Hiển thị các bài đăng có nhãn cham soc be. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cham soc be. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Sự phát triển của trẻ sơ sinh


Một trong những dấu hiệu chứng tỏ bé khỏe mạnh là sự tăng trưởng đều đặn. Chiều cao và cân nặng của bé là những chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe.Vì thế, việc bị ốm vặt liên miên, hoặc ăn uống không được có thể là những dấu hiệu của việc phát triển không tốt.


Chúng ta cần biết rằng theo thời gian, biểu đồ tăng trưởng của bé có xu hướng chậm dần, do đó tăng cân liên tục là điều không nhất thiết tuần nào cũng phải diễn ra. Tuy nhiên, chiều cao và cân nặng của bé vẫn được cập nhật mỗi lần khám sức khỏe hàng tháng tại trung tâm y tế địa phương.



Trung bình, em bé đủ ngày đủ tháng khi sinh ra thường nặng khoảng 3kg rưỡi. Trong đó, có khoảng 95% bé nằm ở mức dao động từ  khoảng 2kg rưỡi đến đến 4kg. Những em bé khác xê xích cân nặng theo hướng nhẹ hay nặng cân hơn mức trung bình này một chút cũng là dấu hiệu bình thường.


Trẻ em thường sụt kí trong những ngày đầu sau khi sinh. Nếu bé sụt khoảng 10% so với số cân ban đầu, bạn đừng lo lắng, vì đây là hiện thượng bình thường ở trẻ sơ sinh. Việc sụt cân này không phải do bé ốm hay yếu, mà là do bé loại bỏ những chất thải, nước tiểu trong ruột của bé ra ngoài.Thông thường, trong khoảng 10 ngày sau khi sinh, bé sẽ tăng cân trở lại, nhưng cũng sẽ có rất nhiều bé kháccần một khoảng thời gian dài hơn để lấy lại số cân nặng cũ.


Một điều khác bạn nên lưu ý là trẻ em thường tăng cân không ổn định. Nhất là đối với những bé bú sữa mẹ. bé có thể tăng 150-200g những tuần đầu. Sau bé 3 tháng tuổi, bé tăng cân chậm đi, và sẽ tiếp tục chậm hơn khi bé được 6 tháng. Tuy nhiên cũng có nhưng khoảng thời gian con bạn sẽ tăng cân nhanh rất nhiều so với bình thường.


Trẻ sơ sinh: những vấn đề về tăng trưởng


Những tuần và tháng đầu chúng ta thường xuyên để ý tới cân nặng của trẻ. Điều đó rất dễ hiểu. Chậm tăng cân là dấu hiệu của việc bé ăn uống hoặc hấp thu không tốt. Nếu bạn nghĩ rằng con bạn phát triển không tốt thì nên:


Kiểm tra lại thực đơn cho bé. Cho trẻ bú cần đúng vị trí, bảo đảm trẻ bú được hiệu quả. Có nghĩa là nếu bạn có nhiều sữa hơn thì bé sẽ bú được nhiều hơn. Trẻ bú bình có thể phát triển tốt hơn nếu chúng được bú ít hơn mỗi lần nhưng nhiều lần hơn mỗi ngày.


Hỏi bác sĩ về những biểu hiện có liên quan đến sự phát triển kỹ năng của con trẻ và có những điều chỉnh phù hợp. Một đứa trẻ ngủ nhiều và không thích ăn thì cần được đánh thức và dỗ cho ăn.


Nhờ đến sự chuẩn đoán của bác sĩ nếu bé không tăng cân ổn định. Xem bé có triệu chứng gì cần lưu ý hay cần một chế độ chăm sóc bé và dinh dưỡng đặc biệt không.


Nên biết chính xác cân nặng của bé theo từng cột mốc thời gian. Tốt nhất hãy cân bé bằng cân điện tử và thường xuyên kiểm tra. Nếu có thể, hãy sắm một chiếc cân điện tử riêng để dùng cho bé


Sự tăng trưởng của bé


Sau khi bé tròn ba tháng, tỉ lệ tăng trưởng sẽ giảm dần. Tương tự, khi bé tròn sáu tháng tuổi và bắt đầu ăn thức ăn đặc, bé sẽ tăng trưởng chậm hơn trước đây.


Thức ăn đầu tiên khi trẻ ăn dặm có thể sẽ ít calories hơn sữa mẹ hoặc sữa bột. Cả rốt hay rau củ hầm nhừ tán nhuyễn sẽ hợp với bé. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những loại thức ăndặm và bé sẽ không thể ăn được nhiều bằng bú sữa mẹ hay bú bình.


Vì thế nếu bạn lo cho cân nặng của bé, bạn có thể giảm bớt những thức ănđặc và tăng lượng sữa bằng cách cho bé bú mẹ hoặc bú bình nhiều hơn.


Hãy nói chuyện với chuyên gia sức khỏe để được tư vấn rằng bạn nên làm gì thích hợp cho việc ăn uống của bé.


Sự tăng trưởng của bé từ 1-3 tuổi


Trẻ trong khoảng 1-3 tuổi có thể ăn uống nhiều loại thức ăn đa dạng hơn. Thường bé sẽ tăng trưởng chậm dần ở năm thứ hai và đôi khi có thể bé sẽ hơi gầy hoặc sụt kí. Vậy để làm sao bạn biết khi nào cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ? Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn biết được điều đó.


Đưa bé đến bác sĩ hay trung tâm y tế hàng tháng để kiểm tra chiều cao và cân nặng chính xác của bé, so sánh với thông số của những tháng trước để biết sự tăng trưởng của bé có đều hay thất thường không. Bạn nên ghi lại cân nặng của bé qua các tháng trong một cuốn sổ sức khỏe để tiện theo dõi.


Nếu bác sĩ cho rằng có vấn đề đáng quan tâm, bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu như:


Về vấn đề dinh dưỡng của bé. Bé ăn có tốt không, thức ăn có đầy đủ và phong phú không?


Bé có bị bệnh gần đây không? Sự phát triển của bé sẽ bị giảm trước, trong và sau thời gian bé bị ốm.


Yếu tố di truyền, thường tạng người trong gia đình bạn thế nào thì bé sẽ có xu hướng phát triển giống như vậy.


Nếu có vấn đề gì, bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa và có thể chuyển sang cho bác sĩ nhi khoa để bé có thể được kiểm tra xét nghiệm chi tiết hơn.


Những câu hỏi thường gặp


Hỏi: Tôi đươc nghe nói rằng con tôi nên uống ít sữa hơn để phát triển tốt hơn. Thông thường bé uống 3 bình sữa mỗi ngày.


Trả lời: Sữa là thức ăn bổ dưỡng và cần thiết cho trẻ tuy nhiên nếu uống quá nhiều trẻ sẽ không thể ăn các thức ăn khác. Nên giảm bớt lượng sữa uống mỗi ngày và tăng thêm các thức ăn dặm khác đặc biệt là những món có nhiều calorie như cháo, mì, cơm và khoai tây thì sẽ tốt hơn. Uống quá nhiều sữa cũng có thể khiến con bạn thiếu nhiều chất khác, như sắt hay các khoáng chất khác. Đặc biệt lưu ý, thành phần trong sữa chứa lactose, bé bị dị ứng đường lactose thường uống sữa bị đau bụng, tiêu chảy, vì vậy mẹ cần lưu ý để phòng tránh cho bé. Để biết thêm thông tin xin xem những thức ăn thích hợp cho con bạn mục Cho bé ăn trong trang của chúng tôi. Để biết thêm thông tin ở Sự phát triển của bé và mục chăm sóc em bé.

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng nên bác sĩ khuyên các mẹ hãy cho con bú ngay từ khi lọt lòng. Sữa mẹ chứa 50% calo chất béo, 45% calo chất bột đường và 5% calo chất đạm (protein).



Vì sao nên cho trẻ bú sữa mẹ?


Phần lớn chất bột đường trong sữa mẹ là đường lactose, có tác dụng giúp cho trẻ hấp thụ canxi tốt nhất. Khi cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu trẻ sẽ được tăng cường kháng thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, hen suyễn, béo phì…


Nếu không dung nạp được lactose, bé thường uống sữa bị tiêu chảy, đau bụng, “xì hơi”, khoảng 30 phút đến 2 giờ đồng hồ sau khi bé “ti mẹ” (hoặc dùng sữa công thức, thậm chí là tiêu thụ những sản phẩm từ sữa như sữa chua, phômai – với nhóm bé đã đến tuổi ăn dặm). Bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ không nên cho bé uống sữa bò trước khi bé được khoảng 1 tuổi.


Vì sao nên cho trẻ bú sữa mẹ?


Sữa mẹ còn có vai trò giúp phát triển hệ miễn dịch tự nhiên của bé bằng cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp diệt trừ các vi khuẩn có hại từ đó đẩy lùi nguy cơ nhiễm khuẩn và bệnh tật… Đối với trẻ sinh thiếu tháng, được nuôi bằng sữa mẹ sẽ phát triển hơn những trẻ được nuôi bằng sữa ngoài.


Trẻ nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số thông minh cao hơn. Ngoài ra, việc cho con bú sữa mẹ thì người mẹ cũng được lợi nhiều như giảm cân nặng sau sinh, tử cung co lại nhanh và đúng kích thước, giảm chảy máu sau sinh. Bên cạnh đó còn trì hoãn thời điểm rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và có thể làm giảm nguy cơ loãng xương khi đến thời kỳ mãn kinh.

Một số triệu chứng mà trẻ khi uống sữa có thể gặp như sau:



Một số trẻ bị giảm lượng men lactase giúp tiêu hóa đường lactose có trong sữa nên bị buồn nôn, uống sữa bị đau bụng nhẹ, có khi ói và tiêu chảy nhẹ. Phản ứng này hết ngay khi thải hết sữa ra khỏi cơ thể.


Người châu Á và châu Phi hay bị tình trạng này khi lớn lên do tính di truyền, hình thành từ thói quen ít uống sữa từ nhiều thế hệ trước. Những trẻ ngưng uống sữa một thời gian dài dễ bị giảm men lactase trong đường tiêu hóa.


Biện pháp khắc phục là uống mỗi lần một lượng nhỏ sữa (<100-120ml/ lần với trẻ em), sau bữa ăn nhẹ, tăng dần mỗi ngày để kích thích ruột tạo ra men lactase. Đọc kỹ nhãn mác hàng hóa: Với cách này, bạn sẽ tránh được việc cho bé dùng những sản phẩm sữa có chứa nhiều lactose. Những sản phẩm có chứa sữa là bánh quy, ngũ cốc, bánh mỳ sữa, bơ…


Một số bé khác lại có cảm giác ậm ạch sau khi uống sữa, điều này xảy ra nếu uống nhiều sữa sau một bữa ăn quá no, có nhiều chất đạm và chất béo trước đó. Nếu bữa ăn đã đủ no và đủ chất, sữa nên uống cách ra sau 2- 3 giờ để không gây quá tải cho hệ tiêu hóa.


Một số trẻ có cảm giác buồn nôn do thấy vị sữa quá ngọt hoặc quá béo dù những bé khác thấy ngon, nhất là ở những trẻ suy dinh dưỡng và biếng ăn, do cảm nhận của mỗi cơ thể với mùi vị khác nhau.


Khi trẻ đang bị ốm hoặc không khỏe trong người cũng dễ bị buồn nôn, ói và khó tiêu hơn khi uống sữa.


Ngoài ra, một số thành phần của thuốc điều trị bệnh có thể làm tăng cảm giác khó chịu ở đường tiêu hóa như sắt (trong thuốc bổ, thuốc điều trị thiếu máu), kẽm (trong thuốc điều trị tiêu chảy, suy dinh dưỡng), canxi, magne (trong điều trị đổ mồ hôi, mất ngủ), một số kháng sinh. Lúc này uống sữa từng ít một chứ không nên uống một lần quá nhiều dễ gây ra tình trạng nôn mửa.


Để đảm bảo cho trẻ dung nạp tốt và hấp thu được những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, cần chọn những loại sữa có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, số lượng mỗi lần và số lần uống sữa phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ theo từng thời điểm.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

  1. Sữa càng đặc càng tốt?

Có người cho rằng, sữa càng đặc, cơ thể sẽ càng có nhiều dinh dưỡng, điều này không khoa học. Cái gọi là sữa quá đặc là chỉ trong sữa thêm nhiều bột nhưng ít nước, làm cho nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn tỉ lệ bình thường. Cũng có người lo sợ sữa tươi quá nhạt nên thêm sữa bột vào trong sữa.



Nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn, còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính. Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.


  1. Sữa thêm nhiều đường càng tốt?

Sữa không cho đường không dễ tiêu hóa, đây là “kiến thức chung” ai cũng biết. Thêm đường là để tăng thêm nhiệt lượng carbohydrates cung cấp, nhưng phải chú ý định lượng, thông thường mỗi 100ml sữa thêm 5-8g đường.


Trong sữa nên cho loại đường nào? Tốt nhất là đường mía, đường mía sau khi vào đường tiêu hóa bị tiêu hóa phân giải, biến thành glucose được cơ thể hấp thụ. Độ ngọt của glucose thấp, nhưng dùng nhiều sẽ dễ vượt quá phạm vi quy định.


Còn vấn đề nên cho đường vào lúc nào? Nếu cùng làm nóng đường và sữa, sẽ làm cho lysine trong sữa gây ra phản ứng với đường ở độ nhiệt cao (80℃-100℃), hình thành chất glycosyl lysine gây hại. Chất này không những không được cơ thể hấp thụ mà còn gây nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, nên đun sôi sữa xong để nguội đến nhiệt độ ấm (40℃-50℃) sau đó mới cho đường vào trong sữa hòa tan.


  1. Sữa có thêm Chocolate?

Có người cho rằng, mặc dù sữa thuộc loại thực phẩm có protein cao, chocolate lại là thực phẩm năng lượng, hai loại kết hợp lại nhất định có ích lớn cho sức khỏe. Thực tế lại không như vậy.


Sữa trong dịch thể thêm chocolate sẽ làm cho can-xi trong sữa và acid oxalic trong chocolate sản sinh ra phản ứng hóa học, hình thành “can-xi oxalic acid”. Thế là, chất can-xi vốn dĩ có giá trị dinh dưỡng lại biến thành một chất gây hại cho cơ thể, từ đó gây ra thiếu can-xi, đau bụng, trẻ em sinh trưởng chậm, tóc lông xơ cứng, dễ gãy xương và tăng tỉ lệ phát bệnh sỏi đường tiết niệu…


  1. Uống thuốc cùng với sữa, lợi 2 trong 1?

Có người cho rằng, đồ uống có dinh dưỡng uống cùng với thuốc chữa bệnh nhất định sẽ có ích, thực tế đây là sai lầm hoàn toàn. Sữa có đủ ảnh hưởng rõ rệt đối với tốc độ hấp thụ thuốc trong cơ thể, làm cho độ đậm đặc của thuốc trong huyết dịch thấp hơn so với người uống thuốc không uống sữa trong thời gian nhất định.


Uống thuốc cùng với sữa còn dễ làm cho thuốc hình thành màng bao phủ trên bề mặt, làm cho can-xi trong sữa và ion khoáng chất như kẽm… gây phản ứng hóa học với thuốc, hình thành chất hòa tan không phải nước, điều này không chỉ làm giảm thấp hiệu quả thuốc, còn có thể gây nguy hại cho cơ thể, vì vậy trong 1-2 tiếng trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.


  1. Dùng sữa chua cho trẻ em uống?

Sữa chua là một loại đồ uống mạnh khỏe có lợi cho tiêu hóa, có phụ huynh thường dùng sữa chua chăm cho trẻ uống. Tuy nhiên, vi khuẩn acid lactic trong sữa chua hình thành nên kháng sinh, mặc dù có thể khống chế rất nhiều vi khuẩn nguồn bệnh sinh trưởng, nhưng đồng thời cũng phá vỡ điều kiện sinh trưởng nhóm vi khuẩn bình thường có ích đối với cơ thể, còn ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thông thường, đặc biệt là trẻ em mắc chứng viêm dạ dày đường ruột và trẻ em sinh non. Nếu cho những trẻ đó uống sữa chua có thể sẽ gây ra nôn mửa và viêm ruột dạng hoại tử.


  1. Thêm nước cam hoặc nước chanh vào trong sữa để tăng hương vị?

Thêm nước cam hoặc nước chanh vào trong sữa xem ra là một biện pháp tốt, nhưng trên thực tế, nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein.


  1. Thêm sữa vào trong cháo?

Có người cho rằng, làm như thế có thể làm cho dinh dưỡng hỗ trợ lẫn nhau. Thực tế cách làm này rất không khoa học. Trong sữa hàm chứa vitamin A, còn cháo chủ yếu tinh bột là chính, trong đó hàm chứa Lipoxygenase sẽ phá hỏng vitamin A. Trẻ em nếu dung nạp không đủ vitamin A sẽ làm cho trẻ em phát triển chậm chạp, cơ thể yếu nhiều bệnh, vì vậy dù là để bổ sung dinh dưỡng thì cũng cần phân khai sử dụng hai loại này.


  1. Sữa cần phải nấu sôi?

Thông thường, nhiệt độ khử độc của sữa yêu cầu không cao, ở 70℃ sử dụng 3 phút, 60℃ sử dụng 6 phút là được. Nếu nấu sôi, nhiệt độ đạt đến 100℃, chất lactose trong sữa sẽ xuất hiện hiện tượng cháy, đường cháy có thể dẫn đến ung thư. Ngoài ra, can-xi trong sữa sau khi nấu sôi sẽ xuất hiện hiện tượng kết tủa phốt phát, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của sữa.


  1. Sữa đựng trong bình để dưới ánh nắng có thể tăng thêm vitamin D?

Có người xem quảng cáo biết rằng: bổ sung can-xi còn cần bổ sung vitamin D. Ánh mặt trời lại là nguồn vitamin D thiên nhiên dễ hấp thụ nhất, thế là tìm cách rót sữa vào trong bình để phơi dưới ánh nắng mặt trời. Thực tế làm như vậy vừa được vừa mất. Sữa có thể dành được một số vitamin D, nhưng lại mất đi vitamin B1, B2 và vitamin C. Bởi vì 3 loại dinh dưỡng này sẽ bị phân giải ở dưới ánh nắng mặt trời, dẫn đến một phần mất đi hoặc mất đi toàn bộ. Ngoài ra dưới ánh nắng đường lactose sẽ lên men làm cho sữa biến chất.


  1. Lấy sữa đặc thay thế sữa bò?

Sữa đặc là một loại chế phẩm từ sữa bò, là sữa tươi nấu lên đến dung lượng 2/5, sau đó thêm 40% đường mía đóng hộp là được. Có người bị ảnh hưởng của lý thuyết ” sản phẩm cô đặc đều là tinh hoa”, bèn lấy sữa đặc thay thế sữa. Làm như vậy hiển nhiên là không đúng. Sữa đặc quá ngọt, bắt buộc phải thêm 5-8 lần nước để hòa loãng. Nhưng khi độ ngọt vừa miệng thì nồng độ chất béo và protein cũng giảm thấp đi một nửa so với sữa tươi. Nếu thêm nước vào trong sữa đặc, sẽ làm cho nồng độ protein và chất béo gần với sữa tươi, như vậy thì hàm lượng đường sẽ hơi cao.

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Ngay từ lúc thơ bé, qua các trò chơi vui nhộn, bạn có thể cho trẻ làm quen với việc nhà để tập cho bé tính gọn gàng, ngăn nắp khi lớn lên. Vai trò của những trò chơi trong nhà thật sự rất có ích đối với trẻ , dần dần phát triển kỹ năng thị giác , cảm xúc , thính giác của trẻ . Vì vậy cha mẹ hãy chăm sóc em bé bằng cách tổ chức những trò chơi trong nhà cho con , cha mẹ có thể chơi cùng bé .



1 .Cùng trẻ “xây nhà”


“Xây nhà” là một trò chơi rất thú vị giúp bạn rèn cho trẻ tính kiên nhẫn và sự sáng tạo. Hãy để bé chơi ở bất cứ góc nào trong phòng khách hay phòng ngủ có khoảng không gian đủ rộng. Với một vài thùng các-tông, đệm, gối tựa hay bất cứ món đồ nào trong nhà là bạn đã tạo ra được những giây phút vui vẻ bên con rồi đấy. Ban đầu bạn có thể giúp trẻ làm quen với trò chơi nhưng sau đấy hãy để bé tự xây dựng những pháo đài, những ngôi nhà của riêng mình nhé.


2 .Đoán công dụng của đồ vật


Lúc trẻ sơ sinh đang tập nói, hãy dạy bé cách phân biệt các công dụng của các đồ vật trong nhà. Chổi thì để quét nhà, móc để treo áo quần, khăn để lau, chén bát dùng để ăn cơm… Rồi sau đó, khi bé đã tương đối thành thục, bố mẹ có thể cùng bé chơi trò chơi: nghe công dụng đoán vật. Ví dụ: con có thể lấy cho mẹ cái dùng để hốt rác không? Bé sẽ nhanh nhẹn lấy cái ky tới cho bạn. Đây không còn là hành động sai vặt mà là một thách thức lý thú đối với trẻ.


3 .Sắp xếp nhà cửa


Để khi lớn con cái không tìm cách trốn khỏi nhà vào cuối tuần mỗi khi nghe ba mẹ nói tới chuyện “tổng vệ sinh”, bạn phải rèn cho bé ngay từ nhỏ. Một bản nhạc vui nhộn, một không khí vui tươi, bạn sẽ tha hồ nhờ vả bé bất cứ việc gì trong khả năng. Có thể là lấy giùm mẹ cái chổi, dọn dép lên kệ, nhặt bút viết rơi rớt xuống sàn nhà… Ấn tượng mình là người có ích từ bé, sẽ khiến bé không cảm thấy công việc dọn dẹp là cực hình hay phiền phức lúc lớn lên.


4 .Làm đồ thủ công


Một hoạt động vui vẻ khác mà trẻ có thể chơi ở nhà là làm đồ thủ công. Trò chơi này giúp kích thích sự sáng tạo và khuyến khích trẻ quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật. Có rất nhiều sản phẩm thủ công phù hợp với độ tuổi của các bé. Đối với các bé nhỏ bạn có thể hướng dẫn bé vẽ tranh, tô màu, cắt dán giấy… Với các bé lớn hơn, bé có thể may vá, lắp ráp mô hình hay chế tạo đồ vật từ phế liệu.


5 .Mở nhà hàng


Chuẩn bị tạp dề, xoong chảo, thìa dĩa và một số thực phẩm đồ chơi để giúp bé mở một nhà hàng của riêng mình. Sau đó hãy trở thành thực khách để bé phục vụ và nấu ăn cho bạn. Bạn cũng có thể để bé rủ thêm một vài người bạn hàng xóm sang chơi cùng để cửa hàng được “đông khách” nhé.


6 .Chơi đất nặn


Những thỏi đất nặn đầy màu sắc và dễ dàng tạo hình luôn có sức hút đặc biệt với các bé. Vậy thì tại sao bạn không cùng bé nhào nặn chúng thành những hình khối, những con vật thật đáng yêu nhỉ. Tuy vậy, nhớ nhắc bé rửa tay sau khi nặn đất để giữ vệ sinh thật sạch nhé.


7 .Tổ chức dã ngoại trong nhà


Chỉ cần trải một mảnh vải hoặc khăn trải bàn trên sàn nhà, bày đồ ăn thật đẹp và ngồi xuống thưởng thức là bạn đã có một chuyến picnic trong nhà đáng nhớ cho bé. Bạn cũng có thể nhờ bé cùng chuẩn bị đồ ăn để vừa dạy cho bé những kỹ năng cần thiết vừa gắn bó sâu sắc hơn tình cảm gia đình.


8 .Bowling


Bowling là một hoạt động gây hứng thú không chỉ cho người lớn mà với cả trẻ em. Giữ lại lõi giấy toilet hoặc những vỏ chai, vỏ lon để làm “nguyên liệu” cho trò chơi này. Sau đó, hãy cùng bé lăn bóng và thi xem ai làm đổ nhiều chai hơn nhé.

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

  1. Sữa cho trẻ dưới 1 tuổi:

  2. Sữa dành cho trẻ sanh non nhẹ cân: nếu trẻ có cân nặng dưới 2.500g, bạn nên sử dụng nhóm sữa này để nuôi trẻ.

– Chứa protein, vitamin và khoáng chất cao phù hợp cho trẻ sanh non.



– Năng lượng cao hơn so với sữa bình thường (0,7-0,75Kcal/ml so với 0,67Kcal/ml)


Ngoài ra , ở những nước đã phát triển còn có dạng sữa mẹ đóng hộp được bổ sung thêm vi chất.


  1. Sữa công thức dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi:

– Loại sữa này phù hợp cho trẻ sơ sinh (có cân nặng lúc sanh trên 2.500g) tới sáu tháng tuổi vì dễ tiêu hóa và có tỉ lệ canxi/photpho = 2:1, tỉ lệ này tối ưu cho thận của trẻ nhỏ và tăng cường hấp thụ canxi.


– Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khi trẻ bú được 150ml/kg cân nặng/ngày.


  1. Sữa dành cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cho ăn giặm đa dạng với đầy đủ bốn nhóm thực phẩm gồm chất béo, tinh bột, đạm, rau và trái cây. Sự tăng cân của trẻ không còn phụ thuộc nhiều vào chế độ sữa như trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ chỉ cần bú 500-800ml sữa/ngày là đủ, phụ thuộc vào cân nặng hiện tại của trẻ.


  1. Sữa dành cho trẻ trên 1 tuổi

Có thể chia ra loại trên 3 tuổi và trên 6 tuổi do tùy theo nhu cầu ưu tiên chất dinh dưỡng theo lứa tuổi như nhiều canxi hơn, nhiều chất giúp tăng cường chống nhiễm khuẩn hơn, nhưng nói chung thì tương đối không khác nhau nhiều và sự lựa chọn không cần chặt chẽ quá do trẻ còn ăn thêm nhiều thực phẩm khác nữa. Trẻ cần uống khoảng 300-500ml sữa/ngày.


III. Nhóm sữa dành cho các nhu cầu đặc biệt


  1. Nhóm không có đường lactose:

Nhóm sữa này thường dùng cho trẻ có ruột bị kích thích, đầy hơi, tiêu lỏng do nhạy cảm với đường lactose. Dựa vào nguồn đạm có trong sữa, nhóm này được phân làm hai loại: Gốc động vật và Gốc thực vật.


  1. Sữa thủy phân:

Sữa không chứa đường lactose và protein sữa bò đã bị thủy phân nên dễ tiêu hóa dùng cho trẻ bị dị ứng sữa bò: Nutramigen, Pregestimil và Alimentum. Ngoài ra, có thể dùng cho trẻ từ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống bất cứ loại gì hoặc uống sữa bị đau bụng, không dung nạp được thức ăn do tiêu chảy nặng kéo dài, bệnh lý mổ cắt ruột nhiều, suy dinh dưỡng dạng teo đét.


Nếu gia đình bạn có tiền căn dị ứng thức ăn hoặc trẻ bị dị ứng sữa bò, bạn nên chọn sữa đậu nành hoặc sữa thủy phân nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Tuy nhiên cũng có một số trẻ dị ứng sữa bò có phản ứng dị ứng chéo với sữa đậu nành.


  1. Sữa dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản:

Một số sữa công thức có bổ sung thêm tinh bột gạo (ví dụ như Enfamil AR), hoặc bổ sung thêm chất gôm thiên nhiên có đặc tính làm đặc sữa giúp giảm nôn và nuôi dưỡng các vi khuẩn có ích trong ruột, làm tăng thể tích và độ dẻo của phân, ngăn ngừa táo bón và các cơn đau co thắt (ví dụ như Frisolac Comfort).


  1. Nhóm sữa không chất béo:

Sữa không chất béo chứa ít năng lượng và không chứa cholesterol thường được sử dụng cho đối tượng có nhu cầu canxi nhưng không muốn tăng cân hoặc cần kiêng chất béo như trong bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid, cholesterol cao, tiểu đường hoặc do kém hấp thu chất béo như bệnh lý gan mật, tiêu hóa.


Khi đã chọn xong loại sữa, bạn cần chú ý những vấn đề sau:


– Xem thời gian sử dụng trên nhãn sữa.


– Pha chế sữa đúng theo hướng dẫn được ghi trên nhãn sữa vì nếu pha sữa đặc có thể dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải và tổn thương thận của trẻ, ngược lại nếu pha sữa lỏng sẽ làm trẻ ảnh hưởng sự tăng trưởng của trẻ và có thể gây suy dinh dưỡng.


– Phải rửa tay trước khi cầm vào bình sữa và khi cho trẻ bú.


– Cần tiệt trùng bình sữa trước khi pha chế.


– Sau khi trẻ đã bú xong nên đổ bỏ phần sữa còn thừa lại vì vi trùng trong nước bọt của trẻ sẽ sống và tăng sinh trong phần sữa đó.


Không nên:


– Ủ hoặc để tủ lạnh sữa đã được pha mà không sử dụng ngay.


– Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì nhiệt độ của sữa có thể rất cao mặc dầu bình sữa khi bạn chạm vào không nóng.


– Dùng nước rau để pha sữa.

Bạn thường nghĩ đồ chơi cho con, biết bao nhiêu là đủ. Những trò chơi trong nhà sẽ rất có ích cho trẻ nhỉ  .Quả là vậy, bạn có thể mua cho con rất nhiều đồ chơi nhưng cuối cùng chưa chắc đã đủ, bởi mỗi món đồ chơi đều đi kèm tính năng khác nhau để hỗ trợ sự phát triển kỹ năng của bé.



 


  1. Gương baby an toàn

Trẻ sơ sinh sẽ tìm thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình trong chiếc gương này một cách rất thú vị. Nếu để ý, bạn có thể thấy bé 4-5 tháng tuổi đã biết mỉm cười với chính mình trong gương, bé sẽ áp sát mặt vào gương, đưa tay sờ mắt, mũi, tóc tai của mình… Đó cũng là những khám phá mới mẻ cho bé.


  1. Đồ chơi có nhạc hoặc âm thanh vui nhộn

Chăm sóc em bé ,để xoa dịu khi bé khóc, khi bé đi ngủ hoặc bất cứ lúc nào bạn cần cho bé 1 sự tập trung.


  1. Đồ treo nôi

Chúng khuyến khích em bé của bạn thích thú hơn với việc cầm nắm, với lắc món đồ chơi này để đón nhận những âm thanh vui tai hay những chuyển động đầy màu sắc.


  1. Đồ chơi bằng vải

Những món đồ chơi này mềm mại, có màu sắc hấp dẫn, hình dáng và chất liệu bằng vải dễ dàng khuyến khích bàn tay bé nhỏ của trẻ sơ sinh khám phá.


  1. Đồ chơi vận động

Chăm sóc bé bằng những đồ chơi có sự tự di chuyển vừa phải (có thể lắc lư hoặc lăn nhẹ), bạn đặt chúng trước mặt con nhằm giúp bé tiếp cận và khuyến khích bé trườn tới với lấy đồ chơi khi bé đã biết lật.


  1. Đồ ngậm nướu

Làm giảm áp lực lên nướu răng đang sưng đau của bé và còn là một món đồ chơi dễ cầm nắm.


Những món đồ bằng vải dễ cho bé cầm nắm và cũng hữu dụng khi


bé cần thỏa mãn cơn ngứa nướu răng.


  1. Đồ chơi để mang đi: đủ nhỏ để để bạn có thể cho vào trong túi đồ và mang theo khi đưa bé đi chơi xa nhà.

  1. Thú nhồi bông: vừa rất dễ thương vừa cho một số em bé cảm giác an toàn.

  1. Sách vải

Những cuốn sách thật đặc biệt vì vừa dạy bé học, vừa có màu sắc hấp dẫn cho sự khám phá của bé và lại rất “bền bỉ” cho dù bị bé nhai, gặm, làm ướt….


  1. Hoạt động trung tâm

Đó có thể là bất cứ gì, từ chiếc thùng giấy, giỏ nhựa, chiếc xe đồ chơi kích thước to… miễn sao có thể để bé vào ngồi, thêm 1 vài thứ đồ chơi nhỏ vào nữa là đủ để tạo cho bé 1 không gian riêng rất hấp dẫn rồi.


  1. Đồ gia dụng

Nghe có vẻ “kỳ” nhưng chỉ cần chiếc ly nhựa, 1 chiếc ô (dù), tô, chén nhựa hoặc các đồ dùng bằng gỗ… cũng có thể trở thành đồ chơi vui thú cho bé rồi.


Những cách chơi khác cũng rất tốt cho sự phát triển của trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng


Đẩy đồ chơi:


Cũng như việc luyện tập với chiếc xe tập đi, việc bé đẩy món đồ chơi đi khắp nhà cũng là một cơ hội để bé đi bộ, tập cho đôi chân vững vàng hơn.


Lựa chọn hình dạng:


Chơi với các món đồ chơi có nhiều hình dạng khác nhau là một thách thức hoàn hảo để giúp bé phát triển nhận thức


Xếp chồng: Trẻ nhận được những kỹ năng thuần thục hơn khi biết xếp chồng đồ chơi lên và gỡ chúng xuống.


Xô và xẻng: Làm đầy lên và đổ đi cũng là một dấu ấn nhận thức với nhóm tuổi này.


Mách nhỏ Dù bé của bạn đang chơi với các con thú nhồi bông hoặc xếp chồng các khối với nhau, nhưng nếu bé có vẻ buồn chán, quấy khóc, mệt mỏi thì bạn nên cho bé dừng lại. Bởi đó là cách bé nói cho bạn biết đã đến lúc bé không muốn chơi nữa.


Để giữ cho bé luôn thấy mới mẻ và thú vị với đồ chơi cũ và để bạn không phải tốn quá nhiều tiền để mua đồ chơi mới, bạn nên “xoay tua” đồ chơi thường xuyên: Chia số đồ chơi mà bé hiện đang có thành 3 phần, giấu đi 2 phần, sau đó cứ 2 tuần 1 lần bạn lại đem phần đồ chơi đã giấu ra rồi cất số đồ bé đang chơi đi. Cứ như thế, bạn giúp bé luôn có cảm giác mới mẻ với tất cả đồ chơi có trong nhà.

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Từ 4 – 6 tháng tuổi là lúc thích hợp để mẹ tập cho con ăn dặm . Cùng với đó đây là thời kỳ trẻ có nhiều sự phát triển kỹ năng vượt trội về thể chất và nhận thức. Vì vậy mà thời điểm này, cẩm nang chăm sóc bé sơ sinh 4 – 6 tháng tuổi thực sự rất có ích cho mẹ. Hi vọng bài viết có thể giúp mẹ điều gì đó.



Chuẩn bị thực đơn cho bé ăn dặm


Các loại thực phẩm ăn dặm cho bé phải đảm bảo nhỏ, mịn, có mùi vị dễ chịu và dễ tiêu hóa để kích thích bé muốn thử và muốn ăn. Ba mẹ nhớ theo dõi phản ứng của bé với những loại thực phẩm này, phòng khi bé bị dị ứng hoặc chưa sẵn sàng ăn dặm.


Chế độ ăn hợp lý cho bé 4-6 tháng tuổi


Nếu bạn có ý định cho bé ăn thêm bột bằng thìa, thì bạn nên chọn loại thìa phù hợp cho bé. Nếu bạn cho bé ăn bột bằng loại thìa phù hợp, bé biết cách lấy lưỡi đưa thức ăn vào trong khoang miệng và nuốt thức ăn qua cổ họng. Giai đoạn này, xương khớp cổ của bé đã cứng cáp hơn. Bé có thể ngồi vững trong lòng cha mẹ mỗi lần bạn cho bé ăn.


Tập cho bé ăn dặm như thế nào ?


– Mỗi ngày, bạn nên đảm bảo các bữa bột của bé (khoảng 2-3 bữa) đủ các nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, rau xanh,đạm, chất béo, vitamin… Bạn nhớ nêm thêm dầu ăn vào bát bột cho bé để đảm bảo chất béo cần thiết, giúp bé tăng cân. Bạn có thể chọn loại dầu oliu, dầu vừng (dành cho bé) để thay đổi khẩu vị, kích thích bé ngon miệng.


– Bạn có thể ép lấy nước và cho bé uống.


– Bạn không nên nêm đường vào bát bột của bé. Việc thừa đường có thể làm tăng men chua trong dạ dày, khiến bé dễ mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Khi ấy, bột có thể cản trở sự hấp thu canxi, dẫn tới hiện tượng còi xương. Điều này giải thích vì sao nhiều bé trông bụ bẫm nhưng vẫn bị bác sĩ chẩn đoán là mắc chứng còi xương.


– Bạn không nên cho bé ăn quá thừa dưỡng chất: Giai đoạn này, bé cần đủ dinh dưỡng để phát triển nhưng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé dễ bị rối loạn. Nhiều người mẹ mắc sai lầm với suy nghĩ cho bé ăn nhiều thịt, cá để bé tăng trưởng tốt. Điều này hoàn toàn phản tác dụng; bởi vì, việc dư thừa chất đạm có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Kết quả, bé có thể bị thừa cân hoặc nhẹ cân. Tỷ lệ chất đạm của bé là khoảng 4g/1kg thể trọng.


Chọn đồ chơi cho bé 6 tháng tuổi


Bé 6 tháng tuổi biết sử dụng tay để cầm, nắm và đưa đồ vật vào miệng nên rất dễ bị hóc hoặc nghẹn vật thể lạ. Vì vậy, sắp xếp nhà cửa gòn gành cho bé có không gian chơi một số loại đồ chơi an toàn cho bé như bóng mềm, kể cả bóng phát ra tiếng nhạc vui tai, những đồ chơi hình con vật phát ra âm thanh, những đồ chơi mà bé có thể cầm được để luyện tập khả năng cầm nắm cho bé, những đồ chơi phát ra âm thanh, như lục lạc, trống tay….


Một số triệu chứng chậm phát triển


Khi bé yêu của bạn xuất hiện các triệu chứng này, mẹ hãy đưa trẻ tới gặp chuyên gia để được tư vấn: Khi ngồi tựa vào vật mà đầu bé vẫn ngã ra sau, trẻ vẫn chưa biết lật cả hai bên như lật sang trái hoặc sang phải, trẻ không thể tự phát ra tiếng cười, trẻ rất khó đưa đồ vật vào miệng, khi tỉnh giấc lúc nửa đêm, bé rất khó ngủ lại.


Ngoài ra, ba mẹ và người thân lưu ý không được lắc lư bé, để tránh gây chấn động não, không can dự quá nhiều vào tư thế ngủ của bé (ngoại trừ nằm sấp) tránh gây nguy hiểm cho trẻ.

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Khi mới bắt đầu cho bé làm quen với thực đơn ăn dặm trẻ thường hay mắc phải trường hợp trớ sữa hay bột ăn dặm . Nguyên nhân nào khiến trẻ trớ , cách chăm sóc bé như thế nào để tránh việc nôn , trớ ở trẻ . Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé :


Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nôn trớ của trẻ



– Nôn trớ là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ em. Trẻ càng nhỏ thì biểu hiện nôn trớ càng nhiều. Đó chính là tình trạng các chất chứa đựng trong dạ dày (như thức ăn, dịch dạ dày, dịch mật…) bị tống ra ngoài theo đường miệng.


– Tuy nhiên, buồn nôn và nôn mửa là triệu chứng vô cùng khó chịu không chỉ đối với người lớn mà nó cũng gây sự khó chịu ngay cả với trẻ em.


Bạn cần phân biệt được giữa nôn mửa và ọc ra. Nôn mửa là nôn tất cả những gì con vừa nạp vào người, với số lượng không nhỏ.


Ọc ra thức ăn với một số ít, đi kèm với hiện tượng ợ hơi. Hiện tượng ọc sữa sẽ ít hẳn đi với điều kiện bé bớt nghịch hơn sau khi ăn. Hiện tượng này không cản trở cho việc tăng cân của trẻ.


– Trẻ bị nôn trớ có thể mắc một số bệnh như tắc ruột, hẹp phì đại môn vị, dị tật ống tiêu hóa hoặc các bệnh nhiễm trùng tại chỗ và toàn thân như nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm màng não, viêm phổi, rối loạn nước và điện giải…


Các bệnh này bắt buộc phải có sự can thiệp của thầy thuốc mới giải quyết được. Ngoài ra, trẻ bị nôn trớ cũng liên quan đến yếu tố dinh dưỡng. Khi bé có cơ địa không dung nạp đường lactose, có thể bé rất hay bị nôn trớ.


Tuy nhiên, đa phần là do người lớn chăm sóc trẻ không đúng cách, khiến trẻ bị nôn trớ khi ăn, như: mùi vị các loại thức ăn không thích hợp với trẻ, ép trẻ ăn, gây cho trẻ cảm giác sợ ăn nên khi ăn có phản xạ nôn; cho trẻ ăn thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng; cách cho trẻ ăn không đúng…


Cách xử trí khi trẻ bị nôn trớ


– Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn.


– Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.


– Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.


– Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.


– Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.


Thực đơn cho trẻ ăn dặm được kết hợp món mặn và ngọt , học cách làm bánh flan , hay những món bánh ngọt cho trẻ .


Trường hợp lưu ý


– Nôn do bệnh tật: Hay gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não… một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử…


Trẻ nôn đột ngột và kèm theo các triệu chứng đặc hiệu của từng bệnh. Cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế để xử trí kịp thời.


– Khi bé nôn nhiều cũng giống như đi tiêu lỏng , bé sẽ mất một lượng nước khá lớn. Do đó quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể bé không mất chất điện giải. Tại nhà ta có thể dùng dung dịch Oresol, nước chín hay nước trái cây loãng.


– Lưu ý: tư thế khi bé nôn nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy , đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản , gây sặc rất nguy hiểm. Đã từng có trường hợp bé nôn trớ khi nằm ngữa , chất nôn tràn vào phổi gây ngừng thở, đến khi người nhà phát hiện đưa bé vào viện thì bé đã tím tái , không còn cứu chữa được.


– Khi đã lưu ý tư thế, thì nên chờ cho bé bớt nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước chín hoặc dung dịch Oresol, bé bị mất nước nhiều nên sẽ khát, khi đưa nước bé sẽ có khuynh hướng uống nhiều, sau đó sẽ nôn thốc tháo, do đó nên cho uống bằng muỗng nhỏ hoặc từng ngụm một .

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Chăm sóc em bé bằng sữa mẹ mang tới cho trẻ sơ sinh đầy đủ dinh dưỡng cần thiết trong 6 tháng đầu đời  cũng như là một hệ miễn dịch thụ động bảo vệ trẻ sơ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ba mẹ cần lên thực đơn cho bé ăn dặm để bổ sung thêm một số khoáng chất để con phát triển một cách hoàn thiện nhất.



 


Sau đây là một số dưỡng chất cần thiết trong thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi mà mẹ cần lưu ý.


Chăm sóc trẻ từ 0-6 tháng tuổi


Trẻ sơ sinh vốn rất mong manh và nhạy cảm, dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, bé chưa ăn được nhiều, nên các cữ bú của bé cần được chia nhỏ ra trong ngày. Mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cho bé theo “thời gian biểu” như sau (tùy cơ địa và khả năng ăn uống của từng trẻ):


– Từ một ngày tuổi đến 2 ngày tuổi: Bé ăn khoảng 30ml-90ml sữa mỗi bữa, 8-12 bữa mỗi ngày.


– Từ 3 ngày tuổi đến 6 ngày tuổi: Bé ăn khoảng 60ml-90ml sữa mỗi bữa, 8-12 bữa mỗi ngày.


– Từ 7 ngày tuổi đến một tháng tuổi: Lượng ăn của bé tăng lên khoảng 90ml-150ml sữa mỗi bữa, 8-12 bữa mỗi ngày.


– Từ một tháng tuổi đến 2 tháng tuổi: Bé duy trì lượng sữa 90ml-150ml mỗi bữa, 6-8 bữa mỗi ngày.


– Từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi: Bé ăn được khoảng 120ml – 210ml sữa mỗi bữa; 5-6 bữa mỗi ngày.


Trẻ từ 6 -12 tháng tuổi


Dấu hiệu sẵn sàng với thực đơn ăn dặm và ăn bốc


  • Bé thích dùng tay bốc thức ăn.

  • Bé có thể chuyển các đồ vật từ tay này sang tay khác.

  • Bé muốn bỏ mọi thứ vào miệng.

  • Chuyển động hàm khi nhai.

Thức ăn cho bé


  • Sữa mẹ hoặc sữa bột.

  • Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (tuy nhiên, không nên dùng sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi).

  • Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp).

  • Trái cây và rau quả (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang).

  • Bánh faln , mẹ học cách làm bánh flan để bổ sung vào thực đơn cho trẻ ăn dặm

  • Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn (bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O).

  • Một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen).

Dinh dưỡng cần thiết


  •  Vitamin D giúp cơ thể tổng hợp canxi và photpho và đảm bảo nồng độ các khoáng chất này trong máu, hỗ trợ xương chắc khỏe và tăng cường hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Trẻ có thể được bổ sung vitamin D thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên mẹ cần đảm bảo đủ hàm lượng vitamin D mới có thể chuyển cho con thông qua sữa được.


  • Vitamin B12 là một phần không thể thiếu trong quá trình hình thành tế bào máu và một hệ thống thần kinh khỏe mạnh. B12 giúp cơ thể sử dụng được các acid béo và một số amino acid, cũng như là một phần quan trọng của rất nhiều cơ quan trong cơ thể.

  • Probiotics – vi sinh vật có lợi

Em bé được sinh ra với môi trường vô trùng trong nước ối. Khi được đẻ thường, vi khuẩn có lợi của mẹ sẽ xâm chiếm màng nhầy và hệ tiêu hóa của trẻ. Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp đẻ mổ, sự di chuyển của các vi khuẩn này không diễn ra dễ dàng và thuận lợi như bình thường.


Điều này có thể dẫn tới một số trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng tai-mũi-họng cũng như hệ thống miễn dịch của trẻ kém hơn. Trong trường hợp này, bố mẹ cần bổ sung cho trẻ một hàm lượng vi sinh vật có lợi phù hợp với cơ thể sơ sinh của trẻ. Ba mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia trong các trường hợp này.


  • Sắt là thành phần thiết yếu của hemoglobin và các protein giúp vận chuyển oxy trong máu, cần thiết trong quá trình hình thành các tế bào hồng cầu và giúp chúng thực hiện chức năng của mình. Bên cạnh đó, sắt rất quan trọng với sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp con trẻ có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Chăm sóc em bé không chỉ là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé phát triển cơ thể  mà mẹ còn phải chăm sóc trẻ về những kỹ năng . Khi trẻ 4 tháng tuổi, bé đã dần biết nhận biết về thế giới xung quanh.



 


Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi thế nào cho tốt, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn tinh thần.


Phát triển kỹ năng


- Bé học cách cầm nắm đồ vật


Bây giờ bất cứ thứ gì trong tầm tay của bé cũng đều trở thành trò chơi hấp dẫn cả. Để giúp bé luyện kỹ năng cầm nắm, bạn có thể đưa cho bé vài món đồ bé thích như xúc xắc, một cái vòng nhựa để bé có thể cầm bằng cả 2 tay, một món đồ chơi phát ra âm thanh hoặc gấu bông.


Bé của bạn sẽ có khuynh hướng sử dụng một trong hai tay trong một lát rồi sau đó mới đổi qua tay còn lại nhưng phải đến khi bé được 2, 3 tuổi mới có thể biết được bé thuận tay phải hay trái.


- Bé dần biết giao tiếp và ê a với mọi người


Bé bắt đầu có những nhận định về thế giới xung quanh. Bé nhìn mọi thứ bằng ánh mắt tò mò, kể cả bóng của bé trong gương.


Ở giai đoạn này, bé dần biết nghe ngóng về mọi người và cười đùa thích chí. Hãy chăm sóc bé bằng cách nũng nịu, trò chuyện với bé. Bạn có thể chơi đùa với bé, mô tả cho bé những vật dụng trong nhà cho bé nghe. Nói chuyện nhiều hơn với bé, bạn sẽ thấy bé sớm biết cách “nói chuyện ” với bạn.


Khi này, bé cũng thích xem các em bé khác và các con vật làm trò. Luôn đồng hành bên bé để đảm bảo an toàn cho bé bạn nhé.


- Bé học cách lật


Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ dùng hai tay chống xuống để nhấc đầu và vai lên cao. Tư thế như hít đất này giúp cơ bé khỏe hơn và bé có thể quan sát xung quanh tốt hơn. Bé cũng có thể làm bạn bất ngờ vì giai đoạn này, một số bé có thể bắt đầu lật được.


Bạn có thể khuyến khích bé lật bằng cách lúc lắc một món đồ chơi bên phía bé hay lật để dụ bé lăn qua. Luôn khen và cười để động viên bé. Bé có thể cần bạn trấn an vì đôi khi kỹ năng mới này làm bé sợ.


Một vài nghiên cứu cho rằng bé biết lật trễ do khi ngủ bé được đặt nằm ngửa để tránh chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Vậy lúc bé thức, việc thỉnh thoảng đặt bé nằm sấp trong ngày rất quan trọng, giúp cơ của bé khỏe hơn.


Lần đầu bé lật thường là từ tư thế nằm sấp lật ra nằm ngửa. Bụng bé tròn nên rất dễ lật từ tư thế nằm sấp. Một số bé có thể ngay lập tức lật lại nhưng một số bé đến mấy tuần sau mới có thể lặp lại kỳ tích của mình.


Trò chơi trong nhà


– Chơi cùng bé với những trò chơi trong nhà , quan sát đồ vật , sắp xếp nhà cửa gọn gàng để có không gian cho bé chơi


– Dạy bé học các loại hình khối và màu sắc. Trong quá trình dạy mẹ hãy để bé nhìn thật kĩ và đưa các loại hình khối cho bé cầm để bé quan sát kĩ hơn.


– Cho bé tiếp xúc với âm nhạc cổ điển ngay từ khi mới sinh ra thậm chí là từ khi ở trong bụng mẹ.


– Lắp một tấm gương ở trong nôi của bé. Điều này sẽ giúp bé quan sát được chính những biểu hiện trên khuôn mặt mình, từ đó phát triển khả năng quan sát và tư duy của bé.


– Thường xuyên cho bé đi dạo hoặc đi chơi để bé có thể quan sát mọi thứ mới mẻ xung quanh và phân tích chúng.


– Nên cho bé chơi các loại đồ chơi lắp ghép.


– Cùng bé chơi trò đếm số hoặc đố vui.


Lời khuyên để giúp các mẹ phát triển khả năng ngôn ngữ thông minh cho con:


– Bắt đầu đọc sách hoặc truyện cho bé nghe ngay từ khi bé mới sinh.


– Nói chuyện với bé thật nhiều, luôn luôn đáp lại những tiếng bi bô của bé.


– Chỉ ra và giới thiệu tên gọi của những đồ vật xung quanh bé.


– Phát âm rõ ràng khi nói chuyện với bé, nếu bé phát âm sai hay nói ngọng bạn phải nói lại câu đúng ngay lập tức cho con nghe.


– Hãy để bé quan sát những việc làm thường ngày của bạn và giải thích cho bé bạn đang làm gì hay tại sao bạn lại làm công việc đó.


– Dạy bé hát thật nhiều bài hát.


– Chơi trò chơi ngôn ngữ với bé, chẳng hạn như cách đánh vần các từ hoặc tìm các từ liên quan đến một chủ đề nhất định.


– Xem xét và cân nhắc để dạy con một ngoại ngữ thứ hai ngay từ khi con còn bé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh là việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ và cẩn thận của người mẹ. Vậy làm thế nào để có cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất trong những tuần đầu tiên, khi mẹ còn vụng về, lóng ngóng . Đây là lúc mẹ cần nhiều lời khuyên nhất về những kỹ năng cơ bản như cho bé bú , tắm trẻ sơ sinh .. để chăm sóc em bé yêu nhà bạn .



Cho bé bú mẹ đúng cách


Nhiều bà mẹ khi mới sinh bé, thấy vú chưa tiết sữa đã vội cho bé bú bình. Điều này sẽ dẫn đến bé không được bú phần sữa non rất quý giá cho sức khỏe của bé. Hơn nữa việc cho bé bú bình sớm sẽ khiến bé không chịu bú mẹ, dẫn đến mẹ dễ bị mất sữa sớm. Bé không được bú mẹ dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém.


Vì vậy, bà mẹ cần cho bé bú sớm ngay trong những giờ đầu sau sinh, cho dù chưa có hiện tượng tiết sữa. Cần cho bé bú đều hai bên vú, mỗi bên ít nhất 10 phút. Bú như thế bé sẽ nhận được vừa sữa đầu (có vẻ trong), vừa sữa cuối (màu trắng đục). Sữa đầu là sữa có hàm lượng đường nhiều hơn, giúp bé thỏa mãn cơn khát, nhưng sữa cuối mới chứa hàm lượng chất béo nhiều, giúp bé tăng trưởng tốt. Nếu bé không được cung cấp sữa cuối thì dù cho bú nhiều bé vẫn không lên cân.


Sữa non : là dòng sữa đầu tiên, rất giàu năng lượng, phù hợp với nhu cầu của trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sơ sinh non tháng. Sữa non giàu đường lactose – Lactose là một dạng đường có trong sữa bò và những sản phẩm từ sữa (kể cả sữa mẹ) và ít protein (đạm) hơn sữa bò, giàu các chất diệt khuẩn giúp trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng, giàu vitamin A gấp 10 lần so với sữa vĩnh viễn. Nếu vì lý do gì trẻ không bú được sữa non thì có thể vắt ra cho trẻ uống. Nếu không dung nạp được đường lactose, bé thường bị tiêu chảy, đau bụng, “xì hơi”, khoảng 30 phút đến 2 giờ đồng hồ sau khi bé “ti mẹ” (hoặc dùng sữa công thức, thậm chí là tiêu thụ những sản phẩm có chưa lactose từ sữa như sữa chua, phômai – với nhóm bé đã đến tuổi ăn dặm).


Chăm sóc vệ sinh cho bé


Tắm bé sơ sinh là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Tắm cho bé đúng cách có thể giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon.


Với những bé chưa rụng rốn có thể tắm bằng khăn, dùng khăn nhúng nước sạch và lau toàn thân bé. Đối với bé đã rụng rốn rồi có thể tắm bằng chậu. Không nhất thiết mỗi ngày phải gội đầu cho bé, ngoại trừ khi thời tiết nóng. Khi trời lạnh chỉ nên gội đầu bé 2-3 lần một tuần.


Vệ sinh mũi và tai: Không nên ngoáy bên trong mũi và tai em bé, chỉ cần làm sạch tai bằng cách sử dụng bông gòn thấm nước ngoài tai vì ráy tai là dịch tiết tự nhiên ở ống tai ngoài, có tính khử trùng và bảo vệ màng nhĩ khỏi cát bụi.


Vệ sinh móng tay, chân: Không nên để móng tay, chân bé quá dài, bé sẽ tự cào xước da mình. Thời gian cắt móng tay cho bé là sau khi tắm, lúc này móng tay bé mềm.


Tại sao bé khóc


Điều khiến các bà mẹ và các ông bố đau đầu nhất và lo lắng nhất là tiếng khóc của bé. Khi vừa sinh ra, ngôn ngữ giao tiếp đầu tiên của bé với thế giới xung quanh chính là tiếng khóc. Bé có thể khóc vì đói, khát, tã ướt, hay vì bé buồn, ốm, buồn ngủ, khó chịu trong người… Vì vậy khi nghe bé khóc, mẹ cần xem bé có bị đói, ướt hay không để đáp ứng kịp thời nhu cầu của bé.


Thông thường tiếng khóc của trẻ sơ sinh chia làm 2 loại: Tiếng khóc sinh lý và tiếng khóc bệnh lý với các biểu hiện và âm điệu khác nhau. Phân biệt sự khác nhau trong tiếng khóc của bé còn giúp mẹ phát hiện ra những tình huống nguy hiểm cho sức khỏe của bé, từ đó có những can thiệp kịp thời.


Làm sao cho bé ngủ


Để đảm bảo bé được phát triển tốt, giấc ngủ rất quan trọng. Mẹ cần cho bé bú no, vệ sinh sạch sẽ, mát xa, hát ru, đọc truyện cho bé trước khi đi ngủ. Các hoạt động đó sẽ được lặp đi lặp lại mỗi tối và trở thành thói quen, để khi mẹ đặt bé lên giường vỗ về là bé sẽ ngủ ngay.


Tránh đặt xung quanh cũi bé quá nhiều gối chăn, thú nhồi bông vì có thể gây ngạt thở cho bé. Nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ và tạo không gian yên tĩnh cho bé có một giấc ngủ ngon. Tránh để cho bé thức quá khuya.


Chăm sóc cân nặng của trẻ


Giảm cân là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh. Vì đây là giai đoạn những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống ra ngoài. Bé giảm số cân không quá 10% trọng lượng sơ sinh của mình. Nhưng mẹ yên tâm là bé sẽ lấy lại được cân nặng khi sinh của mình sau 1 – 2 tuần.


Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ


Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để bé có thể nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy sữa về chậm thì trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú mỗi 2 – 4 tiếng và khoảng 8 – 12 lần trong ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết.