Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Chăm sóc em bé bằng sữa mẹ mang tới cho trẻ sơ sinh đầy đủ dinh dưỡng cần thiết trong 6 tháng đầu đời  cũng như là một hệ miễn dịch thụ động bảo vệ trẻ sơ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ba mẹ cần lên thực đơn cho bé ăn dặm để bổ sung thêm một số khoáng chất để con phát triển một cách hoàn thiện nhất.



 


Sau đây là một số dưỡng chất cần thiết trong thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi mà mẹ cần lưu ý.


Chăm sóc trẻ từ 0-6 tháng tuổi


Trẻ sơ sinh vốn rất mong manh và nhạy cảm, dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, bé chưa ăn được nhiều, nên các cữ bú của bé cần được chia nhỏ ra trong ngày. Mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cho bé theo “thời gian biểu” như sau (tùy cơ địa và khả năng ăn uống của từng trẻ):


– Từ một ngày tuổi đến 2 ngày tuổi: Bé ăn khoảng 30ml-90ml sữa mỗi bữa, 8-12 bữa mỗi ngày.


– Từ 3 ngày tuổi đến 6 ngày tuổi: Bé ăn khoảng 60ml-90ml sữa mỗi bữa, 8-12 bữa mỗi ngày.


– Từ 7 ngày tuổi đến một tháng tuổi: Lượng ăn của bé tăng lên khoảng 90ml-150ml sữa mỗi bữa, 8-12 bữa mỗi ngày.


– Từ một tháng tuổi đến 2 tháng tuổi: Bé duy trì lượng sữa 90ml-150ml mỗi bữa, 6-8 bữa mỗi ngày.


– Từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi: Bé ăn được khoảng 120ml – 210ml sữa mỗi bữa; 5-6 bữa mỗi ngày.


Trẻ từ 6 -12 tháng tuổi


Dấu hiệu sẵn sàng với thực đơn ăn dặm và ăn bốc


  • Bé thích dùng tay bốc thức ăn.

  • Bé có thể chuyển các đồ vật từ tay này sang tay khác.

  • Bé muốn bỏ mọi thứ vào miệng.

  • Chuyển động hàm khi nhai.

Thức ăn cho bé


  • Sữa mẹ hoặc sữa bột.

  • Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (tuy nhiên, không nên dùng sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi).

  • Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp).

  • Trái cây và rau quả (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang).

  • Bánh faln , mẹ học cách làm bánh flan để bổ sung vào thực đơn cho trẻ ăn dặm

  • Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn (bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O).

  • Một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen).

Dinh dưỡng cần thiết


  •  Vitamin D giúp cơ thể tổng hợp canxi và photpho và đảm bảo nồng độ các khoáng chất này trong máu, hỗ trợ xương chắc khỏe và tăng cường hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Trẻ có thể được bổ sung vitamin D thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên mẹ cần đảm bảo đủ hàm lượng vitamin D mới có thể chuyển cho con thông qua sữa được.


  • Vitamin B12 là một phần không thể thiếu trong quá trình hình thành tế bào máu và một hệ thống thần kinh khỏe mạnh. B12 giúp cơ thể sử dụng được các acid béo và một số amino acid, cũng như là một phần quan trọng của rất nhiều cơ quan trong cơ thể.

  • Probiotics – vi sinh vật có lợi

Em bé được sinh ra với môi trường vô trùng trong nước ối. Khi được đẻ thường, vi khuẩn có lợi của mẹ sẽ xâm chiếm màng nhầy và hệ tiêu hóa của trẻ. Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp đẻ mổ, sự di chuyển của các vi khuẩn này không diễn ra dễ dàng và thuận lợi như bình thường.


Điều này có thể dẫn tới một số trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng tai-mũi-họng cũng như hệ thống miễn dịch của trẻ kém hơn. Trong trường hợp này, bố mẹ cần bổ sung cho trẻ một hàm lượng vi sinh vật có lợi phù hợp với cơ thể sơ sinh của trẻ. Ba mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia trong các trường hợp này.


  • Sắt là thành phần thiết yếu của hemoglobin và các protein giúp vận chuyển oxy trong máu, cần thiết trong quá trình hình thành các tế bào hồng cầu và giúp chúng thực hiện chức năng của mình. Bên cạnh đó, sắt rất quan trọng với sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp con trẻ có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét