi: Tôi có nghe nói một số chất giúp trẻ tăng trưởng chiều cao như: Lysin, ma-giê, kẽm, các vitamin A, D, canxi, Iốt. Tuy nhiên, tôi không hiểu mỗi chất như vậy có ý nghĩa như thế nào? Nó có trong những thực phẩm cụ thể nào?



Đáp: Đúng là những dưỡng chất mà bạn kể trên đã được khoa học chứng minh là có liên quan đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ.


-Lysin: là một acid amin thiết yếu giúp cơ thể hấp thu tốt canxi, tạo sự ngon miệng, là nguyên liệu để cơ thể tổng hợp collagen, giúp chất béo chuyển hóa thành năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch. Các thực phẩm giàu lysine là: thịt, cá, lòng đỏ trứng, các loại đậu, sữa và các chế phẩm của sữa.


-Ma-giê: là khoáng chất cần thiết cho sự tạo xương, răng, cho hoạt động co cơ, dẫn truyền các xung động thần kinh; trong cơ thể người bình thường có khoảng 35g ma-giê, tập trung chủ yếu trong xương và răng. Ma-giê có nhiều trong các loại rau: ngót, dền, mồng tơi, đay, rau lang, khoai lang, đậu phụng; trong cá ngừ, cá nục, tôm đồng, sò. Sữa và các chế phẩm từ sữa không có nhiều ma-giê. Vitamin D giúp hấp thu tốt ma -giê từ thực phẩm.


-Kẽm: là yếu tố xúc tác cho trên 70 enzyme, cần cho sự phân chia tế bào (giúp thúc đẩy sự tăng trưởng); giúp mau lành vết thương. Nguồn thực phẩm giàu kẽm là: thịt, trứng, cá, gan, hàu, sò.


-I ốt: là thành phần của nội tiết tố (hóc môn tuyến giáp). Hóc môn giáp là một trong những hóa môn giữ vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể. I ốt có nhiều trong cá biển, rong biển và muối I ốt.


-Vitamin A: giúp xương tăng trưởng và còn ảnh hưởng đến sự biệt hóa của da và niêm mạc. Dưỡng chất này có trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau: Bơ, phô mai, trứng, sữa, gan, rau xanh, cà rốt, bí đỏ.


-Canxi: là thành phần chính trong cấu trúc xương và răng (99% tổng lượng canxi trong cơ thể). Nó tham gia các tiến trình chuyển hóa: Hoạt động của enzyme, dẫn truyền thần kinh, chức năng của hóc môn, sự co cơ, đông máu, vận chuyển qua màng tế bào. Nguồn thực phẩm giàu canxi là sữa và các chế phẩm từ sữa, vỏ sò, lòng đỏ trứng, cá trích, những loại cá con ăn được cả xương. Một số yếu tố hỗ trợ hấp thu canxi: Vitamin D, Lysin, Lactose, Arginin…


Các sản phẩm như sữa và phô mai là thực phẩm cần tránh khi bị đau bụng. Hơn một nửa dân số thế giới khi sinh ra đã thiếu loại enzyme lactase cần thiết để phân giải đường lactose (một thành phần luôn có trong sữa). Cho dù cơ thể bạn có sẵn lactase thì sự nhiễm khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến loại enzyme này. Điều đó khiến cho khả năng tiêu hóa lactose của cơ thể bạn mất đi tạm thời hoặc vĩnh viễn, gây chứng uống sữa bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.


-Vitamin D: có chức năng điều hòa canxi và phốt pho trong đường ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tăng cường tổng hợp protein chuyên chở canxi và phốt pho trong tế bào ruột. Vitamin D có nhiều trong bơ, sữa, phô mai, trứng, gan gà, tôm, dầu gan cá thu. Da có thể tự tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Nên tắm nắng khoảng 15-20 phút/ngày ở cường độ nắng nhẹ và da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng càng nhiều càng tốt.


Để được tăng trưởng chiều cao liên tục, trẻ cần nhận đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, kèm theo ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên, ít bệnh tật. Một chế độ chăm sóc bé hợp lý sẽ giúp bé phát triển thể chất và phát triển kỹ năng toàn diện!

  1. Uống si rô ho không xúc miệng

Một số bà mẹ sau khi cho con uống si rô ho vào buổi tối trước khi đi ngủ (để con không bị ho vào buổi đêm) thường không cho con uống nước hoặc xúc miệng do sợ làm pha loãng thuốc, làm giảm hiệu quả chữa trị của thuốc. Cách làm này không đúng vì trong phần lớn các si rô ho dành cho trẻ em đều chứa một lượng đường nhất định, nếu uống si rô trong thời gian dài sẽ tích lũy đường trong răng bé và gây ra sâu răng. Vì vậy, cho dù là thuốc thì sau khi uống si rô ho, các mẹ vẫn phải cho con vệ sinh răng như bình thường.



  1. Ăn thức ăn nóng, lạnh liền nhau

Thông thường các bé thường được mẹ cho ăn cháo, cơm nóng hoặc uống sữa ấm sau đó tráng miệng bằng sữa chua, trái cây… (thường được trữ trong tủ lạnh). Việc ăn xen kẽ thức ăn nóng, lạnh như vậy thực sự rất có hại cho răng, trong một số trường hợp trẻ còn cảm thấy đau răng ngay sau khi ăn.


Các mẹ cần biết rằng, nhất là răng sữa đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ nóng – lạnh. Bởi vậy, đau răng do nguyên nhân này lâu ngày có thể dẫn đến viêm tủy răng và một số bệnh về răng khác.


  1. Uống sữa, nước hoa quả trước khi đi ngủ

Trong sữa có lactose, trong nước hoa quả có dư lượng đường cao nên nếu uống trước khi đi ngủ sẽ khiến vi khuẩn đường miệng dễ dàng xâm nhập và làm tổn thương răng. Vì vậy, các mẹ phải chắc chắn bé được đánh răng và súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau mỗi lần uống sữa hay nước hoa quả trước khi ngủ. Với các bé sơ sinh, mẹ phải vệ sinh lợi và khoang miệng của bé thật cẩn thận sau khi cho bé bú cữ buổi tối. Tuy vậy, theo các chuyên gia chăm sóc răng miệng trẻ em, cách tốt nhất là các mẹ tập cho con bỏ dần thói quen uống sữa, nước hoa quả trước khi đi ngủ.


Theo ước tính, có hơn một nửa dân số thế giới khi sinh ra đã thiếu loại enzyme lactase cần thiết để phân giải đường lactose (một thành phần luôn có trong sữa). Điều đó khiến cho khả năng tiêu hóa lactose của cơ thể bạn mất đi tạm thời hoặc vĩnh viễn, gây chứng uống sữa bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.


  1. Dùng răng mở nắp chai, xé bao bì

Mở nắp chai, xé bao bì, cắn chỉ khâu… hoặc cắn đồ vật cứng, nhọn sẽ tạo nên các vết nứt sâu trên răng, thậm chí có thể gây sứt hoặc mẻ răng. Ngoài ra, khi bé dùng răng để làm những việc như thế này sẽ khiến răng tiếp xúc với vi khuẩn trên miệng chai, bao bì, đồ vật… Vì vậy, các mẹ cần tỏ thái độ dứt khoát và “mạnh tay” ngăn chặn thói quen xấu này của bé.


  1. Ăn quá nhiều

Ăn nhiều đồ ăn, đặc biệt là đồ chiên xào không những có thể gây khó tiêu, béo phì, viêm loét miệng… mà còn ảnh hưởng không tốt đến “sức khỏe” của răng, khiến răng phải làm việc quá nhiều và tiếp xúc với nhiều loại chất, lâu dần có thể gây ra những cơn đau răng rất khó chịu. Vì thế, các mẹ cần chú ý đến chế độ và tần suất ăn uống của con, để đảm bảo bé có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.


  1. Hay ăn vặt

Các bà mẹ thường có thói quen cho con ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính để đảm bảo bé luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng các mẹ không biết rằng khi cho con ăn vặt như vậy, nước bọt tiết ra ít hơn, khiến đồ ăn dễ dàng bám trên răng, đặc biệt là thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây chiên. Trên thực tế, sau mỗi lần ăn như vậy, các mẹ thường không vệ sinh răng cho con vì như vậy rất bất tiện, mất thời gian và vệ sinh răng quá nhiều lần trong ngày cũng không phải là tốt. Vì thế, thường xuyên ăn vặt dễ khiến răng bị sâu và có thể làm hỏng men răng.


Các chuyên gia y khoa về chăm sóc răng miệng khuyên các mẹ nên hạn chế cho con ăn vặt, chỉ nên ăn ở mức độ nhất định và không nên cho con ăn đồ ngọt như bánh kẹo trước khi đi ngủ. Nếu cho ăn, cần phải đảm bảo bé đã được vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi lên giường đi ngủ.

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Nhiễm trùng đường ruột, khó khăn trong nhai nuốt, rối loạn tiêu hóa, chế độ dinh dưỡng cho bé thiếu vi chất là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh biếng ăn ở trẻ. Xây dựng một số món ngon cho bé biếng ăn được xem là cách làm hiệu quả nhất để đẩy lùi căn bệnh này, đồng thời giúp kích thích quá trình ăn uống ở trẻ được diễn ra một cách ổn định và khoa học hơn.



1.Cháo nấm tôm ngọt thơm


Chăm sóc bé bị ốm bằng cháo nóng hổi với vị ngọt từ tôm, dẻo thơm của gạo nếp và gạo tẻ, quyện với mùi thơm của nấm, rau mùi và hành lá thì trẻ con vô cùng thích thú .


2.Cháo cá lóc với bí đỏ


Cá biển là thực phẩm tuyệt vời do chứa đạm, có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tế bào thần kinh, phát triển thị giác và phòng chống bệnh tim mạch. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D. Do đó, ăn cá ít nhất ba lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ.


Bí đỏ có vị ngọt, mát kết hợp với tính nhuận trường, phòng chống táo bón. Cá lóc với bí đỏ cũng giàu hàm lượng selen. Mẹ nên bổ sung vào thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi lúc trẻ bắt đầu ăn dặm


3.Súp yến mạch


Cho con ăn dặm , đây cũng là món ngon cho trẻ ăn dễ làm và ngon miệng dành cho trẻ. Các mẹ có thể làm theo cách đơn giản như sau:


-Nguyên liệu: Yến mạch, bơ hoặc dầu ăn, hành tây băm nhỏ, các loại rau, lá rau mùi, nước dùng, muối, tiêu, bột bắp.


-Cách chế biến: Dùng chảo phi thơm hành, cho rau vào xào chừng 1 phút, cho yến mạch xào tiếp 1-2 phút, đổ nước nấu 3 phút. Hòa bột bắp với sữa, đổ vào chảo súp, quấy đều tay đến khi sánh lại, thêm chút sữa là được.


  1. Nui xào bò

Nui xào bò là món ăn ngon thường nấu cho bữa sáng. Cách làm nui xào bò không khó với những bà nội trợ, nhưng làm sao để nấu được ngon, thịt bò không bị dai là điều không phải ai cũng làm được. Chúng ta cùng học cách chế biến món ăn ngon này nhé.


Nguyên liệu:


– 300 g nui ống; 300 g thịt bò, cắt miếng mỏng; 1/2 hộp cà chua paste; 2 tép tỏi, bằm nhuyễn; 1 củ hành tây, cắt miếng mỏng; 5 nhánh hành lá, cắt khúc; 2 trái cà chua, cắt miếng mỏng; 1 nhánh xà lách, rửa sạch.


– Gia vị: 3 muỗng cà phê hạt nêm từ; ½ muỗng cà phê tiêu xay; 4 muỗng canh dầu ăn.


Cách làm:


– Ướp thịt bò với 1 muỗng cà phê hạt nêm và 2 thìa dầu ăn, ¼ muỗng cà phê tiêu xay, 2 tép tỏi bằm. Để cho thấm.


– Đun sôi nước lạnh cho dầu ăn và nui vào luộc chín. Vớt nui ra khỏi nồi, làm nguội bằng nước lạnh.


– Xào nui với 2/3 hộp tương cà chua.


– Cho nui vào đảo đều với thịt bò hành tây, nêm với 2 muỗng cà phê hạt nêm cho vừa ăn.


  1. Cháo cá basa cà chua nấm hương:

Cá basa là loài có giá trị dinh dưỡng  cao vì chứa nhiều chất đạm, ít béo, nhiều EPA và DHA, ít cholesterol. Riêng về hàm lượng chất béo trong cá basa ít hơn so với thịt nhưng chất lượng mỡ cá lại tốt hơn. Các acid béo chưa no hoạt tính cao chiếm từ 50% đến 70% trong tổng số lipid bao gồm oleic, linolenic, arachidonic, klupanodonic…


Các acid béo này là những chất quan trọng hỗ trợ cho nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và đặc biệt là hệ tiêu hóa. Cà chua và nấm hương là những thực phẩm dễ ăn, giàu vitamin. Mẹ có thể kết hợp loài cá này với cà chua và nấm hương để tạo ra món cháo cho bé được ngon hơn.

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Các mẹ rất lo lắng khi bé vừa bú sữa ,cho con ăn dặm xong một lúc sau lại bị nôn trớ hết ra ngoài. Không nên băn khoăn, đây là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh do dạ dày bé chưa hoàn thiện. Chăm sóc trẻ bị nôn trớ là một phần không thể thiếu trong giai đoạn mới làm cha mẹ.



Để giúp trẻ giảm bớt tình trạng nôn trớ , cha mẹ nên chú ý những điều sau :


Tìm hiểu nguyên nhân


Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc không dung nạp thức ăn  hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn.


– Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn.


– Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia  làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .


– Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.


– Khi cho trẻ bú  bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú  bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.


Khi trẻ nôn, lưu ý tư thế giúp trẻ dễ chịu:


– Bế trẻ ngồi, đặt một tay ở trán trẻ để đỡ phần đầu, tay còn lại đỡ phần dưới ngực để trẻ nôn dễ dàng.


– Với trẻ dưới 6 tháng, nên đặt ở tư thế nằm nghiêng bên trái, đầu hơi cao để trẻ không bị sặc chất nôn vào đường thở gây ngạt, không nên bắt trẻ uống sữa lại ngay sau khi bị nôn. Khi trẻ nôn xong, nên cho trẻ nằm nghỉ.


– Nôn trớ nhiều có thể gây mất nước, mất điện giải và mệt mỏi do co thắt cơ hoành, cơ thành bụng. Cha mẹ nên lau mặt, miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây nên.


– Biện pháp dùng thuốc chỉ sử dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có kết quả, đồng thời có chỉ định của bác sĩ. Các thuốc tăng cường co thắt phần cuối thực quản, chống trào ngược và mở rộng cơ môn vị để thức ăn tống khỏi dạ dày.


Tập cho bé ăn dặm như thế nào để tránh nôn trớ


– Ở lứa tuổi từ 6 tháng đến lúc trẻ 8 tháng tuổi  (cho đến tròn 10 tháng tuổi) trong ngày (24 giờ) bé cần khoảng 500ml sữa (sữa mẹ là tốt nhất, sữa mẹ đủ bé không cần ăn thêm sữa công thức và các sản phẩm từ sữa…). Và 3 bữa bột/cháo xay (600ml/ngày) tổng gồm khoảng 40 – 60g gạo tẻ trắng, 40 – 60 thịt (tôm, cá…), 15g dầu (mỡ), rau xanh, quả chín…


– Trong thời gian này bạn nên kiên trì nhẹ nhàng với bé, thay đổi đa dạng các loại thực phẩm… không nên ép bé ăn, thời gian ăn không quá 30 phút/bữa, nên tăng thêm bữa cho bé khi không đủ khẩu phần. Bạn nên xem xét cho bé ăn đầy đủ, cân đối phù hợp với hướng dẫn trên.


– Bên cạnh đó hãy tăng cường cho bé bú (việc này giúp lượng sữa mẹ tăng lên). Bạn nên ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, uống nhiều nước, (vì sữa mẹ được tiết nhiều vào đêm) , học thêm cách làm bánh flan cho trẻ ăn thêm bữa hoặc 200ml sữa công thức trước khi ngủ .

Tắm trẻ sơ sinh là một trong những kỹ năng cơ bản mà tất cả những người mới ‘lên chức’ cha mẹ cần biết. Làm thế nào để tắm bé sơ sinh đúng cách nhưng không khiến da bé bị tổn thương? Đây là điều băn khoăn của không ít ông bố, bà mẹ. Hãy cùng tìm hiểu quy trình tắm cho bé và chăm sóc bé nhé.



Một số vật dụng cần có trước khi tắm cho trẻ :


– Chậu tắm bằng nhựa


– Khăn mặt và khăn tắm, bạn nên chọn loại 100% là cotton.


– Sữa tắm


– Bông lau mặt


– Tăm bông


– Cồn


– Quần áo sạch, tất, găng tay…


– Một cái chén nhỏ để đựng nước nhúng ướt bông lau mắt cho bé.


– Phấn thơm, nước thơm thoa sau khi tắm.


Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà :


– Bước 1: Đặt một chiếc khăn vào đáy chậu để tránh cho bé bị trượt.


– Bước 2: Đổ nước vào chậu. Cho nước nóng vào trước và thêm nước lạnh vào sau.


– Bước 3: Bắt đầu rửa mặt trước bằng cách lấy một miếng bong sạch lau từ trong ra ngoài. Sau đó dùng tăm bong làm sạch vành tai. Tuyệt đối không cho vào trong tai bé.


– Bước 4: Dùng khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Bắt đầu từ chỗ sạch nhất: Khuôn mặt. Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm vé lên và làm sạch vùng cổ.


– Bước 5: Vệ sinh phần bụng. Khi bé lớn dần lên, chân tay cũng to ra, vì vậy, chú ý làm sạch những nếp gấp. Lau từ đầu xuống chân và lau mông cuối cùng. Lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng.


– Bước 6: Gội đầu cho bé. Bế bé ra khỏi chậu, sau đó, đặt bé vào khăn, quấn lại để giữ ấm cho bé. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa một ít dầu gội lên và rửa sạch ngay. Sau khi rửa sạch, dùng một chiếc lược tròn, mềm để kích thích da đầu.


Bước 7: Nhẹ nhàng thấm khô người bé. Lau khô kẽ ngón tay và chân .


Lưu ý khi tắm trẻ sơ sinh :


Tắm trẻ sơ sinh hàng ngày trong tháng đầu giúp bé đỡ ngứa ngáy , có giấc ngủ ngon hơn ..


* Mực nước trong chậu chỉ 5-8cm


* Không được để bé một mình


* Nước phải đủ ấm nhưng không được quá 30 độ C. Để kiểm tra nhiệt độ nước, bạn có thể dùng cùi trỏ tay vì da cùi trỏ nhạy cảm hơn da bàn tay.


* Để tránh cho bé bị trượt, phải vòng tay giữ cho đến khi bé ngồi vững.


Vệ sinh rốn cho trẻ sau khi tắm :


– Dùng cồn để sát trùng rốn


– Nếu rốn chưa rụng, sát trùng rốn từ chân rốn ra ngoài. 1 que gòn chỉ lau qua 1 vòng, không lau qua lau lại, bỏ que gòn này và dùng thêm các que gòn khác nếu cần


– Dùng que gòn để làm khô rốn


– Để rốn thoáng, không băng rốn. Nếu rốn chưa rụng, nên mặc tả dưới rốn


– Bạn nên để ý rửa tay trước khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Các bác sĩ tại Mỹ khuyến cáo sữa thô, sữa vắt trực tiếp từ bò, dê…chưa qua tiệt trùng có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ em, phụ nữ mang thai và thậm chí là cả người lớn.



Tác giả của báo cáo trên, tiến sĩ Yvonne Maldonado, chuyên khoa nhi tại trường Đại học y dược Stanford, California lưu ý rằng từ năm 1998-2009, có 1.837 ca ghi nhận mắc bệnh, 195 trường hợp nhập viện, 2 trường hợp tử vong do sử dụng sữa thô và các sản phẩm làm từ sữa thô. Đa số các ca nhiễm trùng là do nhiễm khuẩn E.coli, vi khuẩn salmonella, vi khuẩn roi.


Báo cáo được Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ (APP) cho biết mặc dù mọi người cho rằng uống sữa thô tốt hơn cho sức khỏe vì có nhiều chất dinh dưỡng hơn sữa đã tiệt trùng nhưng những nhận định này chưa hề có nghiên cứu nào chứng minh.


Gần đây, nhiều người ra sức ủng hộ quan điểm uống sữa thô tốt hơn cho sức khỏe vì cho rằng trong sữa thô không chứa các thuốc kháng sinh mà đôi lúc lại tìm thấy trong sữa đã tiệt trùng, loại sữa đã được đun nóng và làm lạnh nhanh để diệt vi trùng có hại trong sữa.


Nhiều người còn cho rằng uống sữa thô sẽ giúp hấp thu đường lactose có trong sữa mặc dù chẳng có bất kì nghiên cứu nào đưa ra kết luận đó.


Tình trạng bất dung nạp đường lactose và hậu quả


Là tình trạng cơ thể thiếu men Lactase để tiêu hóa đường Lactose có trong sữa mẹ và các sữa công thức. Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự vượt trội của những vi khuẩn có lợi giúp cho sự phát triển hệ miễn dịch và tiêu hoá trong cơ thể trẻ. Men lactase ở màng ruột là men tiêu hoá biến đường lactose trở thành đường glucose.


Tình trạng bất dung nạp đường Lactose có thể do bẩm sinh hoặc do tiêu chảy bởi các nguyên nhân khác gây nên.


Thống kê cho thấy có khoảng 50% -70% trẻ uống sữa bị tiêu chảy nặng nhập viện có biểu hiện bất dung nạp đường Lactose.


TS Maldonado khuyến cáo uống sữa chưa qua tiệt trùng không hề tốt cho mọi người vì nguy cơ nhiễm các bệnh nguy hiểm cao. Sữa tiệt trùng vẫn có đầy đủ chất dinh dưỡng, protein, vitamin và canxi, hơn nữa, sữa tiệt trùng ít có nguy cơ gây các bệnh nhiễm khuẩn.


Buôn bán sữa thô và các sản phẩm từ chúng đã bị cấm tại Mỹ bởi Cơ quan quản lí thực phẩm và dược phẩm (FDA) vào năm 1987, tuy nhiên các đơn vị chức năng vẫn không ngăn chặn được các sản phẩm này được buôn bán tại biên giới các tiểu bang.


Chính sách mới được công bố tại tạp chí Nhi khoa cho biết luật cấm bán sữa thô trên toàn đất nước đã có hiệu lực, khuyến khích các bác sĩ truyền thông tin đúng đắn cho người dùng.


Báo cáo của APP là cơ sở để cơ quan này cùng FDA, Hiệp hội y khoa, Hiệp hội thú y, Hiệp hội y tế môi trường quốc gia Mỹ, Hiệp hội quốc tế về bảo vệ an toàn thực phẩm, và Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến nghị mọi người không nên uống sữa thô và sử dụng các sản phẩm từ chúng.

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Trong quá trình chăm sóc em bé , các bậc cha mẹ thường rất nôn nóng cho quá trình phát triển của con mình, trong đó có việc biết đi của bé, thậm chí bé mới 6, 7 tháng tuổi mà thôi, như thế sẽ gây ra không ít những tổn hại hại cho sự phát triển kỹ năng của bé. Việc biết đi sớm hay muộn của trẻ là tùy thuộc vào bản năng và cách chăm sóc đúng cách của cha mẹ .



Tác hại khi cho con tập đi quá sớm


– Tập đi sớm quá gây cho trẻ mắc chứng chân chữ O (vòng kiềng), chữ X (chữ bát), bàn chân bẹt đi lại khó khăn dễ mệt mỏi.


Trẻ sơ sinh mới lọt lòng không thể đi lại ngay được do não và cơ quan vận động còn chưa phát triển. Theo quá trình phát triển sinh lý bình thường, phải đến 10 tháng tuổi, trẻ mới có thể dần biết đứng lên và lẫm chẫm biết đi.


– Tuy nhiên, do trẻ em phát triển không giống nhau nên nhìn chung trẻ trong khoảng 10 – 18 tháng tuổi bắt đầu tập đi là bình thường.


Do đó, các chuyên gia xương khớp khuyên các bà mẹ chỉ bắt đầu dạy trẻ tập đi khi trẻ có thể và muốn tập đi. Việc phải đi quá sớm khi cột sống chưa sẵn sàng có thể gây tổn thương cho cơ quan này và dẫn đến dị tật ở nhiều xương khác.


– Điều đó làm cho cột sống trẻ còn non nớt phải gánh chịu tải trọng quá lớn của đầu và phần trên cơ thể nên dễ bị đau lưng về sau này.


Tập đi sớm còn làm tăng tải trọng lên khớp háng của trẻ, dẫn đến bệnh xẹp chỏm xương đùi. Ngoài ra, xương cẳng chân trẻ em vốn còn mềm dẻo do chứa nhiều chất hữu cơ và nước, ít canxi nên sẽ dễ bị biến dạng thành hình chữ O (chân vòng kiềng) hay chữ X (chân chữ bát).


Hãy chọn thời điểm thích hợp để dạy trẻ tập đi.


Nếu trẻ chưa muốn tập đi thì không nên ép. Hãy để trẻ vận động theo đúng khả năng của mình. Khi trẻ mới bắt đầu tập đi, người lớn phải đỡ, dìu trẻ. Có thể cho bé làm quên với trò chơi trong nhà như đẩy chiếc ghế nhưng nhớ luôn phải theo dõi bé cẩn thận .


Tuy nhiên, không nên lôi kéo mạnh vào tay và người trẻ vì chúng sẽ dễ bị trật khớp, nhất là các khớp vai và cổ tay. Cần phải lót sàn nhà bằng các tấm lót xốp mềm mại để tránh gây hại khi ngã.


Ngoài ra, để bảo vệ hệ xương cho trẻ, cần tránh bế trẻ bằng một bên tay vì dễ gây vẹo cột sống. Tránh tư thế cúi đầu ra trước hay nằm gối quá cao, dễ gây gù. Khi trẻ đã biết đi, cần dạy đi một cách tự nhiên, giữ đầu thẳng, hai vai cân đối, ngực hơi ưỡn ra phía trước.


Tại Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Nhi Trung ương, phần nhiều bệnh nhi vào điều trị là những trường hợp bị các bệnh thương tích do tai nạn, khuyết tật bẩm sinh hoặc quá trình phát triển của một số bộ phận nào đó trên cơ thể không bình thường.


Bên cạnh đó, dù chiếm tỷ lệ không nhiều song khoa thường xuyên tiếp nhận các trường hợp trẻ bị tổn thương ở chân hoặc có dáng đi bất thường. Những bệnh nhi này bị ảnh hưởng và gánh hậu quả do việc bố, mẹ cho tập đi quá sớm.


Các bác sĩ khuyến cáo, trong khoảng 10-18 tháng tuổi trẻ bắt đầu tập đi là bình thường.  Nên sử dụng xe tập đi bằng gỗ để bé chủ động hơn trong quá trình tập đi và không ảnh hưởng đến tướng đi của bé sau này. Các bậc phụ huynh cần căn cứ vào đó để chọn thời điểm thích hợp dạy trẻ tập đi, hạn chế cho trẻ tập đi quá lâu trước khi trẻ được 12 tháng tuổi. Nếu trẻ chưa muốn tập đi thì không nên ép. Hãy để trẻ vận động theo đúng khả năng của mình.


Ngoài ra, để bảo vệ hệ xương cho trẻ, cần tránh bế trẻ bằng một bên tay vì dễ gây vẹo cột sống. Tránh tư thế cúi đầu ra trước hay nằm gối quá cao, dễ gây gù. Khi trẻ đã biết đi, cần dạy đi một cách tự nhiên, giữ đầu thẳng, hai vai cân đối, ngực hơi ưỡn ra phía trước.

Ngay từ khi mới sinh, trẻ sơ sinh đã học kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp và có thể phản ứng với các âm thanh khác nhau. Rèn luyện ngôn ngữ không chỉ là học cách phát âm bà bà, mẹ mẹ; lắng nghe, hiểu và ghi nhớ tên của những người và đồ vật xung quanh cũng là một phần của phát triển kỹ năng này.



Làm gì để giúp bé học nghe và nói:


– Bắt chước các âm thanh của bé để khuyến khích giao tiếp hai chiều.


Trò chơi trong nhà đơn giản như ú òa, thọc lét (cù).


– Nói chuyện với bé, dùng các câu ngắn gọn và đơn giản.


– Gọi tên và chỉ vào các đồ vật bé có thể nhìn thấy, nghe thấy như quả bóng, ô tô, máy bay.


– Hát hoặc đọc thơ cùng con.


– Mở rộng thêm các từ đơn giản, chẳng hạn bé nói “ô tô”, bạn nói “đẩy ô tô”.


– Khen ngợi khi bé cố gắng nói, ví dụ “Đúng rồi, đây là…”


– Mỉm cười và cho bé biết bạn đang lắng nghe con.


– Cùng bé xem sách và giải thích cho con về các hình minh họa.


– Tạo điều kiện để bé giao tiếp, chẳng hạn cho con lựa chọn giữa hai đồ vật; đưa đồ chơi ra xa tầm với để buộc bé phải tìm cách xin (bằng âm thanh, chỉ tay hay nhìn bạn rồi nhìn đồ chơi, nắm tay bạn). Tương tự như vậy, đợi bé nhờ giúp rồi mới đáp ứng yêu cầu của con.


– Chú ý duy trì giao tiếp bằng mắt từ cả hai phía khi cha mẹ nói chuyện với con.


– Đưa con đi dạo, vào công viên hoặc những khu vui chơi, giải thích cho con về những nơi này để giúp bé nhận biết thế giới mới.


– Hạn chế thời gian bé ngồi trước màn hình (TV, ipad, điện thoại thông minh và trò chơi điện tử) ở mức dưới 2 giờ mỗi ngày. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo hoàn toàn không cho trẻ dưới 2 tuổi ngồi trước màn hình.


– Khuyến khích trẻ chỉ xem các chương trình TV có ích cho việc học tập. Giúp bé trở thành người xem chủ động và hiểu những điều diễn ra trên màn hình bằng cách đặt câu hỏi hoặc đưa ra nhận xét về những gì bé nhìn thấy, ví dụ “gấu con làm gì vậy”, “con cũng nhảy được”…


Những ngăn trở


– Một vấn đề thường gặp nhất của trẻ con ở tuổi này là “chậm biết nói”. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này, và lý do đầu tiên các chuyên gia đề cập đến là có trục trặc với khả năng nghe của bé. Nhiễm trùng tai nếu lặp đi lặp lại có thể ảnh hưởng đến thính giác, từ đó tác động trực tiếp đến khả năng nói. “Nếu thính giác có vấn đề sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.”


– Hoặc trong một vài gia đình, các thành viên không thường xuyên trò chuyện với nhau, đó cũng là một nguyên nhân quan trọng hạn chế khả năng nói của trẻ con. “Hãy luôn trò chuyện với con, bất cứ điều gì, kể lại việc bạn đang làm cũng được, vì bạn biết bé chỉ có thể học nói thông qua việc nghe mà thôi.”


– Trong nhiều trường hợp đặc biệt, có thể xảy ra những vấn đề hiếm gặp hơn. Đó có khả năng là do sự trì hoãn nhận thức, chậm phát triển trí tuệ hoặc thậm chí là bệnh tự kỷ. Đó cũng có thể là vấn đề xảy ra với miệng, như bị tắt lưỡi hay rối loạn trong việc phối hợp các cơ quan phát âm với nhau.

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Việc chăm sóc em bé , giữ ấm nhất là trẻ sơ sinh vào những ngày mùa đông là việc rất quan trọng. Vì bé đang quen với “môi trường” trong bụng mẹ nên khi gặp sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ bé dễ mắc phải một số bệnh liên quan tới đường hô hấp, do đó việc giữ ấm cho trẻ là rất cần thiết.


Giữ ấm cho bé


Đây là một trong những lời khuyên chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông quan trọng nhất mà các bà mẹ trẻ nên ghi nhớ. Em bé cần được giữ ấm trong mùa đông. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy dễ bị cảm lạnh, ho và sốt. Vào mùa này, cần mặc nhiều áo để giữ ấm cho bé. Chuẩn bị đồ sơ sinh cho trẻ như áo ấm , bao tay và chân để giữ ấm cho trẻ .



Tắm bé sơ sinh


Trước khi tắm cho bé, nếu nhà có quạt sưởi các mẹ có thể hơ qua quần áo của con vào quạt sưởi, sau đó ủ quần áo vào một cái khăn. Như vậy, khi mặc quần áo vẫn có hơi ấm và bé sẽ không bị rung mình.


Thời gian tắm cho các bé không kéo dài quá 2 phút kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc cho bé ra khỏi chậu. Và mùa đông chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần.


Cách tắm cho bé:


Trước khi cho bé xuống nước bạn phải bế bé trên tay chừng 5 – 10 phút để hơi ấm của mẹ truyền sang cho bé. Nếu bé vừa ngủ dậy thì nên kiên nhẫn đợi thêm chút nữa để bé thật tỉnh táo. Việc này rất quan trọng vì nếu cơ thể bé không đủ ấm kèm với việc bạn cởi quần áo bé ra để tắm sẽ làm bé bị mất nhiệt 2 lần liên tiếp. Và nhiều khi chính điều này sẽ làm bé bị cảm lạnh.


Thứ tự thao tác như sau:


– Rửa mặt: Thực hiện đầu tiên (lưu ý lau mắt bằng khăn riêng, lau mắt từ trong ra ngoài


– Gội đầu: Lưu ý lau khô đầu ngay sau khi gội sạch, tránh để nước vào tai bé.


– Tắm thân người: thao tác nhanh để tránh mất nhiệt, đặc biệt chú ý những vùng nếp gấp như cổ, nách, háng phải dùng khăn lau rửa cẩn thận hơn. Nếu đặt trẻ ở tư thế úp sẽ làm trẻ bớt sợ hãi và khóc.


– Sau khi tắm trẻ sơ sinh xong: đặt bé vào khăn quấn kín từ đầu xuống chân rồi bế bé vào lòng. Lúc này mẹ cũng cần ủ ấm cho bé, nếu để ý mẹ sẽ nhận thấy môi bé bị tái đi lúc mới cho ra khỏi chậu và quá trình được mẹ ủ ấm, môi bé sẽ hồng trở lại. Khi thấy môi bé hồng trở lại từ từ mở khăn, mở đến đâu mặc quần áo cho bé đến đấy.


Tắm nắng mùa lạnh


Bé cần vitamin D từ ánh sáng mặt trời để xương mạnh khỏe. Nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, vitamin D từ mặt trời còn giúp bé duy trì hệ miễn dịch mạnh khỏe.


Và mùa đông, không phải ngày nào cũng có nắng ấm. Do đó, tranh thủ những ngày có nắng, bạn nên cho bé tắm nắng. Thời điểm lý tưởng để tắm nắng vẫn là buổi sáng sớm và chiều muộn (không nên coi thường nắng mùa đông vì vào lúc trưa, ánh nắng vẫn đầy những tia cực tím gây hại). Ngoài ra, cũng nên tăng cường các thực phẩm chứa vitamin D cho bé.


Cho bé uống đủ nước


Nhiều cha mẹ chỉ chú ý đến chế độ nước cho bé vào mùa hè mà quên mất, mùa đông, bé cũng rất cần uống đủ nước. Với những bé phải nằm quạt (đèn) sưởi hoặc điều hòa thì khả năng mất nước càng lớn.

Rôm sảy là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh trong những ngày nắng nóng. Nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến nhiễm trùng da. Chăm sóc em bé thế nào để phòng tránh bệnh này cho bé, bạn có thể tham khảo một vài kinh nghiệm thực tế được nhiều mẹ áp dụng.



Bài thuốc điều trị rôm sảy cho bé


– Bài 1: Dùng một lượng rau sam tươi đủ dùng, giã nát, vắt lấy nước, pha vào nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng lá kinh giới vò nát, pha vào nước tắm trẻ sơ sinh rất tốt.


– Bài 2: Khi tắm bé sơ sinh mẹ dùng 20g lá sài đất, 30g lá ngải cứu, 50g lá nhài. Tất cả rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống ngày 1 thang. Chia uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Uống liên tục 3 – 5 ngày sẽ đỡ.Dùng 4 – 6g hoa kim ngân hoặc 10 – 12g cành, lá kim ngân rửa sạch sắc uống ngày một thang. Không những trị được rôm sảy mà còn chữa được chứng lên đậu, lên sởi, mụn nhọt đau nhức.


– Bài 3: Dùng 10g bột sắn dây, 30g rau má (tươi). Rau má rửa sạch, giã nát, thêm lượng nước sôi để nguội đủ dùng. Vắt lấy nước rau má, bỏ bã, hòa với bột sắn dây, cho đường vừa khẩu bị, uống từng ngày.


– Bài 4: Dùng 60g rễ cây hẹ rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang.Lấy một cây hành tươi rửa sạch, giã nát, trộn đều với chút giấm, sao lên rồi bôi vào nơi có rôm sảy rất tốt.


– Bài 5: Dùng 1 nắm rau má tươi, rửa sạch, giã nát, cho thêm một ít nước mưa (đã đun sôi để nguộ) rồi vắt lọc lấy nước, cho thêm đường, cho trẻ uống vào buổi sáng của mỗi ngày.


– Bài 6: Dùng lá kinh giới khô nấu sôi khoảng 10 phút rồi pha nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng lá tươi vò nát, pha nước tắm. Hay dùng một hay hai trái khổ qua (mướp đắng) tươi giã nát hoặc nấu chín, cho vào túi vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm cho bé.


Cũng có thể kết hợp rau kinh giới và mướp đắng với nhau. Mướp đắng, rau kinh giới rửa sạch, thái nhỏ cho vào máy say sinh tố xay nhuyễn, lọc bỏ bã rồi pha với nước có nhiệt độ thích hợp để tắm cho bé. Liều lượng là 2 quả mướp, 2-3 mớ kinh giới/lần tắm.


– Bài 7: Rau sam vị chua, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Dùng khoảng một nắm rau sam tươi giã nát, vắt lấy nước, pha tắm cho trẻ.


Lưu ý khi chăm sóc bé


– Tuy các loại lá này có thể làm mát hoặc cung cấp kháng sinh tự nhiên nhưng lại không hòa tan được chất nhờn trên da, vì vậy bé cần phải được tắm sạch bằng sữa tắm trước khi tráng nước lá. Sau khi tắm xong với nước lá, các mẹ cũng cần tắm sơ qua cho bé bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột của lá có thể đọng trên da, gây nhiễm khuẩn.


– Nếu muốn tắm lá thì phải xem da bé thuộc loại gì, bé nên tắm loại lá nào vào thời kì nào. Bị mẩn ngứa, mụn, rôm sảy có nên tắm lá cho bé không, những điều này cần được tư vấn từ bác sĩ.


– Không vắt nhiều chanh hay đun nước lá quá đặc. Việc vắt nhiều chanh vào nước tắm hay trực tiếp xát chanh lên da dễ khiến da bé bị kích ứng, tổn thương do hàm lượng axit quá cao.


– Với việc nấu nước lá, các mẹ cũng không nên nấu quá đặc, vì lượng tinh bột của lá có thể đọng nhiều trên da, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng cho bé.


– Không tắm nước lá khi da bé bị trầy xước, mưng mủ. Khi da đã trong tình trạng sưng đỏ, viêm da quá nặng do bé ngứa, gãi gây trầy xước, mất lớp màng bảo vệ, việc tắm nước lá dù đã qua đun nấu cũng có thể tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên, đôi khi gây những biến chứng không ngờ.


– Khi tắm không được chà xát mạnh để tránh viêm nhiễm da. Các loại lá dùng tốt nhất là lá kim ngân hoa, lá đào (ăn quả). Tuy nhiên, những loại lá này cần được rửa sạch, ngâm trước khi đun để loại bỏ độc tố.

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Có thể nói, giai đoạn bé tập đi là một trong những giai quan trọng nhất trong cuộc đời không chỉ của bé mà còn của gia đình. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng chăm sóc bé tốt với giai đoạn quan trọng này, nhất là những người mới làm bố mẹ lần đầu tiên.



Trẻ đang tập đi thường biếng ăn


Trẻ tập đi là một trong những giai đoạn có xu hướng biếng ăn khá phổ biến, mặc dù một vài trẻ nhỏ vẫn có những món ăn ưa thích riêng ngay cả khi chúng lớn hơn.


Nguyên nhân


– Đầu tiên, tốc độ tăng trưởng của chúng giảm mạnh sau thời kỳ tăng cân nhanh trong những năm tháng đầu đời. Sự trao đổi chất cũng chậm lại, do đó chúng không cần nhiều năng lượng như trước đó nữa.


– Thứ hai, trẻ đang tập đi rất hiếu động và không muốn bị làm phiền khi chúng đang khám phá thế giới xung quanh. Cuối cùng, sau khi trải qua giai đoạn thử nghiệm độc lập, thức ăn đối với chúng sẽ trở thành nơi mà nếu không thích thì chúng sẵn sàng nói không theo cách riêng của chúng.


Quá phụ thuộc vào xe tập đi


Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều xe tập đi, nào là bằng gỗ, nhựa, mô phỏng ô tô… Nhưng, bạn không nên mua một chiếc về nhà và cho bé sử dụng thường xuyên. Bởi, xe tập đi không tốt cho quá trình phát triển kỹ năng tự nhiên của bé.


Xe tập đi luôn có xu hướng lao nhanh về phía trước, khiến bé, dù có thể vịn vào đó để chạy theo nhưng dễ bị vấp ngã, chân và đùi, lưng dễ cong do tất cả trọng lượng cơ thể thường dồn lên vai. Tốt nhất, bạn hãy quên chiếc xe tập đi đi, rồi bằng bàn tay của mình đỡ bé từng bước tới trước, như thế chân bé vừa khỏe, bé vừa không quá phụ thuộc vào bên ngoài.


Quá nôn nóng


Nhiều ông bố bà mẹ, dù chưa thấy con mình có thể đứng vững hoặc đi, nhưng vì thấy con hàng xóm bằng tuổi đã làm được thế, liền cũng kéo con đứng dậy. Hậu quả bé cũng đi được, nhưng dáng đi thì xiêu vẹo còn chân trở nên vòng kiềng.


Bởi xương bé còn quá yếu, chưa thích hợp với vận động mạnh như thế nên xảy ra việc cong vẹo. Thế nên, bố mẹ chỉ nên cho bé tập đi khi bé muốn và thấy rằng, bé đã thực sự sẵn sàng. Mà dấu hiệu sẵn sàng đó không phụ thuộc vào số tháng mà phụ thuộc vào cơ địa và sự phát triển nhanh chậm của trẻ. Ngoài ra, lúc tập cho bé đi cũng phải thực sự kiên nhẫn, không được lôi kéo bé quá mạnh tay. Việc của cha mẹ là sắp xếp nhà cửa gọn gàng để bé có chỗ tập đi trong nhà trước , nhưng hãy để ý bé cẩn thận .


Không mang giày


Một vài bà mẹ cho rằng, vì bé đang tập đi nên không cần có giày. Đó là một quan niệm sai lầm. Một đôi giày tốt, thoải mái, có ma sát tốt và mềm mại sẽ giúp bé tự tin hơn khi đi trên những con đường nhựa hoặc bãi cỏ. Tuy nhiên, chúng ta không nên lúc nào cũng cho bé mang giày. Lúc tập cho bé đi trong nhà, trên thảm chúng ta có thể cho bé đi chân trần để bé có thể cảm nhận rõ ràng mặt đất dưới chân mình, tăng sự mẫn cảm và điều chỉnh dáng đi, sự cân bằng.


Không chú ý tới an toàn


Vì nghĩ bé mới tập đi, không thể leo trèo hoặc di chuyển quá xa, nhiều gia đình đã không dọn dẹp sạch sẽ sàn nhà, đồng thời để dây điện lan tràn khắp nơi khiến nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra. Muốn bé không bị vấp ngã, bị điện giật hoặc vô tình bị thương tích, bạn phải dọn dẹp tất cả những gì vương vãi trên sàn, đặc biệt là dây điện. Bịt hết cách công tắc, ổ điện trong tầm với của bé bằng băng dính; làm mềm các góc của bàn ghế, tủ bếp, bàn học; chắn cửa hoặc lối lên xuống cầu thang. Lưu ý không để bé một mình trên giường hoặc ban công, nhà tắm.


Quá xót con


Muốn bé nhanh chóng đi được, bạn không nên quá xót con. Tập đi vá té ngã là chuyện hết sức bình thường, bạn không nên quan trọng hóa vấn đề, khiến không chỉ bạn mà cả bé cũng cảm thấy sợ hãi chuyện đi đứng. Khi bé mất thăng bằng hoặc vấp chướng ngại vật rồi té, bạn chỉ cần đỡ bé dậy, nói vài lời an ủi rồi hướng dẫn bé đi tiếp, cất chướng ngại vật là xong. Thêm nữa, bạn không nên bế bé quá thường xuyên trong giai đoạn này, điều đó làm bé lười tập đi. Ngay cả khi thay đồ cho bé, bạn cũng nên để bé đứng. Chỉ có bắt bé thường xuyên tập luyện mới giúp bé nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Cuộc sống có quá nhiều gấp gáp, lo lắng, quá nhiều thứ phải làm khiến ta có xu hướng bị căng thẳng khi nghe nhắc đến việc trải qua “khoảng thời gian chất lượng” với con. Sự căng thẳng này thật ra có thể bắt nguồn từ cảm giác có lỗi. Ta có chăm sóc bé, có chơi với bé, nhưng chỉ sau khi hoàn thành xong việc nọ hay việc kia; dành thời gian cho con nhiều khi giống một gạch đầu dòng trong danh sách “những việc cần làm” hàng ngày vậy.



Khi không thể dành nhiều thời gian cho con, bạn có xu hướng cảm thấy có lỗi, muốn bù đắp bằng sự chiều chuộng (thường là) quá đà, hành động như người bằng vai phải lứa hơn là như bố mẹ. Và điều đó thường sẽ gây nên tác dụng ngược, càng khiến con trẻ nhìn nhận mình như “nạn nhân”.


Vậy thời gian chất lượng là thế nào? “Khoảng thời gian chất lượng” có nghĩa rằng sự giao tiếp được thực hiện một cách tích cực và hữu ích. Bố mẹ không phải lúc nào cũng kè kè ở bên nhưng cần có mặt trong cuộc sống của con, giúp con tạo nên những phút giây hạnh phúc, vui vẻ; không chỉ dừng lại ở những việc chăm sóc em bé hàng ngày mà đặc biệt cần hơn nữa là hãy ở cạnh con những lúc khó khăn, tham gia một cách tích cực vào những “vật lộn” hàng ngày của bé.


Giải pháp để có được điều này rất đơn giản: bạn chỉ cần xác định được mức độ quan trọng của gia đình đối với mình; một khi đã xác định được vị trí ưu tiên thì bạn sẽ rất dễ dọn dẹp bớt những việc không quan trọng, thu xếp được thời gian biểu của bản thân cho phù hợp với gia đình thay vì cố nhồi nhét theo hướng ngược lại.


Dành thời gian chính là dành sự quan tâm và chú ý của bạn – một cách chân thành – có thể chỉ trong vòng 30 phút mỗi ngày thôi, nhưng bạn hãy cẩn thận, vì trẻ con “tinh” hơn bạn tưởng nhiều đấy. Nói chuyện với con là một trong những việc quan trọng nhất bạn có thể làm để tạo sự gắn kết, giúp con trưởng thành tự tin và phát triển kỹ năng giao tiếp cần thiếu. Không nên bắt đầu câu chuyện bằng những điều nặng nề quá và hãy hỏi những câu cần trả lời nhiều hơn chỉ “có” hoặc “không”. Với con nhỏ, bạn có thể hỏi bé chuyện ở trường, chuyện với các bạn cùng chơi hoặc một câu chuyện nào đó mà bạn và bé đã cùng nhau đọc, hay cùng con chơi một số trò chơi trong nhà vui nhộn. Với những bé lớn hơn, bạn có thể nói về những việc diễn ra bên ngoài nhà, trong khu phố, cùng con thảo luận về một bộ phim hay một đoạn quảng cáo… Bạn cũng có thể nhắc đến những khó khăn mà bản thân bạn gặp phải trong ngày và cách đối phó với chúng – những kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết vấn đề có thể giúp con tránh không trở nên dựa dẫm vào các chất kích thích hay rượu bia khi gặp phải khó khăn sau này. Hoặc cùng con sắp xếp nhà cửa ngăn nắp và không quên kèm theo đó những câu chuyện thú vị của bạn.


“Khoảng thời gian chất lượng” cũng có thể được tạo ra bằng cách bạn tham gia vào việc học của con. Càng về sau các con càng có nhiều bài tập hơn, nhưng sự lo lắng và căng thẳng trước khối lượng công việc đó có thể được giảm đi đáng kể nếu bé biết sẽ không phải đương đầu một mình. Bạn không phải lo rằng: “mình làm gì có kỹ năng sư phạm/ mình có còn nhớ gì đâu chứ?” Giúp con học không có nghĩa bạn phải biết cách giải tất cả các bài tập của con, mà có thể được thực hiện bằng cách tạo không gian học tập không bị phiền nhiễu để con có thể tập trung, hỏi thăm việc học của con, giúp con lên sắp xếp thời gian, lên kế hoạch…


Bên cạnh đó, cũng hãy công nhận nỗ lực của con. Khen con khi đáng khen, chẳng hạn như khi con đã tự dậy đúng giờ, giúp mẹ dọn cơm hay tự giác học bài, khen cả khi con thành công lẫn khi con chưa thành công nhưng đã rất cố gắng. Đừng hứa những điều bạn không thể thực hiện, điều đó có thể làm con bị tổn thương – đặc biệt nếu thời gian gần gũi con của bạn bị hạn chế. Hãy cố gắng cho con hiểu được rằng bạn tôn trọng cảm xúc của con và sẵn sàng hỗ trợ con khi cần thiết… Tất cả những việc làm đó cho thấy sự quan tâm của bạn và giúp con tự tin phát triển kỹ năng rất nhiều đấy.