Hiển thị các bài đăng có nhãn phat trien ky nang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phat trien ky nang. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi là khoảng thời gian bé dần phát triển , độ tuổi bé tập làm quen với thực đơn ăn dặm , phát triển kỹ năng cầm nắm ,chơi những trò chơi trong nhà hay bập bẹ những tiếng đầu tiên .Việc tương tác hàng ngày với bé từ lúc thuở còn thơ sẽ giúp hình thành và phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp của trẻ .


Vậy chăm sóc trẻ thế nào để trẻ có thể phát triển toàn diện , mẹ hãy tìm hiểu câu trả lời dưới đây nhé .



Biểu hiện sự phát triển kỹ năng của trẻ


– Rất dễ nhận ra những vận động lớn của bé như bé ngồi, lăn, và đưa tay đòi bế. Bạn cũng có thể quan sát thấy những vận động nhỏ hơn nhưng không kém phần quan trọng của bé. Bé đang học cách sử dụng các ngón tay, riêng lẻ và cùng lúc với nhau. Bé biết được rằng các ngón tay dùng để đập vào các đồ vật, để cầm nắm, rung lắc các vật khác nhau và để bỏ đồ chơi vào miệng. Giờ là lúc bạn có thể xem bé học cách sử dụng các ngón tay để bốc những món đồ rất nhỏ lên.


– Thị lực của bé đã phát triển và mắt bé rất tinh tường – bé có thể nhìn thấy được một vật nhỏ xíu, chẳng hạn như một hạt nho khô rơi trên sàn nhà. Khi muốn bốc các vật nhỏ lên, bé dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa như cái cào hoặc cái gắp vậy. Hầu hết các bé phải vài tháng nữa mới hoàn thiện kỹ năng này nhưng từ giờ bạn đã nên chú ý đến vấn đề an toàn cho bé. Bạn phải hết sức cẩn thận với những món đồ nhỏ nằm trong tầm với của bé và hãy dành thời gian để xem xét và có biện pháp để giữ an toàn cho bé


– Bé đã hoàn thiện kỹ năng nắm giữ một vật trong tay, giờ bé bắt đầu học cách thả ra. Có thể bạn sẽ thấy bé nhặt một vật lên, chuyền qua tay bên kia rồi chuyền về lại tay bên này, cứ lặp đi lặp lại như vậy nhiều lần. Trong vài tháng tới, bé sẽ tiếp tục học cách sử dụng các ngón tay để điều khiển các vật nhỏ.


Giúp con phát triển


Nói chuyện với con. Trẻ sơ sinh học ngôn ngữ khi người lớn trò chuyện và đáp lại những tiếng bập bẹ của chúng. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em được người lớn nói chuyện càng nhiều bao nhiêu thì có vốn từ vựng càng lớn bấy nhiêu.


Đáp lại những âm thanh của con. Khi bé bi bô, dừng một lúc rồi đáp lại: Con thích nghịch nước trong thau tắm phải không? Vui lắm phải không cục cưng của mẹ?


Quan sát bé. Trẻ con nói cho chúng ta biết chúng đang nghĩ gì và cảm thấy ra sao qua nét mặt và chuyển động của cơ thể. Khi bạn thấy con mình đang với tới một vật nào đó, diễn đạt hành động của bé bằng lời nói: Con thấy mẹ ăn rồi đòi cầm cái muỗng của mẹ!


Hát cho con nghe. Hát hò giúp trẻ nghe và sau đó là biết lặp lại từ hoặc cụm từ trong bài hát (thông thường trẻ sơ sinh có xu hướng nhớ từ nằm sau cùng trong câu). Ngoài ra, đây cũng là một cách tuyệt vời để mẹ con vui đùa cùng nhau và gắn bó thân thiết với nhau hơn.


Đọc sách con nghe. Đừng lo lắng về việc bắt đầu đọc sách cho trẻ sơ sinh nghe quá sớm như thế. Ôm bé vào lòng và chỉ cho bé xem những tranh ảnh đầy màu sắc trong khi bạn đọc truyện. Dần dần, từ ngữ sẽ bắt đầu gắn kết với những hình ảnh trong trí óc trẻ. Đọc sách ở tuổi này cũng giúp truyền cảm hứng cho bé về sự ham thích đọc sách.


Kể chuyện cho bé. Ông bà và các thành viên khác trong gia đình cũng nên giao tiếp với bé thông qua việc kể chuyện. Đây cũng một cách xây dựng và nuôi dưỡng tình cảm gia đình.


Cho con ăn dặm


Bổ sung thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi bằng những muốn ngọt , mẹ nên học cách làm bánh flan để bữa ăn của bé đa dạng hơn .


Thịt, cá, và rau thường khó làm mịn hơn cháo, vì kiểu gì cũng thấy lợn cợn, nhất là thịt. Chắc có lẽ thế mà bước đầu mới tập ăn, khoảng 2 tuần đầu, chưa cần cho bé ăn đạm.


Cách làm tổng quát cho mọi loại thịt cá là:


–  Lấy loại thịt nạc, cá trắng.


–  Luộc thịt, cá lên, giữ nước dùng lại.


– Đối với cá: mềm hơn nên rây qua lưới. Sau đó hòa loãng ra bằng nước luộc. Thêm ít bột năng (hoặc bột sắn) đã hòa tan vào 1 chút nước, rồi hòa cùng bát cá. Quay vi sóng 20-30s. Nếu cẩn thận hơn thì đun lên, cách làm sánh tương tự.


– Đối với thịt: khó mịn hơn cá, tuy nhiên cách làm như nhau, nếu khó rây thì đầu tiên giã qua thịt đã rồi rây


Nếu làm nhiều cất đông thì có thể xay lẫn thịt và nước luộc chung bằng máy xay. Khó có thể làm thịt cá thật nhuyễn, kiểu gì cũng cảm thấy lợn cợn, nhưng các mẹ đừng lo, đó cũng là một bước để tăng độ thô. Nếu chưa cảm thấy yên tâm, thì hãy cho tỉ lệ nước dùng nhiều hơn, cá thịt ít hơn, bé sẽ nuốt dễ hơn, tuy nhiên chỉ 1 vài bữa đầu thôi.

Chăm sóc em bé không chỉ về dinh dưỡng mà còn là sự phát triển của bé . Những thông tin sau cho biết về sự phát triển của bé yêu và những dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ. Hãy cùng tìm hiểu xem sự phát triển kỹ năng ,thể chất, trí tuệ của bé yêu từ 1 tuổi đến 3 tuổi như thế nào nhé.



Vì vậy, sau khi đọc những thông tin dưới đây về những bước tiến của bé, có thể các mẹ sẽ phải thốt lên kinh ngạc.


  1. Phát triển vận động:

Bạn giúp bé phát triển vận động như thế nào?


–   Khi đang tập đi, nên để cho bé đi chân trần. Tốt nhất nên cho bé mang giày đế mềm.


–   Giữ hai tay cho bé chập chững bước đi để tăng sức mạnh cho các cơ chân của bé.


–   Đưa bé dạo chơi trong công viên, chơi các trò chơi ngoài trời kết hợp trò chơi trong nhà để tăng khả năng phối hợp là luyện sức mạnh cơ bắp.


–   Tạo điều kiện và khuyến khích bé tự làm: cho bé tự xúc ăn, tự rửa tay… để luyện vận động của tay.


–   Tập cho bé đi xe đạp trẻ em (loại có gắn bánh phụ) để cho chân bé khỏe hơn.


–   Sắp xếp nhà cửa , vật dụng trong nhà gọn gàng và khoa học, không để bé tiếp xúc với những đồ vật dễ vỡ, gây nguy hiểm cho bé.


  1. Trí nhớ và khả năng tập trung:

Trí nhớ và khả năng tập trung của bé phát triển tốt hơn. Bé có thể nhớ được nhiều loại đồ vật khách nhau, cũng như nhớ được trình tự những công việc thường lệ diễn ra trong ngày. Bé còn có khả năng tập trung vào những gì mà bé thích, nhờ vậy bé nghĩ ra rất nhiều trò chơi.


  1. Óc sáng tạo và trí tưởng tượng

Óc sáng tạo và trí tưởng tượng giúp bé là người rất giỏi bắt chước. Đây cũng chính là thời điểm mà bé có thể tham gia vào các trò chơi đóng vai. Những hoạt động này của bé còn kéo dài thêm nhiều năm sau đó. Bạn cần tạo cho bé có thật nhiều cơ hội để bé phát triển trí tưởng tượng. Tốt nhất là những loại đồ chơi đơn giản, vì bé sẽ tự sáng tạo ra nhiều cách riêng để chơi với những loại đồ chơi này.


  1. Bạn giúp bé phát triển ngôn ngữ như thế nào

– Cố gắng lắng nghe bé nói trong mọi hoàn cản


– Nên trò chuyện với bé về mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày.


– Thay đổi âm sắc và thể hiện bằng điệu bộ, cử chỉ để làm rõ điều bạn muốn nói.


– Nói với bé đúng điều mà bạn sẽ làm để bé hiều đúng. Ví dụ: “đi tắm” sẽ hoàn toàn khác với “vọc nước”.


– Không giả vời nói theo cách phát âm sai của bé.


– Giúp bé gia tăng vốn từ bằng cách mở rộng những gì bé nói. Ví dụ: khi bé chỉ tay và nói “xe”, bạn sẽ mở rộng thành “đúng rồi, đó là chiếc xe màu xanh. Con có thích đặt con gấu bông lên chiếc xe màu xanh đó không”.


  1. Xây dựng các mối liên hệ

Bé bắt đầu biết liên hệ những kinh nghiệm lại với nhau. Ví dụ bé biết dốc ngược giỏ để đồ vật tự rơi ra. Bé sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và như thế thật sự là bé đã có suy nghĩ.


Bé hiểu được công dụng của nhiều loại đồ vật khác nhau, thậm chí bé còn có thể sáng tạo thêm nhiều “cách sử dụng mới” cho các đồ vật.


Bé cũng nhận thấy người khác có những cách suy nghĩ khác nhau không giống suy nghĩ của bé. Nói cách khác, bé đã biết được cảm xúc của mọi người.

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Chậm phát triển trí tuệ là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não.Trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình,hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi. Vậy dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ bị chậm phát triển trí tuệ như thế nào?


Về các giai đoạn phát triển của cơ thể



– Chậm phát triển kỹ năng : trẻ chậm biết lật, ngồi, bò và đi đứng.


–  Chậm biết nói hoặc khó khăn khi nói.


–  Kém hiểu biết về các quy luật xã hội căn bản.


–  Không ý thức được hậu quả về các hành vi của mình.


–  Khó khăn khi tự phục vụ: tự ăn uống, vệ sinh cá nhân.


–  Lăng xăng.


Về tư duy


–  Tư duy của trẻ thường biểu hiện tính không liên tục .


–  Tư duy lôgíc kém .


–  Tư duy trẻ còn thiếu tính nhận xét, phê phán.Khó khăn trong suy nghĩ hợp tình  lý


Về trí nhớ


–  Chậm hiểu cái mới,quên nhanh cái vừa tiếp thu


–  Quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy đủ


–  Chỉ ghi nhớ được cái bên ngoài sự vật , khó ghi nhớ cái bên trong , cái khái quát .


Cách chăm sóc em bé bị chậm phát triển trí tuệ


Đối với việc chăm sóc bé chậm phát triển trí tuệ, vai trò của bố mẹ hết sức to lớn. Những trẻ rơi vào tình trạng này rất cần tới sự thương yêu chăm sóc của bố mẹ cũng như những người thân trong gia đình. Vậy nên bố mẹ hãy:


– Tổ chức trò chơi trong nhà và cùng chơi với bé


– Luôn đồng hành cùng với trẻ trong mọi hoạt động thường ngày – vui chơi, sinh hoạt ăn uống, vệ sinh thân thể…


– Hướng dẫn trẻ từ những hoạt động đơn giản nhất. Sau khi trẻ đã thực hiện được, cha mẹ mới nên bắt đầu tiếp tục với những hoạt động phức tạp hơn.


– Trong từng công việc, để tránh việc trẻ khó tiếp thu ngay một lúc, bố mẹ nên chia nhỏ từng việc ra và lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ tiếp thu dễ dàng hơn.


– Mẹ nhớ luôn khen trẻ mỗi khi trẻ làm tốt một việc gì đó. Hành động này chắc chắn sẽ giúp trẻ vui lắm đấy.


– Tạo sự gần gũi cho trẻ bằng cách trò chuyện thường xuyên và chơi cùng với béố mẹ nói nhưng chắc chắn sẽ cảm nhận được tình thương yêu mà bố mẹ dành cho mình


– Mẹ hãy cho trẻ giao tiếp với xã hội nhiều hơn để trẻ dần học được những cách ứng xử cơ bản nhất.


Để thực hiện được những điều trên quan trọng nhất là sự kiên trì của bố mẹ. Bố mẹ hãy kiên trì để bé có được những giây phút vui vẻ nhất.


Bên cạnh đó bố mẹ nên gửi trẻ tới những trường học đặc biệt dành cho trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Những thầy cô nhiều kinh nghiệm cũng như nhiệt huyết sẽ giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập được với cộng đồng hơn.


Nguyên lý chăm sóc trẻ


Việc chăm sóc cho trẻ chậm nói là một tiến trình lâu dài, cần phải có một kế hoạch cụ thể, qua đó cha mẹ phải tìm ra được những gì mà trẻ có thể làm, ta xem trẻ đang cố gắng giao tiếp bằng cách nào: Dùng điệu bộ, từ hay âm. Khi biết trẻ có ý định giao tiếp ta hãy giúp trẻ có khả năng giao tiếp với từng loại thông tin khác nhau. Khi trẻ chỉ có phản ứng, ta vẫn chấp nhận phản ứng của trẻ nhưng cố gắng giúp trẻ chủ động hơn trong sự giao tiếp.


Trong trường hợp trẻ tỏ ra không biết hay không muốn giao tiếp, ta cần có những tác động kích thích (ôm ấp, vỗ về, hỏi han, cười, nhìn trẻ) Và khi trẻ đã có phản ứng, hãy khích lệ trẻ để trẻ có thể nói (bằng lời hay bằng dấu hiệu) các nhu cầu của mình.


Trẻ có thể có những phản ứng đồng ý hay không đồng ý, đôi khi chúng ta cần có những tác động để trẻ phản đối (lấy đồ chơi, bắt trẻ ngưng làm điều mà trẻ thích) nhưng là để quan sát cách biểu lộ bằng hành vi hay ngôn ngữ để phản đối của trẻ chứ không nên kéo dài, hay cố gắng trêu chọc dể trẻ phải phản ứng mạnh hơn.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Bạn đừng nghĩ những bé mới biết bò hay ngồi thì chưa thể dạy gì. Đôi khi chính những trò chơi nhỏ lại giúp bé ăn ngon , ngủ ngon hơn .Những hoạt động  mà người lớn tạo ra vừa giúp bé vui vừa dạy bé những bài học đầu đời ý nghĩa.



Dưới đây là những gợi ý về các hoạt động bố mẹ có thể chơi cùng con trong năm đầu đời, giúp bé phát triển trí tuệphát triển kỹ năng vận động theo từng tháng tuổi của bé :


Từ 12 – 24 tháng: Xuất hiện và biến mất


Đây là một trò chơi trong nhà cơ bản, nó phù hợp với trẻ nhỏ khoảng 12 tháng (và ngay cả trước lúc đó, sớm nhất là 8 – 9 tháng trong những hình thức đơn giản). Trò chơi này sẽ kích thích trí thông minh tuyệt vời cho con.


Lựa chọn một số đồ vật nho nhỏ mà con có thể biết (thìa, chai, quả bóng, cuốn sách nhỏ, gấu bông…) và đặt chúng vào một giỏ. Sau đó tại một thời điểm, cho con nhìn đồ vật bạn muốn con kiếm, tiếp theo đặt món đồ lại giỏ đồ chơi sau đó yêu cầu con tìm lại món đồ đó.


Quan sát nếu con bắt đầu cảm thấy khó chịu phải đưa ngay ra để con không bị ức chế hay cáu kỉnh. Trò chơi này giúp tăng cường sự kiên nhẫn của con.


Từ 12 – 24 tháng: Xếp hình tháp và lâu đài


 


Đôi khi ý tưởng giảm bớt các hình khối đưa cho trẻ chơi vì sợ quá nhiều với trẻ là một sai lầm. Các hình khối với nhiều kích thước và chất liệu – tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ – là một trong những phương pháp đơn giản nhất và được các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng. Trò chơi này sẽ giúp bé rèn luyện kĩ năng cầm nắm, củng cố tay và các ngón tay.


Ngoài ra nó còn đòi hỏi sự tập trung để đạt được một mục tiêu mà bạn gợi ý. Cũng đồng nghĩa với việc để trí tượng tượng của con được tự do phát triển.


Từ 12 – 24 tháng: Trò chơi bãi biển


Giống như kiểu con đang ngoài bãi biển, bạn tạo một khu vực nhỏ sau đó đổ bột mì vào và cho con chơi với chúng một cách tùy thích. Bạn chỉ cần đảm bảo khu vực đó an toàn còn lại hãy để bé tự động tương tác với “đống bột mì” đó. Cũng đừng ngại bẩn vì đây là cách hiệu quả giúp con thoải mái và rèn tính tự lập cho con.


 


Từ 12 – 24 tháng: Lắp ghép


 


Trong số các trò chơi giáo dục tốt giành được sự ưu ái của các chuyên gia vẫn là trò ghép hình. Bạn có những bảng gỗ hoặc nhựa với những con giống hoặc những hình khối hãy để con tự động “nghiên cứu” và ghép đúng miếng hình vào vị trí thiếu đây sẽ là cách giúp bé rèn luyện nhiều kĩ năng: quan sát, kiểm tra và suy đoán.


Từ 12 – 24 tháng: Khu vườn bí mật


Chuẩn bị một số trái bóng màu, một sợi dây và vài hình khối để là địa điểm. Dây tạo thành một “khu vườn” trong đó có hồ nước, lâu đài, cây cầu… Đặt quả bóng ở một vị trí trong “khu vườn” rồi yêu cầu con phải đi lấy quả bóng theo cách của mẹ chỉ. Điều này sẽ giúp bạn rèn luyện cho con kĩ năng xác định phương hướng: trước, sau, đi lên, sang ngang… đồng thời xác định vị trí của bé so với các vật xung quanh.


Từ 24 – 36 tháng: Tìm nắp hộp


Có nhiều hộp hình dạng và kích cỡ khác nhau: hộp dầu gội, lon cà phê, trà, hộp sữa… được vệ sinh thất kỹ. Bỏ nắp của các loại hộp này ra. Sau đó yêu cầu trẻ tìm nắp để phù hợp với chiếc hộp bạn đưa ra. Đây là một trò chơi tuyệt vời để rèn luyện thị giác, khả năng phân tích sự khác biệt và tương đồng về hình dạng và kích thước giữa các đối tượng khác nhau. Đây là kỹ năng cần thiết để đọc và viết trong tương lai.


24 – 36 tháng: Tìm hình


Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà bạn có thể đưa những hình có nhiều nhân vật hoặc ít. Hãy để trẻ “truy tìn” từng nhân vật trong ảnh theo gợi ý của bạn. Trẻ càng lớn, nhận thức càng tốt thì càng cần gia tăng số lượng nhân vật cần tìm kiếm mỗi lần chơi. Như vậy sẽ giúp phát triển trí thông mình và trí nhớ qua hình ảnh của trẻ.


24 – 36 tháng: Nhận biết về cơ thể


Đối với một đứa trẻ để hiểu rằng cơ thể của mình có hai mặt đối xứng, bên phải và bên trái là một việc hết sức gian nan và phức tạp. Mỗi đứa trẻ phát hiện ra bên nào sẽ “thuận” hơn theo thời gian, có nghĩa là, sử dụng tay nào trong cùng 1 hành động trẻ cảm thấy thoải mái hơn (tùy thuộc việc thuận tay trái hoặc tay phải). Điều này sẽ giúp trẻ trở nên nhận thức sâu sắc hơn về từng bộ phận cũng như khả năng tiềm ẩn trong cơ thể mình.


24 – 36 tháng: Hãy cho tôi đôi mắt của bạn


 


Đây là trò chơi đơn giản nhưng hứu ích để cải thiện sự tập trung của trẻ. Ngồi trước mặt con rồi bắt con lặp lại tất cả những hành động mà bạn đang thực hiện. Ví dụ, bạn có thể giơ tay hoặc hạ tay xuống, di chuyển đầu lên xuống… Thay đổi trình tự và làm cho trò chơi thú vị hơn (và cần phải tập trung hơn nữa) nó cũng sẽ giúp tăng tốc độ của chính bạn.


24 – 36 tháng – Ghép hình


Puzzle luôn là niềm đam mê bất tận. Đối với trẻ nhỏ thì dùng tối đa là 20 miếng ghép còn với trẻ lớn hơn thì có thể là vài chục miếng, Trò chơi này đòi hỏi nhiều kỹ năng. Điều đó đối với một số trẻ sẽ giúp thị giác tốt hơn, đồng thời kích thích nhận thức và kỹ năng vận động cho trẻ

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Thời gian phát triển đầu đời của trẻ là quãng thời gian vô cùng quan trọng  ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và nhận thức của trẻ sau này. Vậy các bậc phụ huynh phải làm thế nào để giúp các con phát triển trí tuệ , phát triển kỹ năng một cách toàn diện & vượt trội trong những tháng đầu đời.



1 tháng tuổi.


Hãy dành thời gian để ở sát bên con (theo nghĩa đen). Ở tuổi này, bé nhìn rõ sự vật tốt nhất trong cự ly 20-40cm. Khi mắt bé đang phát triển, bé thích nhìn ngắm các khuôn mặt. Vậy nên, khi con không ngủ, hãy giữ gương mặt bạn thật gần trước mặt bé và hãy tích cực nựng nịu con nhé!


2 tháng tuổi


Hãy giúp con phát triển kỹ năng cử động bàn tay và thị giác tốt hơn bằng cách cầm tay bé vỗ nhẹ vào nhau và hát. Theo thời gian, bé sẽ cố gắng bắt chước cử động và âm thanh của bạn để phát triển khả năng phối hợp tay – mắt và ngôn ngữ. Sau đó, bé cũng sẽ bắt đầu học theo biểu cảm của bạn. Hãy bế con thật gần và thè lưỡi, há miệng hoặc cười thật tươi. Trong vài tháng tới đây, bạn sẽ thấy bé bắt chước theo những hành động đó của bạn.


3 tháng tuổi


Bé đã có thể bắt đầu chơi với bàn tay của mình và đập tay vào mọi thứ. Hãy khuyến khích sự phối hợp tay – mắt của con bằng cách cầm lục lạc và đồ chơi sặc sỡ đưa cho con để bé có thể học cầm nắm. Bé cũng sẽ rất hứng khởi với việc tự nâng đầu mình lên, hãy khích lệ kỹ năng này bằng những giờ chơi trong tư thế nằm sấp. Bạn có thể đặt gương an toàn để bé soi mình vào và phấn khích ngóc cao đầu hơn khi nhìn thấy hình ảnh ngộ nghĩnh của mình trong gương


4 tháng tuổi


Phát triển kỹ năng xã hội, vận động và ngôn ngữ của bé đang nở rộ. Bé sẽ cho bạn thấy biểu cảm phấn khởi khi bạn giơ đồ chơi ra trước mặt bé, và sẽ ọ ẹ nhăn nhó khi bạn giấu nó đi. Và đoán xem nào, cục cưng của bạn đã biết “nhột”! Phản xạ “nhột” phát triển vào khoảng tuần tuổi thứ 14 của bé.


5 tháng tuổi


Mắt và tai bé đã có thể nhìn và nghe rõ như bạn rồi đấy. Và bé cũng đã bắt đầu biết bập bẹ rồi mẹ nhé! Hãy cố gắng đáp lại con và lập đi lập lại các phụ âm để giúp bé biết cách giao tiếp. Nhắc lại các từ ngữ và khuyến khích bé khi bé cố gắng bắt chước bạn. Đây là lúc thích hợp để bạn bắt đầu đọc sách cho con và gọi tên các đồ vật.


6 tháng tuổi


Bé sẽ sớm học ngồi và tìm cách di chuyển. Hãy để bé được tự do di chuyển bằng cách cho bé nằm sấp, đặt đồ chơi trên sàn cách khỏi tầm với của bé một chút và khuyến khích bé với lấy đồ chơi. Vì trẻ con ở tuổi này thích nhét mọi thứ vớ được vào miệng, nên hãy đảm bảo bạn cho con chơi những món lớn hơn lõi cuộn giấy vệ sinh; ngoài ra, một khi bé đã có thể tự di chuyển, hãy đảm bảo mọi ngóc ngách trong nhà bạn đều an toàn cho bé.


7 tháng tuổi


Kỹ năng điều khiển bàn tay của bé đã tốt hơn nhiều, và bé sẽ có thể dùng tay gắp nhặt đồ vật được trong vài tháng tới. Hãy kích thích phát triển kỹ năng vận động tinh và phối hợp động tác bằng cách đưa cho bé những đồ vật an toàn, chẳng hạn muỗng hoặc chén nhựa, hoặc bạn có thể cho con ra ngoài vườn chơi nhổ cỏ. Ban đầu, bé có thể túm cỏ bằng cả bàn tay, nhưng bé sẽ hứng thú với những gì mình làm và cố gắng dùng ngón tay nhổ từng lá cỏ hơn.


8 tháng tuổi


Đây là thời điểm thích hợp để bạn kích thích cảm giác về không gian và cách sử dụng từ ngữ của bé. Đầu tiên, hãy đưa cho bé một món đồ chơi được đặt trong một món khác (như chiếc hộp mở nắp hoặc một chiếc nồi). Hoặc bạn có thể hỏi bé “Mũi của con đâu?” và chỉ vào mũi của bé. Khi bạn lập lại trò chơi, hãy thay bằng những bộ phận cơ thể khác, nó sẽ giúp bé hiểu được nghĩa của từ.


9 tháng tuổi


Bé có thể hứng thú đặc biệt với các đồ vật có trục xoay và cách mà chúng vận hành. Hãy xem bé mân mê lật giở sách, mở cửa tủ, mở nắp hộp có bản lề… hàng chục lần, bé sẽ phát triển kỹ năng phối hợp tay – mắt qua trò chơi đó đấy mẹ ạ!


10 tháng tuổi


Bé có thể thích tìm những vật bị giấu, bạn hãy chơi trò “Nó đâu mất rồi?” để giúp bé phát triển kỹ năng vận động tinh và xây dựng khái niệm về sự tồn tại của đồ vật – đồ vật không biến mất khi bé không thể nhìn thấy nó. Hãy giấu một món đồ chơi sáng màu dưới một tấm khăn hoặc cho cát vào hộp đựng, tiếp đến hãy cầm tay con đặt lên món đồ bị giấu đó, chẳng bao lâu bé sẽ tự biết tìm đồ vật mà không cần được giúp đỡ nữa.


11 tháng tuổi


Hãy tiếp tục cùng con rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ bằng các trò chơi và bài hát. Kỹ năng ngôn ngữ được phát triển thông qua tương tác giữa người với người – không phải là qua TV và đĩa DVD cho trẻ đâu các mẹ nhé, hãy nói chuyện với bé nhiều nhất có thể. Hãy kể cho bé nghe bạn đang làm gì, hãy đặt câu hỏi cho bé, và đừng quên sử dụng điệu bộ và thanh điệu.


Năm đầu đời của bé


Một số bé biết nói sớm, một số sẽ bò sớm hơn các bé cùng lứa cả tháng. Mọi em bé đều có tốc độ lớn của riêng mình. Sự phát triển hơi khác đi một chút hiếm khi là dấu hiệu cho thấy bé có vấn đề. Nếu bạn lo lắng về con mình, hãy đưa bé đi khám nhi khoa. Nhưng bạn đừng quá lo lắng nhé, những khác biệt nho nhỏ là điều bình thường với trẻ nhỏ thôi mà.


Bạn sẽ thấy con lớn lên và có những tiến bộ mới mỗi ngày , từng tháng một, với từng điểm mốc phát triển đặc thù, bạn sẽ giúp con phát huy khả năng của mình và dạy cho con thêm biết bao điều mới lạ.

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Nếu thời tiết xấu, bạn không thể cho nhóc tì hiếu động của mình ra ngoài trời thì có thể cùng con chơi những trò dưới đây để vừa mang lại tiếng cười trong gia đình, vừa giúp bé phát triển kỹ năng.


Đối với các bé, mọi thứ xung quanh đều là đồ chơi, mọi người xung quanh đều là bạn chơi ; tuy vậy không phải cha mẹ nào cũng biết cách chấp nhận và sống chung với điều đó một cách vui vẻ ngay cả những trò chơi trong nhà .



Chiếc hộp thần kỳ:


Các bậc cha mẹ phát hiện ra rằng mỗi khi mua đồ chơi cho bé độ một tuổi, bé chỉ thích chơi hộp. Lợi dụng sở thích của trẻ khi mở quà, bạn hãy tổ chức một trò chơi với những hộp còn đủ nắp (tốt nhất là hộp giầy). Trong mỗi hộp bạn đặt một loại đồ vải nào đó như miếng xốp tắm, trái banh len, vải chùi nồi mới, quả bóng làm bằng giấy kiếng, giấy nhám vuông khổ to hay một túi đá nhỏ.


Trẻ thích cầm xem và khám phá những đồ vật này. Bạn hãy nói cho trẻ biết sự khác nhau về hình dạng và chất liệu của đồ vật. Ðặt hộp nhỏ bên trong hộp lớn, trẻ sẽ thích thú và ngạc nhiên khi phát hiện ra điều này. Ðối với trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi, bạn hãy đặt ra những trò chơi có liên hệ đến trí nhớ hay  trò sắp xếp nhà cửa (như trò tìm chìa khóa của mẹ trong hộp) sẽ tại hứng thú cho bé yêu .


Trò chơi tấm ảnh dính:


Trò chơi bắt đầu bằng việc thu lượm vật thải. Bạn cùng bé nhặt những thứ rác nhẹ trong sân (lá cây, cỏ dại, cây con). Sau đó trở vào nhà, nhặt thêm các loại rác thủ công (lông chim, chỉ vải, các trái bóng nhỏ, khăn giấy nhàu) tập trung thành đống. Dán một tờ giấy lớn (tốt nhất dùng giấy có mặt dính, nếu không bạn có thể dán băng keo 2 mặt lên mặt giấy) lên tủ lạnh.


Cho bé chơi và dán những vật thu lượm được lên mặt dính của tờ giấy. Ðặt tên những vật mà bé đã dán. Bạn chú ý đừng để bé tiếp cận những vật nhỏ có thể gây ngạt. Ðể giữ cho vật dán không rơi ra, bạn dán thêm một tờ decal trong cùng cỡ phủ lên và nhấn mạnh xuống. Nào, ta cùng nhấn.


Ban nhạc của bé:


Trẻ con thích gây tiếng động, vậy hãy chơi trò tạo tiếng.


Trẻ con thích gây tiếng động, vậy hãy chơi trò tạo tiếng . Ngoài những vật có thể gây tiếng động như xoong nồi, bạn có thể cho trẻ chơi những vật có sẵn trong nhà:


 


Hộp lắc: thu thập các loại vỏ đồ hộp nắp nhựa như hộp khoai tây chiên khô hay hộp cà phê. Cho gạo hay các hạt khô vào hộp. Dán kín nắp lại. Bạn và trẻ cùng trang trí bên ngoài hộp. Khi làm xong bạn hãy đưa hộp cho trẻ lắc.


Trống: Bạn hãy tháo nắp những hộp trống rồi dán băng keo các cạnh hộp lại. Dán nhiều hộp lại với nhau rồi cho trẻ gõ. Chú ý âm thanh khác nhau của từng cái trống.


Âm nhạc giúp trẻ phát triển khả năng nghe, phân biệt âm thanh trầm và bổng.


Trò chơi nước có liên quan đến toán:


Trẻ nhỏ thích xem bố mẹ chúng đổ nước vào các vật chứa. Trẻ em rất thích nước. Chúng bị lôi cuốn bởi tiếng nước róc rách và cảm giác khác lạ khi chạm nước. Nước còn giúp trẻ định hình các khái niệm toán (nước ở ly này nhiều hơn ly kia, hoặc nước trong muỗng ít hơn trong chén…).


 


Trẻ em rất thích nước, hãy tạo cho trẻ những trò chơi an toàn và thú vị với nước.


Cho một ít nước vào chậu tắm trẻ. Bạn cần chú ý nhiệt độ trong phòng phải đủ ấm cho trẻ, nếu dùng bồn tắm người lớn phải lót tấm trải chống trượt. Cho vào bồn tắm các loại đồ chơi như tô, chén, phễu, chai lọ, búp bê… Ðể trò chơi thêm phần vui nhộn, bạn thổi bong bóng xà phòng vào bồn tắm trò chơi này sẽ giúp bé sự phát triển trí tuệ bé rất tốt


 


Vườn thú giả:


 


Hãy thu thập những con thú nhồi bông bé thích, xếp chúng lên ghế trường kỷ hay ghế dựa ở các phòng khác nhau trong nhà. Giả bộ cho thú ăn, chăm sóc chúng và nói cho trẻ biết những đặc điểm của chúng (con này tai mềm, con kia đuôi dài, con khác thì có bộ lông mịn) và tiếng kêu của chúng (gừ gừ, meo meo, tiếng ngựa hí…). Kế đó bạn hỏi bé đặc điểm của từng con thú, cố gắng giúp bé trả lời bằng cách hình dung con vật. Trò chơi này giúp trẻ suy nghĩ sáng tạo và phát triển ý tưởng cá nhân. Nó còn giúp cháu vận dụng trí nhớ.


Cát hay bột nặn?


Trẻ em thường thích chơi với cát, và chúng cũng thích các loại bột nặn – việc này giúp trẻ có được kĩ năng sử dụng đôi tay khéo léo và cũng góp phần không nhỏ kích thích trí tưởng tượng của các bé. Thay vì đi tới tiệm đồ chơi và mua những loại bột nặn đắt tiền, hãy tự chế bột nặn an toàn cho bé, thêm vào ít cát sạch, vậy là bé sẽ có thêm cực nhiều trò chơi mới!


Xé và dán giấy


 


Trò chơi này có lẽ không ít các bậc cha mẹ biết tới tuy nhiên không nhiều người tận dụng được những lợi ích mà nó mang lại trong việc chơi với con.


Không chỉ là trò chơi tốn ít chi phí, việc xé và dán giấy thành những hình khối khác nhau còn giúp bé luyện đôi tay thêm khéo léo, kết hợp màu sắc thêm hài hòa mà nó còn giúp bé luyện trí nhớ rất tốt khi bạn biết cách. Ví dụ bạn có thể cùng bé xếp hình các loại cờ của các quốc gia, xếp đến đâu gọi tên nước đến đó, bé sẽ rất nhớ cờ nào của nước nào sau khi xếp được hình cờ đấy


 

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Những biểu hiện của trí tuệ thông qua sự kết hợp hữu cơ của trí tuệ ngôn ngữ, tư duy vận động thân thể, tư duy logic toán học, trí tuệ không gian, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ giao tiếp và trí tuệ tự nhiên…chứng tỏ bé có một tư duy tốt .


Trong giai đoạn này, bố mẹ sẽ được chứng kiến nhiều thứ đầu tiền của trẻ: bước đi đầu tiên, nói những từ đầu tiên, nỗ lực tự lập đầu tiên…vậy để hoàn chỉnh trí tuệ cho bé cha mẹ nêntham khảo bài viết dưới đây.



1.Khả năng tư duy


Tư duy của trẻ nhỏ bắt đầu phát sinh ở thời kỳ này. Đặc điểm chủ yếu về tư duy của trẻ từ 1 đến 3 tuổi là nó hành động theo trực giác, tức là khi mắt có cảm nhận với sự vật nào đó thì trẻ tự có hành động gắn liền ngay, tư duy được thực hiện qua các thao tác vì vậy để phát triển tư duy , phát triển trí tuệ của trẻ bố mẹ cần để ý kỹ hành động , cử chỉ , lời nói ..


2..Khả năng tập trung


Ở độ tuổi này sẽ bắt đầu hình thành nơi trẻ mầm mống của “chú ý có ý thức”.


Còn “chú ý vô thức” đã có tiến bộ vượt bậc. Điều đó giúp bé có thể tập trung chú ý trong thời gian dài vào một vật gì đó. Chỉ chú tâm vào trò chơi đó mà không lưu tâm, chú ý đến lời nói và hành động của người xung quanh.


Trẻ có thể chơi một mình với đồ chơi khoảng 30 phút, sau khi chơi chán thì sẽ ném đồ chơi đó đi.


3 . Tưởng tượng


Thời kỳ 12-18 tháng, hình thái ban đầu của tưởng tượng xuất hiện. Tưởng tượng là từ dùng để chỉ một hoạt động tổng hợp, phân tích có tính sáng tạo từ một biểu hiện có sẵn.


4.Ghi nhớ


Trí nhớ của trẻ cũng phát triển tốt hơn. Ký ức non nớt giúp trẻ có thể nhớ được một vài bài thơ, câu chuyện đơn giản, ngắn gọn.


Thực ra đối với trẻ, cái dễ nhớ nhất vẫn là những ấn tượng mạnh mẽ hoặc những sự thể mang đậm màu sắc tình cảm.


Thông thường, một sự việc nào đó chỉ được ghi nhớ trong vài ngày có thể chục ngày hoặc không lưu lại ấn tượng gì cả.


5.Vận động


Nhiều trẻ có thể tập đi được từ khi tròn 12 tháng nhưng cũng có nhiều trẻ chậm hơn.


Trẻ 15 tháng chập chững đi không cần trợ giúp, biết đẩy xe, đứng lên, ngồi xuống, chơi xếp gỗ đơn giản.


18 tháng, hầu hết các trẻ đều biết đi, thậm chí cả biết chạy. Trẻ đã có thể vịn leo cầu thang, chơi chung trò chơi trong nhà có tổ chức như nắm đuôi áo nhau chơi trò “đoàn tàu tí hon”.


Khi khả năng giữ thăng bằng và phối hợp động tác đã nhuần nhuyễn, bé sẽ học cách đi giật lùi, tập chạy.


Trẻ cũng phát triển tốt hơn các kỹ năng vận động tinh tế và phối hợp: có thể cầm bút chì, vẽ nguyệch ngoạc lên giấy, xếp chồng các khối gỗ từ loại nhỏ đến to, có thể cầm thìa múc đồ ăn.


6.Ngôn ngữ


Vốn từ vựng phát triển rất nhanh, trẻ có thể hiểu và nói các từ đơn thậm chí những câu đơn giản như gọi bố mẹ, diễn đạt yêu cầu, chào khách.


Nếu được chỉ bảo, trẻ sẽ nhanh chóng nắm được tên các đồ vật, phân biệt được to nhỏ, khoảng cách, nông sâu, có khái niệm về thời gian.


7. Phát triển kỹ năng khác


Trẻ đã bắt đầu có thể phân loại các đồ vật vào các nhóm. Ví dụ như: bé biết con gà và con vịt giống nhau là cùng có cánh và lông. Trẻ cũng có ý niệm về sự sở hữu, ví dụ nhận biết được áo của bố, áo của mình, giầy của mẹ…


Lúc này, trẻ thường thích thú với các trò chơi “giả vờ”, đặc biệt là “giả vờ” nói chuyện trên điện thoại. Bố mẹ sẽ có dịp quan sát con của mình cầm điện thoại lên và nói bập bẹ như có người ở đầu dây bên kia thật.

Một vài lí do thời tiết xấu như mưa to , quá nóng nực dễ làm trẻ ốm nên bạn phải để trẻ chơi đùa trong nhà nhưng lại không muốn trẻ lãng phí cả ngày ngồi trước tivi. Vậy thì hãy thử cùng bé chơi những trò chơi lành mạnh dưới đây để cho bé không cảm thấy nhàm chán nhé!



1. Tổ chức dã ngoại trong nhà


Chỉ cần trải một mảnh vải hoặc khăn trải bàn trên sàn nhà, bày đồ ăn thật đẹp và ngồi xuống thưởng thức là bạn đã có một chuyến picnic trong nhà đáng nhớ cho bé. Bạn cũng có thể nhờ bé cùng chuẩn bị đồ ăn để vừa dạy cho bé những kỹ năng cần thiết vừa gắn bó sâu sắc hơn tình cảm gia đình.


2. Cùng trẻ “xây nhà”


“Xây nhà” là một trò chơi rất thú vị giúp bạn rèn cho trẻ tính kiên nhẫn và sự sáng tạo. Hãy để bé chơi ở bất cứ góc nào trong phòng khách hay phòng ngủ có khoảng không gian đủ rộng hay việc sắp xếp nhà cửa theo cách của bé cũng là trò chơi thú vị . Với một vài thùng các-tông, đệm, gối tựa hay bất cứ món đồ nào trong nhà là bạn đã tạo ra được những giây phút vui vẻ bên con rồi đấy. Ban đầu bạn có thể giúp trẻ làm quen với trò chơi nhưng sau đấy hãy để bé tự xây dựng những pháo đài, những ngôi nhà của riêng mình nhé.


3. Đọc sách


Đọc sách là một hoạt động rất bổ ích và đơn giản mà bé có thể thực hiện ngay trong nhà. Bạn có thể tìm cho bé những cuốn truyện ngụ ngôn về những nhân vật mà bé yêu thích. Mỗi độ tuổi đều có những quyển sách phù hợp, vì vậy hãy cho trẻ kết thân với sách càng sớm càng tốt. Điều này cũng giúp bé tránh xa được thói quen nghiện xem tivi trong những ngày rảnh rỗi mà lại giúp bé phát triển kỹ năng đọc và hiểu .


4. Chơi đất nặn


Những thỏi đất nặn đầy màu sắc và dễ dàng tạo hình luôn có sức hút đặc biệt với các bé , đặc biệt hơn nữa là trò chơi này còn giúp bé nhà mình phát triển trí tuệ , giúp bé sáng tạo hơn . Vậy thì tại sao bạn không cùng bé nhào nặn chúng thành những hình khối, những con vật thật đáng yêu nhỉ. Tuy vậy, nhớ nhắc bé rửa tay sau khi nặn đất để giữ vệ sinh thật sạch nhé


5.Mở nhà hàng


Chuẩn bị tạp dề, xoong chảo, thìa dĩa và một số thực phẩm đồ chơi để giúp bé mở một nhà hàng của riêng mình. Sau đó hãy trở thành thực khách để bé phục vụ và nấu ăn cho bạn. Bạn cũng có thể để bé rủ thêm một vài người bạn hàng xóm sang chơi cùng để cửa hàng được “đông khách” nhé.


6. Làm đồ thủ công


Một hoạt động vui vẻ khác mà trẻ có thể chơi ở nhà là làm đồ thủ công. Trò chơi này giúp kích thích sự sáng tạo và khuyến khích trẻ quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật. Có rất nhiều sản phẩm thủ công phù hợp với độ tuổi của các bé. Đối với các bé nhỏ bạn có thể hướng dẫn bé vẽ tranh, tô màu, cắt dán giấy… Với các bé lớn hơn, bé có thể may vá, lắp ráp mô hình hay chế tạo đồ vật từ phế liệu.


7.  Bowling


Bowling là một hoạt động gây hứng thú không chỉ cho người lớn mà với cả trẻ em. Giữ lại lõi giấy toilet hoặc những vỏ chai, vỏ lon để làm “nguyên liệu” cho trò chơi này. Sau đó, hãy cùng bé lăn bóng và thi xem ai làm đổ nhiều chai hơn nhé.

Thời điểm bé tập nói là thời điểm khá quan trọng trong sự phát triển của bé, làm thế nào để bé phát triển kỹ năng nói tốt ? Đừng chờ đến khi bé biết đi mới bắt đầu dạy bé nói. Làm thế là bạn đã bỏ lỡ cả năm trời tích lũy vốn từ của trẻ Ngoài ra, nếu bé thường xuyên bị stress thì đừng mong bé có thể diễn đạt tốt ngôn ngữ của mình…Dưới đây là 8 bí quyết góp phần phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ:


1. Lưu ý chế độ dinh dưỡng


Sự hấp thu đa dạng và hợp lý các chất dinh dưỡng có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của não bộ, cơ thể và cả khả năng ghi nhớ và diễn đạt từ ngữ của trẻ. Trong nhóm này bạn nên tránh cho trẻ dùng những chất quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay. Thuốc lá rất nguy hại đến phổi và hệ thống phát âm của trẻ. Cần lập ra của biểu đồ tăng trưởng bé để giúp trẻ phát triển đồng đều theo từng tháng


2. Đọc sách cho trẻ nghe thật nhiều


Tương tự phương pháp như đã nêu trên, ngay từ lúc bào thai, bạn cũng hãy đọc cho trẻ nghe những bài thơ, các đoạn văn, ca dao tục ngữ…. Bạn cũng có thể hát hoặc ngâm thơ cho bé nghe bằng chính giọng bình thường của mình (không cần có nhạc).


Với trẻ lớn hơn, bạn hãy đọc cho bé nghe các truyện tranh vui (Hãy để trẻ cắt và sưu tập những truyện nó thích). Bạn cũng có thể đọc cho trẻ nghe các mục liên quan đến lứa tuổi của bé trên báo hay tivi, hoạt động của các bạn cùng lứa, quảng cáo mua bán đồ chơi, quần áo dành cho lứa tuổi của trẻ. Bạn hãy đọc cho bé nghe thật nhiều, từ lúc bé không hiểu gì cho đến lúc chúng bật cười khi hiểu được những điều ấy.


3. Giải tỏa stress và chữa tật nói lắp



Những trẻ 3-5 tuổi thường bị tật nói lắp. Nguyên nhân là do stress. Các bậc cha mẹ có thể chữa được tật này bằng cách hướng dẫn các em cách đối phó hoặc giải tỏa các trạng thái căng thẳng. Chỉ khi nào bé thật sự có cảm giác bình an thì tật nói lắp cũng sẽ tự nhiên được khắc chế.


Ngay từ lúc còn là bào thai, nếu một người mẹ có khả năng cảm nhận tinh tế, người mẹ ấy sẽ nhận ra những điều làm con mình vui thích. Khi sinh ra và những năm đầu đời, các bậc cha mẹ cũng có thể nhận ra những gì làm con mình yêu – ghét – vui mừng hoặc sợ hãi. Bạn hãy ghi nhớ những cảm nhận quan trọng ấy. Khi nhận thấy con yêu có những biểu hiện căng thẳng, lo lắng hoặc sợ hãi, bạn hãy tìm cách giúp bé giải tỏa. Nếu bé thường xuyên bị stress thì đừng mong bé có thể diễn đạt tốt ngôn ngữ của mình.


4. Dạy trẻ chính xác từ mới


Trẻ bắt đầu học nói từ lúc 10 tháng tuổi. Thời gian này trẻ quan tâm đến những từ bạn nói có liên quan đến vật mà chúng thích. Bạn cần dạy trẻ chính xác tên gọi những vật mà bé thích (cái gối, cây viết, quyển sách….). Bạn không nên dùng từ “măm măm” để thay từ “ăn”, không dùng “gâu gâu” để chỉ con chó…. Hãy dạy trẻ tên chính xác của mọi vật theo khoa học.


Từ 18 tháng trẻ bắt đầu quan tâm đến sự hứng thú của người nói. Đây là giai đoạn chuyển biến khác hẳn cách thức trẻ học từ mới so với giai đoạn trước đó. Từ chỗ trẻ “thích hỏi” từ mới sẽ chuyển sang “lắng nghe” những gì bạn đề cập đến. Ở giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu biết “phản ứng” khi bạn gọi tên một vật khác với những gì mà chúng “đã biết” trước đó!


Với trẻ lớn hơn, cần dạy trẻ cả về từ đồng nghĩa và trái nghĩa, các tên gọi khác nhau của một vật/hiện tượng. Hãy mở từ điển và chọn một từ (trẻ đã biết), đọc cho trẻ nghe định nghĩa của từ đó và xem trẻ có thể đoán được là từ gì không.


5. Luyện đọc nhiều hơn


Các chuyên gia đã khẳng định, kỹ năng nói có liên hệ nhân quả với kỹ năng đọc. Do vậy, muốn trẻ phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ một cách tinh tế thì trước hết phải giúp trẻ đọc giỏi. Cũng cần giúp trẻ phân biệt cách đọc theo ngữ pháp và đọc hiểu ý.


Khi trẻ biết đọc, cần giúp trẻ đọc các dòng chữ trên các bảng hiệu/pano, tên đường phố, đặc biệt là những dòng chữ trong các chương trình TV, phim ảnh có phụ đề…


6. Lưu ý rèn luyện vận động


Có thể bạn sẽ ngạc nhiên về điều này. Tại sao vận động lại có tác động đến khả năng diễn đạt ngôn ngữ của con người? Các nghiên cứu khoa học đã kết luận, những người thuận tay phải sẽ ăn nói lưu loát hơn những người thuận tay trái. Các hoạt động của tay phải sẽ tác động đến bán cầu não trái – còn gọi là “bán cầu ưu thế ngôn ngữ”. Do đó, để con bạn có kỹ năng nói tốt hãy tập cho trẻ chơi và sử dụng tay phải nhiều hơn.


Mặt khác, trẻ sẽ không thể phát triển ổn định khả năng nói khi sức khỏe kém. Bạn cần cho trẻ vận động nhiều hơn. Chú ý những trò chơi kéo dài hơi thở (như chơi u) và tăng cường vận động đồng đều cả 2 tay 2 chân.


7. Hãy nói chuyện nhiều hơn


Có thể bạn đã từng nghĩ rằng trẻ sơ sinh không hiểu những gì bạn đã nói. Những công trình khoa học mới nhất đã bác bỏ điều ấy. Thật ra bé đã có thể cảm nhận được những cử chỉ yêu thương và những lời trìu mến của bạn ngay từ khi còn trong bào thai. Hãy trò chuyện với bé nhiều hơn nữa, cho dù chúng chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của những từ ấy. Đây chính là quá trình trẻ tích lũy vốn từ của mình.


Với trẻ lên 3 tuổi, hãy trò chuyện với con về các chương trình TV hay về bất kỳ phim nào mà nó từng xem. Theo đó, trẻ có thể kể lại cho bạn nghe về cảnh trí hay nhân vật trong phim. Hãy giúp trẻ tưởng tượng và hành động nếu chúng đóng vai các nhân vật đó. Phim có gợi cho trẻ nhớ về một câu chuyện nó đã từng đọc hay nghe trước đây không?


8. Một số bài tập tăng cường khả năng diễn đạt của trẻ


Bạn có thể giúp trẻ nói chuyện lưu loát hơn khi áp dụng các “bài tập” từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, với yêu cầu phải chỉnh sửa kịp thời các lỗi dùng từ hoặc phong cách không hợp lý. Hãy cùng trẻ chơi trò “Tự giới thiệu mình, nhóm bạn hoặc gia đình mình”. Hãy biến các ngôn từ giao tiếp hàng ngày (cảm ơn, xin lỗi, chào, chúc…) thành phản xạ nói tự nhiên của trẻ. Cũng nên bảo trẻ kể lại tóm tắt một sự kiện, bộ phim hoặc câu chuyện đã xem và bài học qua các câu chuyện ấy… Hãy giúp trẻ thể hiện khả năng nói của mình với số lượng cử tọa đông dần. Cũng đôi khi bạn nên để trẻ đứng trên bục cao khi hát hoặc “bi bô” để cả nhà cùng thưởng thức. Một số trẻ tỏ ra rất thích khi xem lại những đoạn video clip mà mình làm “nghệ sĩ” chính!


Bạn hãy lưu tâm thực hiện tất cả những vấn đề nêu trên, sự “bùng phát vốn từ” của mỗi bé có thể diễn ra nhanh hoặc chậm, có khi chỉ sau một đêm, nhưng cũng có khi “nhích từng bước một”. Bạn chỉ thực sự cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ hoặc chuyên gia, khi trẻ chuẩn bị vào lớp 1 mà vẫn chưa hình thành và ổn định khả năng diễn đạt ngôn ngữ của mình.


Tham khảm thêm những kinh nhiệm giúp bé phát triển trí tuệ một cách hoàn chỉnh nhất.