Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Mang thai 3 tháng cuối là giai đoạn khá ổn định của thai kỳ. Cả nhà đã có thể bắt đầu chuẩn bị đồ sơ sinh để đón bé chào đời. Sự phát triển thai nhi giai đoạn này cũng rất nhanh nữa đấy, mẹ cũng cần chuẩn bị kiến thức về dấu hiệu chuẩn bị sinh. Vậy trong giai đoạn này mẹ cần làm gì? Cùng điểm qua check list những việc mẹ cần làm nhé.

Tuần thứ 29
Hãy mở tiệc chào mừng sự xuất hiện của một thiên thần nhỏ đáng yêu nào.
Hãy dành thời gian thiết kế thiệp báo tin đón thành viên mới của gia đình vì đến lúc sinh con, có thể bạn sẽ chẳng còn thời gian để làm công việc đáng yêu này.
Hãy nhờ chồng kiểm tra các loại nội thất trong phòng bé có được sơn bằng sơn gốc chì không để loại bỏ chúng hoặc ít nhất là loại bỏ lớp sơn.
Bắt đầu sang giai đoạn mang thai tháng thứ 7, hãy ăn nhiều chất xơ để phòng ngừa táo bón và bệnh trĩ.

Tuần thứ 30
Hãy cùng chồng đi sắm đồ sơ sinh cho bé các loại thiết bị dùng cho bé như xe đẩy, ghế trẻ em trên xe hơi nếu bạn còn thiếu những món này.
Đếm số lần thai máy.
Chuẩn bị gói ghém hành lý đi sinh, và cũng nên chuẩn bị một túi đồ dự phòng cho ông bố trẻ nữa.
Tìm hiểu về các dấu hiệu sinh non.
Tập các bài tập được thiết kế riêng để giúp cơ thể bạn chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở.

Tuần thứ 31
Hãy ăn những loại thực phẩm giàu chất sắt.
Nếu bạn có ý định thuê y tá chăm sóc trẻ sơ sinh trong những ngày đầu, hãy bắt đầu tìm “mối” đi nhé!
Lên kế hoạch nghỉ thai sản và thông báo cho những người liên quan ở công ty.
Chuẩn bị bộ dụng cụ sơ cấp cứu sơ sinh.

Tuần thứ 32
Lên kế hoạch chăm sóc hoặc gửi nhờ chăm sóc bé lớn (hoặc thú nuôi) khi bạn đi sinh.
Cắt tóc.
Dọn và bày biện phòng bé.
Bắt đầu lịch thăm khám thai hàng tuần cho đến lúc đi sinh.

Tuần thứ 33
Bắt đầu tìm đọc các tài liệu về chăm sóc trẻ sơ sinh.
Dọn chỗ cho em bé trên xe hơi gia đình (nếu có).
Lắp đặt ghế cho em bé trên xe.

Tuần thứ 34
Xem xét việc cập nhât thông tin về em bé trong các hồ sơ của bạn.
Làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B.
Mua vài thứ mà bạn sẽ cần cho những ngày đầu sau sinh.
Quyết định bác sĩ nhi mà bạn sẽ cho bé theo khám.

Tuần thứ 35
Mua một cuốn sách về năm đầu đời của trẻ.
Xem các đoạn phim và tài liệu về nuôi con bằng sữa mẹ.
Xem lại đồ đạc bạn chuẩn bị cho bé còn thiếu gì không để khi có dấu hiệu sắp sinh bạn có thể xách đi ngay.

Tuần thứ 36
Lên kế hoạch làm xét nghiệm đo sức khỏe thai nhi (non-stress test).
Trao đổi kế hoạch sinh con với bác sĩ bạn theo khám hoặc nơi đăng ký sinh.
Ngủ, ngủ ngắn và nghỉ ngơi nhiều hết mức có thể.
Gửi lời cảm ơn đến những người đã gửi quà mừng em bé cho bạn.

Nếu bạn đã có con trước, hãy chuẩn bị tâm lý “có em” cho bé.
Nếu nhà bạn không có người giúp nấu ăn, hãy bắt đầu chuẩn bị mà dự trữ thức ăn khi bạn đi sinh và trong 1-2 tuần đầu sau sinh.
Mua tã bỉm và các dụng cụ cho con bú.
Giặt sạch tất cả quần áo và chăn nệm của bé (dù là đồ mới).

Tuần thứ 38
Thắt chặt các chi tiêu không cần thiết.
Lập danh sách những người bạn muốn liên hệ, bao gồm số điện thoại và địa chỉ email .
Chốt lại tên cho bé thôi nào!

Tuần thứ 39
Thực hành và tập luyện các kỹ thuật thở và thả lỏng mà bạn đã học ở lớp tiền sản.
Thu xếp công việc ở công ty và luôn ghi chú những việc bạn đang làm để tiện bàn giao nếu phải đi sinh sớm hơn dự kiến.
Trao đổi với chồng xem liệu anh ấy có muốn có mặt trong phòng sinh với bạn không.

Tuần thứ 40
Hãy sẵn sàng cho sự kiện vỡ ối, hoặc ra máu.
Và cả những cơn gò nữa, bạn đã biết cách nhận biết cơn gò chuyển dạ và cơn co giả chưa?
Mua vài túi chườm lạnh ở hiệu thuốc để giảm đau vết cắt tầng sinh môn.

Tuần thứ 41
Hãy tận hưởng cảm giác từ những cú máy đạp cuối cùng của bé và cảm giác tuyệt vời khi con còn đang trong bụng bạn.
Tập động tác ngồi xổm để giúp cơ thể bạn chuẩn bị cho việc sinh nở.
Sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

Tuần thứ 42
Hãy thử một số mẹo giục sinh (hoặc ít nhất là bạn cũng nên ghi nhớ chúng) – như ăn đồ cay, quan hệ tình dục, đi bộ hoặc kích thích núm vú.
Làm thử nghiệm đo sức khỏe thai nhi lần nữa, hoặc thử nghiệm tạo cơn co.
Đến bệnh viện và tiến hành đẻ chỉ huy.

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Nếu bé thỉnh thoảng cắn móng tay ở mức độ vừa phải (không làm tổn thương tay) và một cách vô thức (ví dụ trong khi xem tivi), hoặc nếu bé có xu hướng cắn móng tay trong tình huống cụ thể (chẳng hạn như các buổi biểu diễn hoặc các cuộc thi), thì đó chỉ là cách trẻ đối phó với những căng thẳng nhỏ và bạn không có gì phải lo lắng.Nhưng nếu việc cắn móng tay kéo dài quá lâu hoặc đơn giản là bạn muốn con bỏ thói quen này càng sớm càng tốt, thì nên kiên trì thực hiện một số cách sau.

1.Giúp bé giải quyết các mối lo âu

Trừ khi con bạn thực sự muốn ngừng cắn móng tay, nếu không bạn sẽ không thể ép 1 đứa trẻ từ bỏ thói quen của mình bằng sự la mắng, cằn nhằn và trừng phạt. Thay vào đó, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân sâu xa những căng thẳng mà con bạn phải đối mặt. Hãy luôn khuyến khích con trò chuyện với bố mẹ về những gì khiến chúng khó chịu, căng thẳng.

2.Giữ vệ sinh cho bé

Bạn nên thường xuyên chú ý cắt tỉa móng tay bé gọn gàng, nhắc nhở bé rửa tay thường xuyên, và cố gắng giữ cho bé tập trung chú ý vào những việc khác, giúp bé tạm quên việc giải quyết nỗi lo lắng bằng hành động cắn móng tay.

3. Giúp bé dừng cắn móng tay

Đầu tiên hãy trấn an bé rằng bạn vẫn yêu bé dù móng tay bé có trông như thế nào đi nữa và sau đó tìm giải pháp khắc phục thói quen cắn móng tay của bé bằng những cách cụ thể như:

– Thỏa thuận với bé về cách nhắc nhở bí mật khi bé vô tình cắn móng tay như một cái chạm nhẹ vào cánh tay hoặc một từ bí mật nào đó.

– Có thể áp dụng cách dán miếng băng dính đáng yêu trên ngón tay hoặc sơn móng tay như một dấu hiệu nhắc nhở bé.

– Nếu bé đã đủ lớn, hãy dạy bé cách sử dụng dũa móng tay và để chúng ở trên bàn cạnh giường hoặc ở một vị trí thuận tiện trong phòng tắm cho bé dễ dàng sử dụng.

– Khuyến khích bé chạy nhảy, vui chơi ngoài trời thay vì ở lì trong nhà và cảm thấy căng thẳng. Đối với một số trẻ, học chơi một nhạc cụ có thể rất hữu ích giúp bé từ bỏ việc cắn móng tay.

– Cuối cùng, hãy nhắc nhở trẻ và cả chính bạn rằng những thói quen xấu rất khó từ bỏ. Tuy nhiên, sự kiên nhẫn của cả cha mẹ và con cái sẽ mang đến một kết quả tốt.

Có những điều rất nhỏ bé nhưng lại dễ bị bố mẹ bỏ qua khi nuôi dạy con, trong khi những bài học đó lại mang đến cho trẻ rất nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống, ảnh hưởng tới sự phát triển kỹ năng của bé.

1. Gọi số khẩn cấp

Biết gọi các số khẩn cấp trên điện thoại di động là một ý tưởng rất hay để dạy con của bạn. Bé nhà bạn nên biết các số quan trọng để gọi trong trường hợp khẩn cấp – và cách làm thế nào để làm điều đó từ một điện thoại cố định, hoặc thậm chí, từ một bốt điện thoại công cộng.

2. Nguyên tắc vàng

Bạn nên dạy con nhớ quy tắc vàng: đó là hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với mình. Đó cũng là một bài học đạo đức cơ bản mà bạn cần dạy cho con từ sớm.

3. Số điện thoại và địa chỉ nhà

Đừng quên dạy cho trẻ các số điện thoại của mẹ hoặc bố (hoặc cả hai) – cũng như địa chỉ nhà của mình – để có thể liên lạc được khi cần thiết, ví dụ như khi trẻ đi lạc.

4. Làm thế nào để buộc dây giày

Các đôi giày ngày nay có dây giày được thiết kế khá dễ dàng và dễ thương hơn so với ngày xưa. Vì vậy, đừng ngại dạy trẻ cách cột dây giày từ khi còn bé nhé, vì kỹ năng này không chỉ quan trọng cho việc con tự chăm sóc mình, mà còn giúp tăng cường kỹ năng vận động và phối hợp của trẻ.

5. Những điều tốt đẹp sẽ đến với ai biết chờ đợi

Những điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Kiên nhẫn là điều các con nên được học hỏi – và nó đặc biệt quan trọng trong việc giảng dạy về tiết kiệm tiền bạc.

6. Cách viết lời chúc bằng tay

Thư điện tử, tin nhắn di động, và các cuộc gọi điện thoại đều là những cách tốt đẹp để nói lời cảm ơn hay xin chào, nhưng không có gì gây ấn tượng mạnh hơn một lời chúc viết tay. Dạy con viết thư bằng tay đồng nghĩa với việc bạn sẽ cung cấp cho con một kỹ năng sống quan trọng.

7. Cách cư xử đúng mực

Làm ơn và xin cảm ơn luôn là một phần quan trọng đầu tiên trong cách nói năng các con. Tuy vậy các cách cư xử đúng phép khác cũng không vì thế mà coi nhẹ, như giữ cửa cho người khác và nói xin lỗi khi làm phiền ai đó cũng là những điều cơ bản cần dạy trẻ.

8. Lịch sự khi gọi điện

Trả lời điện thoại theo cách: “Có chuyện gì,” “Hả” hoặc thậm chí “Sao” không phải các cư xử phải phép khi bé lớn lên. Điện thoại đang đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa của chúng ta, và việc dạy bảo trẻ em ngày nay nói chuyện điện thoại một cách lịch sự và đúng cách là điều mỗi ông bố bà mẹ phải làm.

9. Ánh mắt giao tiếp

Trẻ em, đặc biệt là những người nhút nhát, thường không hay giao tiếp bằng mắt. Dạy con trẻ nhìn những người khác qua ánh mắt khi đang trò chuyện sẽ là một chặng đường dài trong việc giúp con có thể giao tiếp được. Để làm được điều này buộc các bé phải ngừng và đặt ngay các thiết bị điện tử hoặc điện thoại xuống.

10. Hãy nói "không"

Trẻ cần biết cách nói "không" nếu các bé thấy khó chịu trong một tình huống nào đó. Đặc biệt khi các bé lớn lên và dành nhiều thời gian bên ngoài nhà bạn, các bé cần phải được thoải mái thiết lập ranh giới của riêng mình với những người khác.

11. Niềm vui sách báo

Đọc sách báo trên một thiết bị điện tử thông minh thật tuyệt vời, nhưng trẻ em ngày nay đang bỏ lỡ dần những niềm vui được cầm và xem một cuốn sách hay bằng giấy là như thế nào. Vì thế bằng mọi cách, bạn hãy duy trì việc cho con đọc sách và tìm hiểu sách báo thực sự hơn là một thiết bị điện tử.

12. Cách đi xe đạp

Bạn có thể mất một thời gian khó khăn để kéo các bé ra khỏi trò chơi điện tử của chúng, nhưng việc này rất đáng để làm. Đi xe đạp là một trong những kỹ năng mà mỗi đứa trẻ cần phải học hỏi. Thế nên, thật tốt khi bạn trang bị cho bé kỹ năng căn bản cần thiết này khi bé lớn khôn.

Sử dụng những hình phạt

Bất chấp những nỗ lực của bạn, bọn trẻ vẫn phá vỡ những quy tắc thì bạn cần sử dụng đến những hình phạt như sau:

1. Hình phạt xuất phát từ hành vi xấu: Hãy để con bạn thấy những hậu quả từ những hành động của mình. Ví dụ như khi con ném và đập vỡ một món đồ chơi, bé sẽ không có đồ chơi để chơi nữa hoặc nếu con không nhặt lại đồ chơi thì bé sẽ không được chơi trong vòng một ngày.

2. Từ chối đặc quyền: Nếu con bạn không cư xử tốt, bạn có thể phản đối bằng cách lấy một món đồ có giá trị với bé ví dụ như món đồ chơi yêu thích hoặc cái gì đó liên quan đến hành vi không đúng của trẻ. Đừng lấy những thứ cần thiết hàng ngày của bé ví dụ như cấm trẻ ăn.

3. Cho trẻ có khoảng thời gian suy nghĩ: Khi con bạn cáu giận vô cớ, hãy đưa ra những lời cảnh báo. Nếu bé vẫn tiếp diễn, hãy tỏ thái độ nghiêm khắc và yêu cầu con ngồi im một phút để suy nghĩ về hành động của mình. Nếu vẫn thất bại, hãy tăng thời gian suy nghĩ lên nhiều phút và nhấn mạnh con phải ở một mình trong phòng. Hãy giải thích rõ những hành vi nào là xấu và hành vi nào là tốt để bé làm theo.

Dù bạn chọn hình phạt nào thì hãy đảm bảo chúng phù hợp với con. Ngoài ra, bạn cũng phải chắc chắn rằng rất cả những người lớn khác cũng giúp trẻ tuân theo những nguyên tắc đó nếu không trẻ sẽ có ý định "kiểm tra" độ nghiêm túc của bạn. Hơn nữa, bạn cũng phải phân biệt giữa việc phê phán hành vi của con với chê trách bản thân con.

Thay vì nói "Con là một đứa trẻ hư" hãy nói "Việc con vừa làm là không tốt đâu nhé". Bạn không nên dùng những hình phạt làm tổn thương hay xúc phạm con. Việc đánh đòn hay la mắng con sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Làm một tấm gương tốt

Con trẻ thường bắt chước những hành động của người lớn. Cách tốt nhất để giúp các bé cư xử tốt chính là bạn hãy trở thành một tấm gương để các con học theo.

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Trẻ ở độ tuổi tập đi rất hay giận dỗi và thích ăn vạ vì các bé rất muốn thể hiện sự tự lập nhưng lại không thể diễn tả cho người lớn hiểu được dẫn đến cáu giận. Bố mẹ cần khéo léo xử lý để khuyến khích sự lắng nghe và hợp tác của con.

Hãy cho trẻ thấy tình yêu của bạn càng nhiều càng tốt

Thể hiện sự quan tâm là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc giáo dục trẻ ở độ tuổi tập đi. Ôm, hôn và trêu đùa sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu từ bố mẹ. Thường xuyên khen ngợi sẽ động viên con tuân thủ kỷ luật.

Chấp nhận cá tính riêng của con

Khi con lớn, chúng sẽ thích thể hiện tính cách bản thân. Hãy tôn trọng sự phát triển cá nhân của trẻ và đừng hi vọng chúng giống bạn. Bạn không nên gán bất kỳ tính cách nào cho con, thay vào đó, hãy nuôi dưỡng nhân cách và giúp bé cảm thấy tự tin hơn.

Bạn có thể xây dựng sự mạnh mẽ của con khi động viên bé chơi với những đồ chơi mang tính thử thách. Khi con đã mạnh dạn hơn thì bé thường kiên trì hơn.

Giảm thiểu các quy định

Thay vì áp đặt quá nhiều quy tắc ngay từ khi con còn nhỏ, điều sẽ đem lại hệ quả không tốt, hãy ưu tiên những quy định bảo vệ an toàn của bé trước sau đó đưa thêm những yêu cầu về tuân thủ thời gian.

Ngăn chặn cơn giận dữ của trẻ

Thái độ giận dữ của con là rất bình thường nhưng bạn cũng phải chú ý để chúng không vượt quá giới hạn. Bạn có thể giảm tần suất cũng như mức độ sự bực bội của con bằng một vài cách sau đây:

1. Biết được "điểm giới hạn" của con: Bé có thể làm việc chưa được tốt vì không hiểu hoặc không thể thực hiện được việc mà bạn yêu cầu. Do đó, bạn không nên giao các việc quá sức của con.

2. Giải thích cách thực hiện: Thay vì nói "Đừng đánh nhau nữa" bạn hãy đưa ra những gợi ý để giúp mọi việc diễn ra suôn sẻ hơn chẳng hạn như: "Tại sao hai con không thay phiên nhau cùng chơi?"

3. Kiên nhẫn: Đừng phản ứng thái quá với trẻ khi chúng nói "Không". Hãy bình tĩnh và nhắc lại yêu cầu của bạn.

4. Chỉ nói "Không" khi thực sự cần thiết.

5. Đưa ra những lựa chọn cho trẻ: Bằng cách này, bạn có thể khuyến khích khả năng độc lập của con bằng cách để bé tự chọn quần áo hoặc chọn truyện để đọc.

6. Tránh những tình huống có thể khiến trẻ bị thất vọng hoặc cáu giận. Ví dụ như không nên cho con chơi các trò chơi quá khó. Bạn cũng nên tránh những chuyến đi quá dài mà con phải ngồi im một chỗ hoặc không có gì để chơi vì trẻ có xu hướng cáu giận khi mệt, nhàm chán, đói, ốm hoặc đến một nơi không quen thuộc.

7. Gây trò: Khi con có dấu hiệu cáu giận, bạn hãy đánh lạc hướng của bé thông qua những trò chơi dạy trẻ cách cư xử. Các bé có xu hướng làm những gì bạn muốn nếu bạn biết cách tạo cảm hứng cho chúng.

8. Lên lịch trình rõ ràng: Hãy tạo những thời gian biểu hàng ngày cho trẻ. Điều này giúp con biết trước những việc phải làm.

9. Động viên những hành vi tốt: Bạn hãy nhắc nhở trẻ về việc dùng ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc. Nếu trẻ vẫn chưa nói được, hãy dạy con những cách khác nếu không bé sẽ rất dễ bị thất vọng khi người lớn không hiểu chúng.

Nếu trẻ vẫn tức giận, hãy cố gắng giữ bình tĩnh để tìm biện pháp giải quyết. Mọi việc vẫn chưa nghiêm trọng khi con tỏ vẻ mè nheo, ăn vạ bằng việc khóc nhưng nếu trẻ đấm đá hoặc la hét thì bạn cần can thiệp ngay. Hãy ôm chặt con để chúng có một khoảng thời gian để "hạ nhiệt".

Ngoài những thực đơn cho bé bổ dưỡng thì những món ăn dưới đây còn giúp bé tẩy giun hiệu quả. Các mẹ tham khảo để làm cho bé nhà mình nhé!

Trẻ em thường hiếu động hay bò chơi lê la trên sàn nhà rồi lại mút tay, có khi trẻ đánh rơi thức ăn xuống đất rồi lại nhặt lên ăn, vì thế trẻ rất dễ bị nhiễm các loại giun như giun đũa, giun tóc, giun kim. Khi nhiễm giun, trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, khiến các bé sẽ chậm lớn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém vì thế dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khác.

Chính vì vậy các mẹ nên tẩy giun định kỳ cho trẻ để đảm bảo sức khỏe cho các trẻ. Theo các bác sỹ, trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên thì có thể bắt đầu tẩy giun và nên tẩy giun cho trẻ định kỳ 6 tháng một lần.

1. Đu đủ

Nhắc đến các bài thuốc trị giun hiệu quả cho trẻ nhỏ, các mẹ không thể bỏ quên đu đủ. Đu đủ là loại quả rất bổ dưỡng, xuất hiện nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới. Với một nguồn dồi dào các chất chống oxy hóa và các vitamin, khoáng chất khác nhau, đu đủ có tác dụng tích cự đối với sức khỏe của trẻ.

Trong điều trị giun kim, mẹ có thể cho bé ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày. Nhựa cây đu đủ mới có tác dụng mạnh đối với sán. Nhựa đu đủ có nhiều thành phần, trong đó có men papain, được điều chế làm thuốc trị giun. Chúng có tác dụng với giun đũa, giun kim, sán lợn nhưng không tác dụng với giun móc. Lưu ý, người mắc bệnh loét dạ dày và trẻ em không nên dùng loại thuốc trên để tránh gặp nguy hiểm.

Ngoài ra, đu đủ chứa các enzyme tự nhiên với thành phần chính là papain hỗ trợ tiêu hóa protein, hữu ích trị chứng ợ nóng, táo bón, cảm giác ăn không ngon miệng, tiêu chảy, ngăn ngừa loét dạ dày, giảm đau và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, vết bầm tím… Mẹ giữ thói quen cho trẻ ăn đu đủ sau bữa ăn giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hiệu quả.

2. Tỏi

Tỏi cũng là một trong các bài thuốc dân gian giúp tẩy giun cho bé. Mẹ hãy lấy tỏi đã bóc võ, giã nát. Sau đó, cho tỏi vào nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 1/10, ngâm trong 1-2 giờ. Tiếp theo, lấy nước cốt ngâm tỏi qua gạc lọc. Cuối cùng, trộn đều nước cốt tỏi với lòng đỏ trứng gà.

Sử dụng dung dịch này thụt rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày liên tục từ 3-5 ngày để trị giun kim. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng tỏi giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào hậu môn để trị giun kim cho trẻ.

3. Cà rốt

Tinh dầu của cà rốt có thể giúp tẩy giun cho trẻ em rất tốt. Hàng ngày, nếu mẹ cho con ăn sống, uống nước ép hay ăn chín cũng có thể giúp cho trẻ tránh nguy cơ mắc giun sán. Đối với người lớn, cà rốt được sử dụng trong các món ăn chay rất phù hợp, dùng 300g cà rốt xay nhuyễn, trộn đều với sữa chua sẽ giúp tẩy giun sán và làm sạch ruột. Ngoài ra, loại quả này cũng trị bệnh viêm đường tiêu hóa và tiêu chảy.

4. Hạt bí ngô

Sử dụng hạt bí ngô cũng là một trong các cách tẩy giun cho trẻ rất hiệu quả mà các mẹ có thể tin tưởng. Hạt bí ngô có chứa các a-xít amin, a-xít béo không bão hòa, carbohydrate và nhiều vitamin B, C, D, E, K cùng những khoáng chất can-xi, ka-li, phốt pho. Hạt bí ngô giúp điều trị ký sinh trùng như giun, sán rất hiệu quả. Các tài liệu cho thấy, khi trẻ bị giun, mẹ nên cho con dùng hạt bí ngô khi đói bụng để có thể tẩy được giun, sán.

– Tẩy giun đũa: hạt bí rang lên ăn vào sáng sớm và lúc đói. Trẻ em mỗi lần ăn từ 30-50g, người lớn từ 60g.

– Tẩy giun móc: dùng khoảng 120g hạt bí và hạt cau nghiền thành bột, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng, chiều lúc đói, uống liền trong 3-4 ngày.

– Tẩy giun kim: dùng khoảng 30-50g hạt bí giã nát. Ngày uống 2 lần với nhiều nước, liên tục trong 7 ngày, lúc đói.

– Tẩy giun sán: dùng hạt bí bóc vỏ, nghiền nát, thêm nước và trộn với mật hoặc đường khi uống. Người lớn dùng 100g, trẻ em 3-4 tuổi dùng 30g, trẻ 5-7 tuổi dùng 50g, 7-10 tuổi dùng 75g. Uống vào sáng sớm, lúc đói.

5. Trâm bầu

Theo y học cổ truyền, cây trâm bầu được xem là bài thuốc chữa giun đũa. Trâm bầu có tác dụng tẩy giun đạt 70% so với dùng thuốc nhưng lại an toàn, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé. Mẹ có thể lấy một ít hạt trâm bầu nghiền mịn trộn với lá mơ tam thể, hấp chín tới. Mẹ nên cho bé ăn lúc còn nóng vào buổi sáng sớm khi đói. Cho bé mỗi ngày ăn 1 lần trong 3-5 ngày liên tục.

6. Rau sam

Rau sam là món ngon không quá xa lạ nhưng lại là "vị thuốc trị giun" cực kỳ hiệu quả cho bé. Khi bé có những dấu hiệu nhiễm giun, mẹ chỉ cần rửa sạch 50g rau sam tươi thêm một ít muối sau đó giã nát. Chắt lấy nước cho bé uống. Mẹ có thể pha thêm ít đường (không quá ngọt) cho bé dễ uống trong khoảng 3 – 5 ngày liền.

7. Cây sử quân tử

Cây sư tử quân có tên khoa học là Quisqualis indica L, trong dân gian còn gọi là cây quả giun, dây giun, quả nấc, có tác dụng tẩy được giun đũa. Khi trẻ bị giun đũa, mẹ hãy nghiền thành bột hạt quả sử quân, cho trẻ em uống từ 5-10 g. Đối với người lớn uống từ 10-20 g. Uống liên tục trong 3 ngày vào buổi sáng.

8. Hạt cau khô

Để điều trị giun sán cho trẻ, mẹ có thể dùng hạt của quả cau phơi khô kết hợp với hạt bí ngô. Do hạt cau có độc nên người dùng cần tuân thủ khối lượng như sau: trẻ dưới 10 tuổi dùng 30g hạt cau, phụ nữ và đàn ông nhỏ người dùng 50-60g, người cao lớn uống 80g. Mẹ hãy lấy lượng hạt cau phù hợp, thêm 500ml nước đem đun, nhỏ một ít dung dịch gelatin 2,5% vào đến khi kết tủa để gạn lọc. Đun tiếp còn 150-200ml rồi uống.

9. Lá mơ lông

Nhắc đến các cách tẩy giun cho trẻ, các mẹ hãy thử dùng lá mơ lông xem sao. Nếu trẻ bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết.

10. Bồ công anh

Mặc dù vòng đời của bồ công anh kéo dài từ xuân sang thu, lá trở nên đắng hơn vào mùa thu. Tác dụng của bồ công anh là điều trị trì trệ, và rất hiệu quả khi kết hợp với bí đỏ để trục xuất giun sán đang bị say ra khỏi cơ thể.

Trẻ bị nhiễm giun sán rất nguy hiểm, các phụ huynh nên phòng ngừa cho trẻ bằng cách dạy bé rửa tay thường xuyên, cắt móng tay, ăn thức ăn nấu chín, đồng thời thường xuyên tẩy giun để trẻ có thể hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể phát triển kỹ năng và sức khỏe.

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Dù có nhiều bà mẹ hiện đại phản đối chuyện đề cao chiều cao cân nặng của trẻ, nhưng quả thật, khi đã làm mẹ thì không ai tránh khỏi sốt ruột khi thấy con mình chưa đạt chuẩn, thậm chí không ít bà mẹ chịu áp lực từ chính người thân trong gia đình. Mẹ hãy thử những cách dưới đây để cải thiện chiều cao của con từ sớm!

be-tap-di-2

1. Cho con tắm nắng:

Từ khi bé được 1 tuần tuổi, các bác sĩ đã khuyến khích các mẹ cho bé đi tắm nắng tối thiểu 15 phút mỗi ngày (trước 8 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều). Phần da tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều, cơ thể bé càng nhận được nhiều vitamin D, tăng khả năng hấp thụ canxi và vận chuyển canxi, tiền đề cho sự cứng cáp, cao lớn của bé sau này.

2. Bổ sung vitamin:

Với những bé ít có cơ hội tiếp xúc với ánh nắng, do sống ở vùng mùa đông lạnh kéo dài, thì mẹ nên bổ sung vitamin D và canxi cho bé với liều lượng cụ thể do bác sĩ chỉ định. Tốt nhất, nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trong trường hợp này.

3. Ăn đủ chất:

Ăn đủ ba bữa mỗi ngày với các thực đơn cho bé đa dạng, giàu Vitamin D cũng giúp bé cao lớn. Ví dụ, mẹ hãy bổ sung vào thực đơn của bé các món trứng, thịt bò, thịt gà, hải sản (tôm, cua, cá, ốc, nghêu…), trái cây, rau xanh…

4. Ngủ đủ giấc:

Trẻ nhỏ cần ngủ đủ giấc để phát triển trí não và cơ thể. Trẻ dưới 1 tháng tuổi cần 20 tiếng mỗi ngày để ngủ, sau đó thời gian này giảm xuống còn 16 giờ, và đến khi 1 tuổi bé cần ngủ 12 giờ mỗi ngày. Mẹ nhớ cho con ngủ sớm, dậy sớm và có cả giấc ngủ trưa nữa nhé.

5. Dẫn con ra ngoài:

Ra ngoài hít thở bầu không khí trong lành và vận động góp phần tăng cường sự sản sinh các hoóc-mon tăng trưởng trong cơ thể bé, giúp con được phát triển chiều cao tối đa. Có nhiều môn thể thao phù hợp với từng lứa tuổi giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường chiều cao của trẻ như: đi bộ, đá banh, xúc cát, bơi lội, đạp xe đạp…

6. Uống sữa hàng ngày:

Với những bé còn đang bú mẹ, mẹ nên bổ sung thêm canxi để đảm bảo sức khỏe mẹ và con. Khi bé tròn tuổi, mẹ có thể bổ sung cho bé các nguồn sữa khác phù hợp với bé. Sữa dê và sữa bò là nguồn cung cấp Vitamin D và canxi tốt cho xương. Sữa dê cung cấp 31% hàm lượng Vitamin D cần thiết cho cơ thể mỗi ngày còn sữa bò cung cấp khoảng 50%. Mẹ nên chọn sữa hữu cơ hoặc ít béo sẽ tốt cho bé hơn.

Nếu mẹ đã làm tất cả những điều trên nhưng vẫn không cải thiện chiều cao của bé, thì cũng không nên quá buồn. Mẹ vẫn có thể tự hào về sự nhanh nhạy, khả năng ngôn ngữ, tính nết và biểu cảm và vô vàn điều đáng yêu mà bé mang lại!