Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Các mẹ rất lo lắng khi bé vừa bú sữa ,cho con ăn dặm xong một lúc sau lại bị nôn trớ hết ra ngoài. Không nên băn khoăn, đây là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh do dạ dày bé chưa hoàn thiện. Chăm sóc trẻ bị nôn trớ là một phần không thể thiếu trong giai đoạn mới làm cha mẹ.



Để giúp trẻ giảm bớt tình trạng nôn trớ , cha mẹ nên chú ý những điều sau :


Tìm hiểu nguyên nhân


Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc không dung nạp thức ăn  hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn.


– Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn.


– Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia  làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .


– Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.


– Khi cho trẻ bú  bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú  bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.


Khi trẻ nôn, lưu ý tư thế giúp trẻ dễ chịu:


– Bế trẻ ngồi, đặt một tay ở trán trẻ để đỡ phần đầu, tay còn lại đỡ phần dưới ngực để trẻ nôn dễ dàng.


– Với trẻ dưới 6 tháng, nên đặt ở tư thế nằm nghiêng bên trái, đầu hơi cao để trẻ không bị sặc chất nôn vào đường thở gây ngạt, không nên bắt trẻ uống sữa lại ngay sau khi bị nôn. Khi trẻ nôn xong, nên cho trẻ nằm nghỉ.


– Nôn trớ nhiều có thể gây mất nước, mất điện giải và mệt mỏi do co thắt cơ hoành, cơ thành bụng. Cha mẹ nên lau mặt, miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây nên.


– Biện pháp dùng thuốc chỉ sử dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có kết quả, đồng thời có chỉ định của bác sĩ. Các thuốc tăng cường co thắt phần cuối thực quản, chống trào ngược và mở rộng cơ môn vị để thức ăn tống khỏi dạ dày.


Tập cho bé ăn dặm như thế nào để tránh nôn trớ


– Ở lứa tuổi từ 6 tháng đến lúc trẻ 8 tháng tuổi  (cho đến tròn 10 tháng tuổi) trong ngày (24 giờ) bé cần khoảng 500ml sữa (sữa mẹ là tốt nhất, sữa mẹ đủ bé không cần ăn thêm sữa công thức và các sản phẩm từ sữa…). Và 3 bữa bột/cháo xay (600ml/ngày) tổng gồm khoảng 40 – 60g gạo tẻ trắng, 40 – 60 thịt (tôm, cá…), 15g dầu (mỡ), rau xanh, quả chín…


– Trong thời gian này bạn nên kiên trì nhẹ nhàng với bé, thay đổi đa dạng các loại thực phẩm… không nên ép bé ăn, thời gian ăn không quá 30 phút/bữa, nên tăng thêm bữa cho bé khi không đủ khẩu phần. Bạn nên xem xét cho bé ăn đầy đủ, cân đối phù hợp với hướng dẫn trên.


– Bên cạnh đó hãy tăng cường cho bé bú (việc này giúp lượng sữa mẹ tăng lên). Bạn nên ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, uống nhiều nước, (vì sữa mẹ được tiết nhiều vào đêm) , học thêm cách làm bánh flan cho trẻ ăn thêm bữa hoặc 200ml sữa công thức trước khi ngủ .

Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét