Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Thực đơn cho bé nói chung và thực đơn ăn dặm cho bé nói riêng luôn luôn cần những thực phẩm tốt và giàu dinh dưỡng. Dưới đây là một số loại thực phẩm tuyệt đối ko nên thiếu trong bữa ăn của trẻ.

Rau xanh

Nhiều mẹ quá chú trọng đến thịt cá mà quên mất rằng rau quả cũng là một nhóm dinh dưỡng thiết yếu đối với trẻ. Rau xanh, củ, quả chứa nguồn vitamin, khoáng chất, chất xơ dồi dào và không thể thay thế được bằng bất cứ thức ăn nào khác. Việc thiếu hụt rau xanh có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển kỹ năng, thể chấ toàn diện của con bạn.

Thức ăn quá mặn

Cơ thể bé chưa phát triển toàn diện, do đó việc hấp thụ quá nhiều Natri trong muối sẽ dễ dẫn đến tổn thương vùng thận, suy thận hay viêm cầu thận. Bên cạnh đó, khi nồng độ Natri trong máu quá cao sẽ dễ gây suy tim, cơ bắp suy yếu và mắc phải bệnh liên quan đến huyết áp khi về già. Vì thế, mẹ nên thận trọng trong chế biến thức ăn sao cho đừng quá mặn, nhưng chắc chắn là cũng đừng nên quá nhạt.

Cho bé ăn quá nhiều

Một số mẹ sợ con đói nên chỉ chăm bẵm cho con ăn liên tục trong ngày. Điều này thật sự không tốt, bởi vì cơ thể bé sẽ khó tiêu hóa và do đó khó hấp thụ lại được chất dinh dưỡng. Nếu cứ giữ nguyên thói quen tai hại này, mẹ sẽ vô tình gây hại đối với sức khỏe bé vì bé rất dễ bị tăng cân, béo phì.

Bữa ăn quá nhiều chất dinh dưỡng

Một khẩu phần ăn càng đơn giản về thành phần càng tốt cho bé. Cơ thể trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện nên chưa thể hấp thụ hết các loại chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất béo, chất đạm, protit,… Một số mẹ quá chú trọng tới đạm mà không biết rằng thức ăn nhiều đạm dễ khiến bé khó tiêu, dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa. Thức ăn cho bé nên đơn giản về thành phần và thích hợp với từng độ tuổi phát triển của bé.

Bữa ăn quá nghèo chất dinh dưỡng

Ngược lại thì một bữa ăn quá nghèo chất dinh dưỡng cũng trở nên phản tác dụng. Nhiều bà mẹ cứ tưởng rằng chỉ nước hầm xương là đã đủ cho bé, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ nên cho trẻ ăn cả xác và nước bởi vì đa số đạm vẫn còn trong xác thịt, và nước hầm chỉ có tác dụng đem lại vị ngọt và mùi thơm mà thôi.

Cho bé ăn thức ăn đã cũ

Mẹ đừng nên vì tiết kiệm tiền bạc và thời gian mà cho bé ăn một nồi cháo quá hai lần trong ngày. Nếu thức ăn trở nên có mùi và hương vị giảm đi nhiều, bé sẽ có cảm giác ngán ngẩm và không muốn ăn. Hơn nữa, thức ăn để quá lâu và hâm lại nhiều lần sẽ gây ra tình trạng mất chất dinh dưỡng.

Ăn vặt phản khoa học

Ngộ độc thức ăn ở trẻ thường xảy ra khi mẹ cho trẻ ăn kết hợp giữa trái cây và sữa hoặc sữa chua. Bộ máy tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên khi ăn những hỗn hợp kể trên sẽ dễ gặp phải hiện tượng hấp thụ ngược, nghiêm trọng hơn là tiêu chảy cấp tính hay viêm đường ruột. Mẹ nên cẩn thận khi lựa chọn sữa cũng như hiểu rõ nguyên lý khi kết hợp các thức ăn với nhau.

Một số mẹ lại cho bé ăn bữa phụ quá gần bữa chính, khiến bé có cảm giác no và không muốn ăn nữa. Tai hại hơn, một số thức ăn vặt chứa những thành phần hóa học, chất phụ gia không tốt lại được mẹ vô tình đưa vào khẩu phần hằng ngày của bé. Mẹ nên hết sức thận trọng trong việc lựa chọn thức ăn cho con, đừng vô tình đẩy những chất độc hại vào cơ thể còn non nớt của bé.

Tạo thói quen xấu khi ăn

Xem tivi, chơi đồ chơi, dụi mắt, ngoáy mũi, khóc… khi ăn là những thói quen xấu mẹ nên giúp bé tránh xa. Hãy tập cho bé thói quen lành mạnh trong giờ ăn để bé thưởng thức bữa ăn tốt nhất, đồng thời giúp mẹ bớt vất vả vì phải dỗ dành bé.

Ngoài ra, mẹ nên khuyến khích, động viên bé ăn để bé cảm thấy thoải mái nhất chứ đừng nên trách mắng hay la rầy bé, bởi vì những tác động tiêu cực tới tâm lý này sẽ làm cho trẻ chán ăn và ảnh hưởng tới tinh thần của bé.

1 nhận xét: